Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Biếng ăn bệnh lý ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến cho nhiều bố mẹ không khỏi lo lắng. Hãy cùng Kabrita tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và cách khắc phục biếng ăn do bệnh lý ở trẻ trong bài viết dưới đây nhé mẹ ơi!
Biếng ăn bệnh lý là gì?
Biếng ăn do bệnh lý được hiểu là tình trạng trẻ bỏ bú, lười ăn do mắc một số bệnh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến cho con bị nhạt miệng, mệt mỏi và không muốn ăn. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm sẽ gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Trẻ biếng ăn về lâu dài dễ làm cho cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất và trí não.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh biếng ăn bệnh lý
Trẻ chán ăn, ăn ít hoặc không muốn ăn có thể xuất phát từ các bệnh lý như:
Bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện dễ gây rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, buồn nôn, đi ngoài phân sống và làm cho trẻ biếng ăn. Các vấn đề về tiêu hóa này ở trẻ có thể do chế độ uống thiếu chất, loạn khuẩn đường ruột, rối loạn tiết dịch, ruột co bóp bất thường.
Các bệnh lý nhiễm trùng
Sức đề kháng suy giảm khiến trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng như cảm cúm, ho, sốt, tay chân miệng. Các bệnh nhiễm trùng này làm trẻ khó chịu, không có cảm giác thèm ăn.
Nguyên nhân khác
Trẻ chán ăn còn có thể do viêm amidan, viêm tuyến nước bọt, áp xe lợi hoặc do đau họng, mọc răng.
Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể gây biếng ăn bệnh lý ở trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn do bệnh lý
Những dấu hiệu cho thấy trẻ đang biếng ăn mà bố mẹ cần lưu ý:
- Không chịu ăn, thấy thức ăn là khóc hoặc chạy trốn.
- Ngậm thức ăn trong miệng, không chịu nhai nuốt.
- Không tăng cân trong 3 tháng liên tiếp.
- Ăn ít hơn một nửa so với lượng ăn thông thường.
- Thời gian ăn kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng.
- Ngoài ra, mẹ cũng cần quan sát tình trạng sức khỏe của trẻ, kiểm tra xem con có bị sốt, tiêu chảy, táo bón,...không.
Trẻ ăn ít, không chịu ăn kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ như thiếu chất, thiếu máu, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh, suy dinh dưỡng, chậm phát triển về cả thể chất và trí tuệ.
Nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ biếng ăn sẽ giúp bố mẹ có cách xử trí kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Cách cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn do bệnh lý
Để khắc phục tình trạng biếng ăn bệnh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ có thể áp dụng những cách sau:
Điều trị dứt điểm các bệnh lý gây biếng ăn ở trẻ
Để trẻ phục hồi sức khỏe và ăn uống ngon miệng trở lại, cần phải điều trị dứt điểm các bệnh lý làm cho trẻ mệt mỏi, biếng ăn. Bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị đúng cách.
Tiếp tục cho trẻ sơ sinh bú mẹ
Khi trẻ biếng ăn bệnh lý, mẹ vẫn nên duy trì cho con bú sữa mẹ để bổ sung đầy đủ dưỡng chất và tăng cường đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu trẻ không bú được nhiều, mẹ hãy tăng các cữ sữa để con bú nhiều lần.
Khuyến khích dùng sữa công thức có thành phần tốt cho tiêu hóa
Với trẻ dùng sữa công thức, mẹ nên ưu tiên chọn loại sữa chứa các dưỡng chất tự nhiên, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bởi khi bé tiêu hóa tốt, con sẽ hấp thu nhanh và cảm giác thèm ăn sẽ được kích thích trở lại.
Sữa dê Kabrita - Nguồn dinh dưỡng tự nhiên, mát dịu với hệ tiêu hóa của trẻ Sữa dê Kabrita nổi bật với công thức dịu nhẹ, chứa nhiều chất tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh.
> Mua sữa dê Kabrita ngay TẠI ĐÂY. Sữa dê Kabrita nhập khẩu chính hãng từ Hà Lan, đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe của trẻ. |
Chế biến thực đơn đa dạng cho bé đổi vị
Với trẻ đã bắt đầu ăn dặm, mẹ nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng đa dạng, có nhiều món ngon hấp dẫn, tránh lặp lại một món nhiều lần. Điều này giúp trẻ không bị nhàm chán khi ăn uống và kích thích con ăn ngon miệng hơn.
Trình bày món ăn bắt mắt và tạo không khí vui vẻ khi cho bé ăn
Các món ăn cho trẻ cần được trang trí bắt mắt, nhiều hình thù ngộ nghĩnh và đáng yêu. Đồng thời mẹ cũng đừng quên tạo bầu không khí giờ ăn thêm vui vẻ, thoải mái để trẻ có hứng thú ăn uống.
Tăng cường vận động
Đối với những trẻ ở độ tuổi biết đi trở lên, mẹ hãy cho trẻ vận động nhiều, thường xuyên để tiêu hao năng lượng, giúp con nhanh có cảm giác đói và ăn được nhiều hơn.
KHÔNG thúc ép, la mắng hay cho trẻ ăn quá nhiều, vượt sức
Trong giai đoạn trẻ bị biếng ăn do bệnh lý, mẹ không nên bắt ép con ăn hoặc cho con quá nhiều. Điều này không chỉ không cải thiện chứng biếng ăn mà còn làm trẻ khó chịu, chống đối việc ăn uống thêm mạnh mẽ. Thay vào đó, mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn và cho trẻ ăn khi con thấy đói.
Nếu sau 2 – 3 tuần đã áp dụng các cách như tăng cữ bú sữa mẹ, đổi sữa công thức, tăng vận động, chế biến thức ăn đa dạng,... mà tình trạng biếng ăn của trẻ không chuyển biến tích cực hơn, mẹ hãy đưa con đi khám ngay! Vì ngoài biếng ăn do bệnh lý, biếng ăn tâm lý và biếng ăn sinh lý cũng thường hay gặp ở trẻ, bé cần được gặp bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán đúng.
Nhìn chung, biếng ăn bệnh lý ở trẻ sơ sinh sẽ không quá nghiêm trọng nếu được điều trị sớm và đúng cách. Ngay khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu biếng ăn, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp nhé!
> Xem thêm: