Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Thịt là nguồn thực phẩm bổ sung giàu protein và khoáng chất, tốt cho sự phát triển thể chất và trí não của bé. Tuy nhiên có nhiều loại thịt khác nhau khiến các mẹ băn khoăn không biết bé 7 tháng ăn được thịt gì là phù hợp. Để giải quyết thắc mắc này, mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Khi nào có thể cho trẻ ăn thịt được
Thịt là loại thực phẩm rất tốt và không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của các bé. Tuy nhiên, nên cho bé ăn thịt vào giai đoạn nào là hợp lý?
Theo Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm sàng Anh và Viện Nhi Khoa của Mỹ khuyên rằng bắt đầu từ tuần thứ 2 bé ăn dặm hoặc từ 6 - 6.5 tháng tuổi, bé đã có thể ăn thịt. Việc bổ sung các loại thịt vào giai đoạn này sẽ giúp con hấp thu đủ chất đạm và sắt - hai nguyên tố quan trọng cho quá trình phát triển cơ thể và não bộ của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, để bé nhận được đầy đủ các lợi ích này mẹ còn cần bổ sung đúng loại thịt theo đúng giai đoạn phát triển của con. Cụ thể, nội dung tiếp theo Kabrita sẽ cùng mẹ tìm hiểu về vấn đề bé 7 tháng ăn được những loại thịt gì? Cùng tìm hiểu tiếp mẹ nhé!
Trẻ 7 tháng ăn được thịt gì?
Dưới đây là các loại thịt bé 7 tháng ăn được mà mẹ có thể thêm vào thực đơn ăn dặm của bé 7 tháng tuổi:
Thịt gà
Thịt gà là thực phẩm dồi dào protein tốt cho trẻ (67,7% nhu cầu cơ bản) hỗ trợ trẻ tăng cân ổn định. Bên cạnh đó, hàm lượng sắt và kali dồi dào trong thịt gà còn giúp bé 7 tháng cải thiện hoạt động của hệ tuần hoàn, hạn chế tình trạng thiếu máu ở con. Thịt gà còn chứa canxi, photpho tốt cho hệ xương răng cũng như vitamin A, C và B12 cần thiết cho sự phát triển trí não.
Với những lợi ích này, thì câu hỏi trẻ 7 tháng ăn được thịt gà không, câu trả lời là có. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ mẹ cần lưu ý một số điều sau khi chọn mua và chế biến thịt gà:
- Nên chọn gà mái tơ hoặc gà đẻ 1 lần để đảm bảo thịt chắc, chế biến món ăn sẽ ngon hơn.
- Nếu mua gà ở siêu thị, mẹ nên chọn ức gà và đùi gà. Vì đây là 2 phần giàu kẽm, protein và ít chất béo nhất của gà.
- Nên ưu tiên chọn phần thịt hồng tươi, không bị tái, không bị bở.
- Mẹ chỉ nên cho trẻ 7 tháng tuổi ăn thịt gà 1 - 2 bữa/ tuần để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực.
Thịt lợn (thịt heo)
Bé 7 tháng ăn được thịt gì? Câu trả lời là thịt lợn (thịt heo). Bởi đây là nguồn thực phẩm bổ sung vitamin D, B dồi dào cho cơ thể. Bên cạnh đó, thịt heo còn giàu kẽm, kali, photpho, sắt và protein - các dưỡng chất rất cần thiết cho quá trình phát triển trí não và thể chất của bé.
Khi mua và chế biến thịt heo mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Khi chọn thịt heo, mẹ nên chọn phần mông trên, thịt thăn ngoài trên, thăn nội đây là những phần nhiều sắt, đạm, ít chất béo và dễ tiêu hóa.
- Để gia tăng thêm dinh dưỡng cho món ăn, mẹ có thể nấu thịt heo với các loại rau củ.
