Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Khi nuôi con, chắc hẳn các mẹ cũng biết, kẽm là một vi chất rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của bé. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng trẻ em Việt Nam thiếu kẽm rất phổ biến. Vì vậy, mẹ cần theo dõi và nhận biết liệu bé yêu nhà mình có đang thiếu kẽm không và làm sao để bổ sung kẽm cho bé đúng cách? Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ nắm rõ bí quyết này nhé!
Tác dụng của kẽm đối với trẻ em
Đối với hệ miễn dịch của trẻ: Kẽm hỗ trợ và duy trì chức năng của hệ miễn dịch. Nếu thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch (tế bào T, tế bào B và đại thực bào), từ đó trẻ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh vặt.
Đối với sự tăng trưởng của trẻ: Kẽm có vai trò thúc đẩy hệ tiêu hóa, tăng hấp thu, kích thích cảm giác ngon miệng và phân chia tế bào của cơ thể. Nếu thiếu kẽm, bé sẽ chậm hấp thu dinh dưỡng, cản trở quá trình phân chia tế bào, làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, lâu ngày bé sẽ chán ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng. Chưa kể, thiếu kẽm còn gây rối loạn phát triển xương, làm chậm phát triển chiều cao ở trẻ.
Một số lợi ích khác: Kẽm còn ổn định hoạt động của tế bào thần kinh, bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác, sản sinh Collagen giúp làn da căng mịn, hỗ trợ chữa lành vết thương trên da.
Nhu cầu kẽm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nhu cầu kẽm ở trẻ còn tùy thuộc vào từng độ tuổi, cụ thể như sau:
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần khoảng 5mg kẽm/ngày.
- Đối với trẻ 1-10 tuổi cần khoảng 10mg kẽm/ngày.
Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ?
Khi nhận thấy con có dấu hiệu thiếu hụt kẽm như dưới đây, mẹ hãy tìm cách bổ sung kẽm cho bé ngay:
- Vị giác bất thường, chán ăn, ăn không ngon, bỏ bú.
- Rụng tóc.
- Khó ngủ, ngủ không ngon, thức giấc nhiều lần trong đêm.
- Rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
- Dấu hiệu chậm tăng trưởng: không hoặc chậm tăng cân và tăng chiều cao, thấp còi…
- Ảnh hưởng tinh thần của trẻ, một số trẻ dễ nổi cáu, quấy khóc thường xuyên.
- Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm nhiễm đường hô hấp, viêm da, vết thương lâu lành.
Dấu hiệu dễ nhận biết trẻ thiếu kẽm là con thường xuyên quấy khóc, chán ăn hoặc ăn không ngon miệng.
Ngoài ra đối với trẻ sinh non, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ ăn nhân tạo không được bú sữa mẹ… cũng thuộc nhóm đối tượng dễ có nguy cơ thiếu kẽm, mẹ cần theo dõi sát sao hơn.
Bổ sung kẽm cho bé như thế nào?
Hiện có 2 cách để bổ sung kẽm cho trẻ: qua nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên và qua thuốc hoặc thực phẩm chức năng.
Bổ sung kẽm cho bé bằng thực phẩm tự nhiên
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi được khuyến cáo nên bú sữa mẹ hoàn toàn thì đã đủ cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết cho trẻ. Xem thêm lượng sữa cho bé sơ sinh TẠI ĐÂY. Điều cần lưu ý là ở giai đoạn này, mẹ cũng nên xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất, bổ sung nhiều kẽm để đảm bảo lượng kẽm có trong sữa mẹ.
Đối với trẻ ở độ tuổi ăn dặm trở lên được khuyến khích chế độ ăn đa dạng và ưu tiên chọn thực phẩm giàu kẽm cho con như: các loại thịt (thịt bò, thịt lợn, thịt gà…), hải sản (tôm, cua, sò…), lòng đỏ trứng gà, ngũ cốc, nấm, các loại rau (bông cải xanh, cải bó xôi, rau ngót…). Đồng thời để làm tăng khả năng hấp thụ kẽm cho bé, mẹ có thể tăng cường cho con ăn thực phẩm giàu vitamin C (ổi, kiwi, dâu tây, thơm, xoài, cà chua, ớt chuông…).
Trong các loại động vật có vỏ, điển hình nhất là tôm chứa một lượng kẽm dồi dào dành cho bé.
> Xem thêm: Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì? 16 thực phẩm giàu kẽm cho bé
Ngoài ra, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng lý tưởng để cung cấp kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thay vì dùng sữa bò công thức như trước đây, nhiều mẹ Việt chuyển sang dùng sữa dê Kabrita vừa dịu nhẹ cho hệ tiêu hóa, vừa bổ sung kẽm đầy đủ cho con. Cụ thể, trong sản phẩm sữa dê Kabrita số 1 (cho trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi) chứa 0.51mg kẽm/100ml, sữa dê Kabrita số 2 (cho trẻ 12 - 24 tháng tuổi) chứa 0.62mg kẽm/100ml, sữa dê Kabrita số 3 (cho trẻ từ 24 tháng trở lên) chứa 1.3mg kẽm/100ml - hàm lượng kẽm dồi dào mà không phải loại sữa công thức nào trên thị trường cũng có được.
Ngoài ra, điểm mạnh của Kabrita còn thể hiện ở bảng thành phần “thân thiện” cho hệ tiêu hóa của trẻ. Điển hình là 100% đạm quý A2, không chứa đạm A1 (thành phần thường xuất hiện ở sữa bò), cũng như nhà sản xuất đã điều chỉnh tỷ lệ đạm Whey:Casein tối ưu, giúp bé tiêu hóa dễ dàng và giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài. Sau khi cho con dùng sữa dê Kabrita, nhiều mẹ cảm thấy hài lòng vì con ngày càng khỏe bụng, tăng cân và tăng chiều cao đều đặn, giảm nguy cơ ốm vặt rõ rệt.
Với hàm lượng kẽm dồi dào và nhiều chất dinh dưỡng quý giá, Kabrita tự tin “đồng hành” cùng trẻ phát triển tốt trong những năm đầu đời.
Sản phẩm hiện đang được bán phổ biến tại các kênh phân phối chính hãng trên toàn quốc, cam kết chất lượng 100%, TRUY CẬP ngay mẹ nhé!
Bổ sung kẽm cho bé bằng dược phẩm
Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho bé, mẹ có thể cho con sử dụng thuốc hoặc dược phẩm bổ sung kẽm để đảm bảo lượng kẽm cần thiết cho con. Tuy nhiên khi lựa chọn sản phẩm bổ sung kẽm cho bé, mẹ nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, xuất xứ, thành phần và tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Vậy nên bổ sung kẽm cho bé vào thời điểm nào và trong bao lâu? Tốt nhất là cho bé uống 1 - 2 giờ sau ăn, không cho bé uống khi bụng đói. Thời gian bổ sung viên kẽm cho trẻ là 14 ngày liên tiếp.
Tóm lại, kẽm có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong từng giai đoạn. Do đó, các mẹ bỉm nên chú ý bổ sung kẽm cho bé ngay khi nhận thấy con có dấu hiệu thiếu hụt vi chất này. Theo đó, hãy ưu tiên nguồn kẽm dồi dào có trong thực phẩm tự nhiên và có trong nguồn sữa mẹ, sữa dê Kabrita đạt chất lượng.
>> Các bài viết liên quan:
- Bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh theo tháng tuổi đúng cách
- Hướng dẫn cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì để con ăn ngon và khỏe mạnh?