Kabrita Việt Nam

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò và gợi ý món ăn cho trẻ

Đăng lúc 06/01/2023
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò và gợi ý món ăn cho trẻ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò như thế nào là thắc mắc được nhiều mẹ quan tâm. Bởi các triệu chứng dị ứng không chỉ làm cho trẻ khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này. Vì vậy, mẹ cần tìm hiểu thông tin để thiết lập một chế độ ăn khoa học, phù hợp với thể trạng của trẻ, để vừa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, vừa giúp trẻ khôn lớn khỏe mạnh. 

Nhận biết biểu hiện trẻ dị ứng đạm sữa bò 

Dị ứng đạm sữa bò (Cows’ Milk Allergy = CMA) là phản ứng miễn dịch của cơ thể với protein (đạm) sữa bò. Tình trạng này gây ra triệu chứng lâm sàng trên da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, đồng thời xuất hiện shock (sốc) phản vệ và một số triệu chứng toàn thân. 

  • Đối với da: Trẻ dễ bị viêm da cơ địa (bệnh chàm), ngứa miệng, sưng và phù môi, mặt, mí mắt, nổi mề đay.
  • Đối với hệ hô hấp: Trẻ bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi, khò khè, ho kéo dài. 
  • Đối với hệ tiêu hóa: Dị ứng đạm sữa bò gây ra tình trạng viêm và giảm nhu động đường tiêu hóa, từ đó khiến trẻ đau bụng (biểu hiện ở việc trẻ quấy khóc, ôm hoặc ưỡn bụng), trào ngược dạ dày thực quản, nôn mửa, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, rối loạn hấp thu hoặc đi ngoài có máu. 
  • Đối với toàn thân: Trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt dẫn đến chậm phát triển, mệt mỏi và suy nhược cơ thể kéo dài. 
  • Đối với phản vệ: Đôi khi, dị ứng đạm sữa bò gây ra triệu chứng dị ứng nghiêm trọng là sốc phản vệ. Lúc này, cha mẹ có thể nhìn thấy trẻ bị sưng miệng hoặc cổ họng, ho, khó thở, thở khò khè, hôn mê hoặc trụy mạch. 
  • Triệu chứng khác: Bú kém, chậm tăng trưởng, bứt rứt, khó ngủ. 

Thông thường, triệu chứng dị ứng đạm sữa bò xuất hiện từ vài phút đến vài giờ sau khi trẻ uống sữa bò trực tiếp (sữa công thức) hoặc thông qua đạm sữa bò trong sữa mẹ khi trẻ bú mẹ (mẹ uống sữa bò). Lúc này, cha mẹ nên đưa con đi khám sớm để bác sĩ chẩn đoán, xác định mức độ dị ứng và tư vấn về chế độ ăn phù hợp với trẻ. 

Theo đó, chế độ dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò khác với trẻ bình thường. Để tìm hiểu rõ hơn, mẹ hãy tham khảo phần tiếp theo!

dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm bò

Trẻ dị ứng đạm sữa bò cần có chế độ ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất để có thể phát triển tốt.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò 

Trong quá trình điều trị cho trẻ dị ứng protein sữa bò, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng phải được chú ý và thực hiện theo nguyên tắc được chỉ định từ bác sĩ: 

  • Loại bỏ sữa bò và sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò như váng sữa, bơ, kem, sữa chua, bánh pudding, phô mát, chocolate khỏi chế độ ăn của trẻ một thời gian. 
  • Tùy vào độ tuổi của trẻ, cha mẹ nên xây dựng chế độ ăn phù hợp, có đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp con khôn lớn khỏe mạnh và phát triển tối ưu. Cụ thể:

Trẻ dưới 6 tháng tuổi 

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nếu gặp phải vấn đề dị ứng đạm sữa bò thì phụ huynh cần lưu ý: 

Cho trẻ uống sữa mẹ

Đối với trẻ đang bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên thực hiện chế độ ăn loại bỏ protein sữa bò. Tức là không sử dụng thực phẩm như phô mai, kem chua, sữa chua, sữa tươi hoặc sữa đặc, để hạn chế đạm sữa bò bài tiết vào sữa mẹ, gây ra tình trạng dị ứng cho trẻ. 

Bổ sung vitamin D và canxi

Ngay từ giai đoạn sơ sinh, trẻ phải được bổ sung đầy đủ Canxi và vitamin D theo khuyến nghị. Mục đích là để gia tăng khối lượng xương, giúp trẻ cao lớn khi trưởng thành, đồng thời kích thích mật độ xương phát triển, qua đó giảm nguy cơ loãng xương hoặc gãy xương. 

Thông thường, vitamin D và Canxi được tìm thấy nhiều trong sữa, nhất là sữa bò. Tuy nhiên, đối với trẻ dị ứng đạm sữa bò, trẻ không thể uống sữa nên có thể thiếu hụt hai dưỡng chất này. Khi ấy, giải pháp dành cho mẹ là hãy tăng cường bổ sung thực phẩm giàu Canxi và vitamin D, điển hình như thịt gia cầm, trứng, cá béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ), rau xanh, lòng đỏ trứng, các loại đậu hoặc các loại hạt. Điều này vừa nâng cao chất lượng sữa mẹ, vừa giúp trẻ hấp thu đầy đủ dưỡng chất, mà không gặp phải tình trạng dị ứng. 

Uống sữa công thức phù hợp nếu mẹ không đủ sữa nuôi con

Trong trường hợp mẹ ít sữa hoặc không có đủ sữa nuôi con thì sữa công thức là lựa chọn thay thế phù hợp nhằm cung cấp nguồn dinh dưỡng cân đối. Theo đó, tùy vào tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ mà phụ huynh cần lựa chọn sản phẩm phù hợp. 

Nếu trẻ chỉ bị mẫn cảm với sữa bò với biểu hiện như chàm nhẹ hoặc trung bình, hăm tã, khó chịu ở bụng, đầy hơi và táo bón thì mẹ có thể đổi sang sữa dê chứa đạm A2 βcasein, không chứa đạm A1 βcasein (tác nhân gây ra rối loạn tiêu hóa) dịu nhẹ cho hệ tiêu hóa, tốt cho sức khỏe và sự phát triển của con.

dinh dưỡng dành cho trẻ dị ứng đạm bò

Đối với trẻ chỉ mẫn cảm với sữa bò thì mẹ nên đổi sang sữa dê công thức, vừa giàu dinh dưỡng, vừa êm dịu với tiêu hóa của con.

Hiện nay, Kabrita là dòng sữa dê công thức được phụ huynh tin tưởng, lựa chọn cho trẻ sử dụng vì có nhiều ưu điểm nổi bật về dinh dưỡng, hương vị và chất lượng. Sản phẩm đã kế thừa toàn bộ đặc tính mát dịu của sữa dê, chứa đạm quý A2 βcasein, không có đạm A1 βcasein và có nồng độ αs1-casein thấp hơn sữa bò, giúp hình thành mảng sữa mềm, lỏng. Từ đây hỗ trợ trẻ tiêu hóa dễ dàng, đi ngoài phân tốt và ít gặp phải vấn đề đầy hơi, chướng bụng, nôn trớ. 

Sữa dê Kabrita còn bổ sung oligosaccharides và nucleotide dồi dào, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ đường ruột khỏi tác động của vi khuẩn, virus và ký sinh trùng, qua đó cải thiện tiêu hóa khỏe mạnh cho trẻ. Đặc biệt hơn, sản phẩm cũng được cải tiến theo công thức ưu việt, với tỷ lệ đạm whey: casein được căn chỉnh tối ưu giúp hạn chế hình thành mảng sữa đông, cho trẻ hấp thu dưỡng chất nhanh chóng. 

Bảng thành phần của Kabrita còn nổi bật với chất xơ GOS nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột; Beta-palmitate hỗ trợ sự phát triển tối ưu cho trẻ; DHA & ARA giúp hoàn thiện não bộ, tăng cường tư duy và hơn hết, 22 loại vitamin - khoáng chất của Kabrita mang lại cơ chế miễn dịch toàn diện, tạo nền tảng vững chắc để trẻ khôn lớn khỏe mạnh, bắt kịp đà tăng trưởng ổn định. 

dinh dưỡng cho bé dị ứng đạm bò

Sữa dê Kabrita với nguồn dinh dưỡng mát lành từ thiên nhiên, êm dịu với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Có sữa dê Kabrita, mẹ có thêm an tâm khi hệ tiêu hóa non nớt của con được bảo vệ bởi nguồn dinh dưỡng mát lành từ thiên nhiên. Sản phẩm cũng được sản xuất theo quy trình khép kín đạt tiêu chuẩn Châu Âu, đảm bảo chất lượng tốt nhất trong từng lon sữa. Ngoài ra, sữa dê Kabrita không thêm đường, không hương liệu, cho vị sữa thanh nhẹ tự nhiên, hợp khẩu vị, giúp trẻ dễ dàng làm quen, uống ngon miệng, nhiều hơn để khỏe bụng, khỏe sức. 