- Mẹ chỉ nên cho trẻ 7 tháng ăn 2 - 3 ngày thịt heo/ tuần để hạn chế các ảnh hưởng xấu xảy ra.
Bé 7 tháng ăn thịt heo được chưa? Câu trả lời là rồi, bé có thể ăn các món cháo, hầm, nướng với nguyên liệu là thịt heo.
Thịt bò
Với câu hỏi bé 7 tháng ăn thịt bò được chưa? Câu trả lời là có bởi đạm từ thịt bò là loại đạm chất lượng cao, chứa những amino acid thiết yếu giúp duy trì và phát triển cơ hỗ trợ trẻ phát triển tối ưu. Bên cạnh đó, thịt bò cũng có hàm lượng sắt dồi dào, giúp trẻ ngừa tình trạng thiếu máu hiệu quả. Hơn nữa, thịt bò còn cung cấp nhiều năng lượng, canxi, kali và các loại vitamin B12, B6 tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Mặc dù thịt bò giàu dinh dưỡng và dễ chế biến thành các món ăn dặm ngon cho bé. Tuy nhiên, khi bắt đầu cho bé ăn dặm với thịt bò mẹ vẫn nên chú ý:
- Để chế biến đồ ăn dặm cho bé, mẹ nên chọn thịt bò tươi, mua ở những nơi có xuất xứ rõ ràng.
- Bên cạnh đó, mẹ nên lựa phần thịt bò thăn mềm, không lẫn gân để món ăn được mềm hơn.
- Khi sơ chế thịt bò, mẹ nên dùng máy xay thịt sống với một chút nước để thịt bò nhuyễn và không bị bã.
- Khi bé mới chuyển sang ăn dặm với thịt bò, mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng nửa thìa cà phê thịt bò, sau đó mới tăng dần lên. Đặc biệt, mỗi tuần bé chỉ nên ăn 2 - 3 ngày thịt bò.
Thịt cừu
Chắc hẳn sẽ có nhiều bạn bất ngờ khi nói đến 7 tháng bé ăn được thịt gì lại có sự góp mặt của thịt cừu. Trên thực tế, thịt cừu chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt làm đạm - chất giúp trẻ tăng cân ổn định, đúng giai đoạn. Ngoài ra, trong thịt cừu còn có rất nhiều vitamin nhóm B như B2, B3, B12 giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, tốt cho não bộ và tăng sức đề kháng.
Một lưu ý khi mua và chế biến thịt cừu mẹ cần lưu ý:
- Chọn nguồn thịt cừu tươi, sạch có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn khi cho trẻ 7 tháng sử dụng.
- Khi chế biến thịt cừu, mẹ nên dùng gừng, giấm để loại bỏ mùi đặc trưng của thịt cừu, giúp món ăn thơm ngon, dễ ăn hơn.
- Mẹ chỉ nên cho trẻ 7 tháng ăn 1 ngày thịt cừu/tuần là tốt nhất.
Bé 7 tháng tuổi không ăn được thịt gì?
Dưới đây là danh sách các loại thịt mà bé 7 tháng tuổi không ăn được. Mẹ hãy tham khảo để tránh thêm vào thực đơn ăn dặm của con nhé!
Thịt hải sản có vỏ
Trẻ 7 tháng tuổi có hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện, nên rất dễ xảy ra nguy cơ dị ứng khi ăn phải thịt động vật giáp xác (tôm, cua, tôm hùm…) và động vật nhuyễn thể (sò, nghêu, hàu…). Vì vậy, mẹ không nên thêm các loại thịt này vào thực đơn ăn dặm của bé.
Thịt cá cá kiếm, cá thu, cá kình
Các loại cá này thường sống ở tầng nước sâu nên trong cơ thể chứa hàm lượng thủy ngân cao. Nếu bé 7 tháng tiêu thụ lượng thủy ngân này sẽ gây hại đến sự phát triển của não bộ, dây thần kinh, gây dị ứng và ngộ độc. Do đó, trẻ em đặc biệt là trẻ 7 tháng tuổi không nên ăn các loại cá kiếm, cá thu, cá kình.
