Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Đừng thúc ép
Có thể không dễ dàng, nhưng bạn nên cố đừng thúc ép trẻ, bởi như vậy sẽ gây tác dụng ngược lại. Trẻ nhỏ đã có chính kiến của riêng mình và có thể phản kháng nếu bạn ép bé ăn mọi thứ bạn đưa cho bé. Thay vì thúc ép, bạn nên cố gắng khen thưởng những hành vi tốt của bé. Khen ngợi khi bé thử một món ăn mới, cắn một miếng to hoặc thấy tò mò về thức ăn. Bạn nên cố gắng giữ không khí vui vẻ và thoải mái trên bàn ăn, ngay cả khi bé ăn rất ít hoặc chẳng ăn gì cả.
Đừng nhượng bộ khi trẻ đòi ăn đồ ăn không tốt cho sức khoẻ
Dĩ nhiên bạn muốn bé ăn đủ no, nhưng cần nhớ rằng chất lượng quan trọng hơn số lượng. Đừng nhượng bộ khi trẻ đòi ăn kẹo hoặc bánh snack, vì bé sẽ hiểu rằng bé có thể không cần phải ăn những món ăn khoẻ mạnh. Một đứa trẻ đang lớn cần đủ dưỡng chất để hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ, do đó bạn cần đảm bảo bạn có thể cho bé những món ăn tốt cho sức khoẻ. Bạn cũng nên cẩn thận khi cho trẻ ăn thức ăn có quá nhiều đường, hương liệu, phẩm màu và chất tạo mùi, điều này có thể tác động tiêu cực lên hành vi của trẻ.
Đặt ra quy tắc trên bàn ăn
Mọi đứa trẻ đều cần nguyên tắc và các ranh giới. Do đó, bạn nên đặt ra những quy tắc áp dụng trên bàn ăn. Đừng liệt kê toàn bộ mọi thứ, nhưng bạn có thể tập trung vào 3 đến 5 điểm quan trọng, chẳng hạn như bé cần thử ít nhất một miếng cho mỗi món ăn, không ai rời khỏi bàn trước khi mọi người ăn xong và không được la hét khi ngồi trên bàn. Bạn nên chọn những quy tắc quan trọng với bạn và tạo một bảng ghi chú nhỏ với những quy tắc này trên bàn trong bữa ăn để nhắc nhở mọi người.
Khen thưởng tích cực
Hầu hết trẻ em đều vui mừng khi nhận được lời khen. Bé có phản ứng tích cực khi nhận được lời khen hay không? Nếu có, bạn nên cố sử dụng một lịch biểu khen ngợi. Bạn có thể chọn một mẩu giấy đẹp và thưởng cho bé những hình dán khi bé thử một món ăn mới hoặc ăn một miếng rau. Bạn có thể chơi trò này một khoảng thời gian để tìm ra những thử thách mà bé cần và thích ứng với hoạt động này.
Một số mẹo khác
- Cho bé ăn ba bữa chính một ngày và từ 2 bữa phụ trở lên, các món ăn nên tốt cho sức khoẻ.
- Cho bé tham gia chuẩn bị bữa ăn và dẫn bé đi mua rau củ với bạn.
- Cho phép bé “giúp" bạn trong bếp. Khuấy nước sốt có thể mang lại niềm tự hào cho bé khi bữa ăn sẵn sàng và sẽ giúp mọi người ngon miệng hơn.
- Bạn nên kiên nhẫn giới thiệu món ăn mà bé không thích. Khẩu vị của trẻ sơ sinh có thể thay đổi rất nhanh.
- Đừng đưa bé một đĩa quá đầy đồ ăn. Điều này sẽ làm bé sợ.
- Chứa đạm quý A2, không chứa A1 βcasein – chất gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
- Chứa ít αs1 casein giúp tạo ra các mảng sữa đông mềm, dễ tiêu hóa hơn.
- Chứa phong phú hàm lượng oligosacharides giúp phát triển cân bằng hệ vi sinh đường ruột và bảo vệ chống lại các mầm bệnh.
- Chứa hàm lượng nucleotide cao giúp cải thiện sự phát triển của hệ tiêu hóa trong giai đoạn đầu đời trẻ sơ sinh.
- Tỉ lệ đạm whey:casein tối ưu, hạn chế hình thành các mảng sữa đông.
- Bổ sung chất xơ GOS hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột.
- Bổ sung Beta-palmitate giúp đường ruột khoẻ mạnh và hỗ trợ sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh.
- Bổ sung DHA & ARA hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển nói chung, nhận thức, thị lực và hành vi của trẻ.
- Bổ sung 22 vitamin & khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
- Vì sao bé bị kén ăn và một số mẹo nhỏ
- Có nên áp dụng cách bỏ đói trẻ biếng ăn?
- Bé kém hấp thụ, chậm tăng cân nên làm gì?
#Kabrita #suade #tieuhoa