Tuy nhiên trước khi cho bé dùng sữa dê Kabrita hoặc bất kỳ loại sữa nào khác, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt trong trường hợp trẻ dị ứng đạm sữa bò nghiêm trọng thì càng nên nhờ bác sĩ tư vấn đổi sữa phù hợp với thể trạng và an toàn cho sức khỏe của con.

>>> Xem thêm: Chọn sữa dê cho trẻ dị ứng đạm bò - nên hay không nên?

Trẻ trên 6 tháng tuổi 

6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ đã bắt đầu ăn dặm, đồng nghĩa con sẽ tiếp xúc với các loại thực phẩm khác nhau. Những gì cha mẹ cần làm, đó là xây dựng khẩu phần ăn khoa học, phù hợp với thể trạng dị ứng của trẻ. Bắt đầu từ việc loại bỏ sữa bò hoặc chế phẩm từ sữa bò (váng sữa, kem tươi, chocolate, bánh nướng, kẹo caramen, sữa chua) khỏi chế độ ăn của trẻ một thời gian. 

Tiếp đó, mẹ cần lựa chọn thực phẩm cẩn thận, chú ý đọc nhãn dinh dưỡng trên bao bì để chắc chắn thức ăn mua về không có đạm sữa bò, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mặt khác, mẹ cũng phải chế biến món ăn không có sữa bò, chẳng hạn như sử dụng bơ thực vật thay vì bơ động vật và có thể cho trẻ dùng sữa chua làm từ đậu nành.

Điều quan trọng hơn là khi tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò, dưỡng chất mà trẻ hấp thu có thể ít hơn so với bữa ăn có sữa. Song, cha mẹ không cần quá lo lắng về điều này. 

Hãy tiếp tục bổ sung trứng, các loại thịt, gia cầm, cá béo, các loại đậu (đậu nành, đậu phụ), các loại hạt (hạnh nhân, hạt phỉ, yến mạch), rau xanh và trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Bởi, đây là nguồn cung cấp chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất dồi dào, có thể thay thế hoàn toàn cho sữa, mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng đủ đầy cho con.

Song song với ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ uống sữa, bao gồm sữa mẹ hoặc sữa công thức không có đạm sữa bò. 

Thêm vào đó, sử dụng các loại sữa thực vật như sữa đậu nành, sữa yến mạch, sữa hạt lanh, sữa hạnh nhân hoặc sữa hạt điều cũng là một giải pháp thay thế phù hợp cho sữa tươi; đồng thời, cung cấp thêm Canxi, vitamin D và nhiều dưỡng chất khác cho trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý các loại sữa này chỉ sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi. Đối với trẻ dưới 1 tuổi thì phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng, để ngăn ngừa nguy hại cho sức khỏe.

Gợi ý các món ăn dặm cho trẻ dị ứng đạm sữa bò 

Sau đây là gợi ý các món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng và dễ nấu dành cho trẻ dị ứng đạm sữa bò: 

Súp rau củ

Súp rau củ làm từ khoai lang, bông cải xanh và đậu Hà Lan cung cấp cho trẻ nguồn chất xơ, Canxi, vitamin A dồi dào, giúp con phát triển thị giác, hoàn thiện hệ xương - răng và tăng cường sức khỏe tiêu hóa. 

Nguyên liệu:

  • Khoai lang: 1 củ nhỏ khoảng 300g, gọt sạch vỏ. 
  • Bông cải xanh: 60g rửa sạch. 
  • Đậu Hà Lan tươi: 40g. 

Cách chế biến:

  • Hấp chín khoai lang, bông cải xanh và đậu Hà Lan. 
  • Xay nhuyễn các loại rau củ với nhau với khoảng 75ml nước ấm. 
  • Sau đó, cho trẻ thưởng thức. 

Cháo cà rốt

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò không thể thiếu món cháo. Điển hình như cháo cà rốt, vừa dễ ăn, dễ hấp thu, phù hợp với tiêu hóa non nớt của con, vừa tăng cường hệ miễn dịch và giúp trẻ sáng mắt.

Nguyên liệu:

  • Cà rốt: 200g. 
  • Gạo dẻo: 100g. 

Cách chế biến:

  • Cà rốt rửa sạch, bào vỏ, thái nhỏ và hấp chín. 
  • Vo gạo và cho nước vào nấu thành cháo. 
  • Xay nhuyễn cà rốt với cháo, sau đó cho vào bát, trộn đều và cho trẻ ăn.  

 

dinh dưỡng cho bé bị dị ứng đạm bò

Cháo cà rốt rất giàu vitamin A - dưỡng chất quan trọng giúp trẻ hoàn thiện và phát triển thị giác. 

Thịt gà rau củ 

Đây là lựa chọn phù hợp cho trẻ bắt đầu ăn dặm vì có nhiều rau củ được xay nhuyễn, với hàm lượng vitamin - khoáng chất dồi dào. Kết hợp thêm với thịt gà giàu đạm, giúp trẻ tăng cường năng lượng và phát triển thể chất tốt hơn. 

Nguyên liệu:

  • Ức gà, thái miếng nhỏ: 100g. 
  • Cà rốt: 1 củ cỡ vừa, gọt vỏ, cắt lát. 
  • Khoai lang: 1 củ 300g, gọt vỏ và cắt nhỏ. 
  • Táo: 1 quả nhỏ, gọt vỏ và thái nhỏ. 
  • Nước cốt gà không nêm muối: 200ml. 
  • Đậu Hà Lan: 40g.
  • Dầu hướng dương: 1 muỗng canh. 
  • Hành tây băm nhỏ: 50g. 

Cách chế biến:

  • Đun nóng dầu trong chảo, cho hành tây vào đảo đều khoảng 3 - 4 phút đến khi hành mềm. 
  • Cho gà vào xào khoảng 3 - 4 phút, sau đó cho cà rốt, táo, khoai lang vào. Đồng thời, đun sôi nước cốt gà. 
  • Đun nhỏ lửa, đậy nắp trong 10 - 12 phút hoặc đến khi thịt gà và các loại rau củ chín mềm. 
  • Thêm đậu Hà Lan vào, tiếp tục đun nhỏ lửa thêm 3 phút. 
  • Tắt bếp, để nguội bớt thì cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Nếu món ăn quá đặc, mẹ có thể cho thêm nước cốt gà. 

Bánh cá hồi

Cá hồi chứa nhiều axit béo omega - 3, protein, DHA, EPA giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh và thông minh. Mẹ có thể làm bánh cá hồi để vừa thay đổi khẩu vị, kích thích trẻ ăn ngon miệng, vừa bổ sung đủ chất, thúc đẩy quá trình phát triển của con. 

Nguyên liệu:

  • Khoai tây nghiền nấu chín, để nguội: 150g. 
  • Phi lê cá hồi, cắt hạt lựu: 175g. 
  • Hành lá, cắt nhỏ: 1 thìa. 
  • Tương cà: 1 muỗng canh. 
  • Vụn bánh mì panko: 50g. 

Cách chế biến:

  • Cho khoai tây, cá hồi, hành lá, tương cà và vụn bánh mì vào máy xay nhuyễn.
  • Nặn thành bánh cá hồi và phủ bánh bằng phần bánh mì vụn còn dư. 
  • Đun nóng một ít dầu trong chảo. 
  • Chiên bánh trong vòng 3 - 4 phút đến khi bánh vàng và chín đều thì tắt bếp. 

Qua thông tin trên đây, hy vọng các mẹ đã nắm rõ cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò. Đôi khi, tình trạng dị ứng khiến trẻ chán ăn, nhưng phụ huynh không cần lo lắng hay ép con ăn. Thay vào đó, hãy chia nhỏ bữa, cho con ăn ít với đồ ăn mềm, loãng, dễ nuốt; đồng thời tiếp tục cho trẻ uống sữa mỗi ngày, nhất là sữa mẹ hoặc sữa công thức không có đạm sữa bò, để qua đó đảm bảo nguồn dinh dưỡng đủ đầy, giúp trẻ được khôn lớn khỏe mạnh.

>>> Xem thêm: 

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