Thịt đóng hộp, chế biến sẵn
Những loại thịt chế biến sẵn, đóng hộp không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng thấp mà còn có chứa nhiều chất phụ gia, gia vị mà bé 7 tháng chưa dùng được. Nếu bé tiêu thụ loại thịt này sẽ gây khó khăn cho hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe. Mẹ nên chọn mua thịt tươi sống và chế biến đơn giản, hạn chế nêm gia vị sẽ tốt hơn cho con.
Khi tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ 7 tháng sẽ gặp phải các vấn đề như táo bón, tiêu chảy,...
Cách chế biến thịt cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm
Sau khi biết bé 7 tháng ăn được thịt gì, nếu mẹ muốn bổ sung các loại thịt này vào thực đơn ăn dặm của bé thì đừng bỏ qua những cách chế biến đơn giản sau:
- Nấu cháo hoặc súp: Cách nấu này sẽ giúp thịt được nấu mềm nên cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất tốt.
- Nướng: Chế biến thịt theo cách này không chỉ thơm ngon mà còn giúp giữ được tối đa dinh dưỡng có trong thịt.
- Hầm: Khi chế biến này sẽ giúp thịt mềm, bé 7 tháng dễ nhai nhỏ. Tuy nhiên, quá trình hầm sẽ làm thịt mất đi nhiều dưỡng chất tốt.
Trong quá trình cho bé ăn dặm với thịt và các loại thực phẩm bổ dưỡng khác như rau củ, trái cây,... mẹ vẫn nên cho con bú đều đặn. Bởi vì, trước 1 tuổi sữa là nguồn thực phẩm cung cấp dưỡng chất quan trọng của bé chứ không phải ăn dặm. Trường hợp bé chuyển sang dùng sữa công thức thì mẹ nên chọn loại sữa êm dịu với tiêu hóa bởi trong giai đoạn ăn dặm, trẻ rất dễ bị táo bón và gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa nói chung.
Hiện nay, nhiều mẹ hiện đại có xu hướng cho con dùng sữa dê, nổi bật nhất là sữa dê Kabrita - thương hiệu số 1 đến từ Hà Lan. Sản phẩm thừa hưởng những đặc tính mát dịu từ sữa dê nguyên bản như chứa 100% đạm quý A2, không chứa đạm A1 và lượng as1-casein thấp, giúp tạo ra mảng sữa mềm và lỏng, hỗ trợ bé hấp thu nhanh và dễ dàng tiêu hóa. Đặc biệt, hàm lượng Oligosaccharides và Nucleotide dồi dào, chất xơ GOS, Beta-Palmitate trong sữa giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, cải thiện tình trạng đầy bụng, tiêu chảy, nôn trớ ở trẻ.
Hơn nữa, công thức sữa bổ sung DHA - ARA giúp con phát triển não bộ, nhận thức và tư duy; 22 loại vitamin và khoáng chất (trong đó có kẽm) hỗ trợ bé yêu tăng cường miễn dịch, cho bé khôn lớn khỏe mạnh trong giai đoạn đầu đời.
Kabrita mang đến nguồn sữa mát tự nhiên, dịu nhẹ với hệ tiêu hóa, cùng hương vị thanh nhẹ cho con uống ngon, uống khỏe.
>> Mẹ có thể CLICK VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm về sữa dê Kabrita.
Qua những chia sẻ hữu ích trên, chắc hẳn các mẹ đã biết bé 7 tháng ăn được thịt gì và không ăn loại thịt nào rồi. Hãy thêm ngay thịt heo, thịt bò, thịt cừu, thịt gà vào thực đơn của bé, đồng thời đa dạng cách chế biến để con thay đổi khẩu vị, ăn ngon miệng hơn mẹ nhé!
>>> Xem thêm: