Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Nhiều mẹ chia sẻ rằng cảm thấy lo lắng về sức khỏe của trẻ khi thấy con đi phân có lẫn chất nhầy. Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy có sao không? Nguyên nhân là gì và cách khắc phục thế nào? Hãy cùng Kabrita tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé.
Phân trẻ sơ sinh có nhầy là như thế nào?
Chất nhầy được tiết ra tự nhiên trong ruột, có tác dụng bảo vệ, hỗ trợ tiêu hóa và giúp đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn. Thông thường, khi đi tiêu trong phân trẻ vẫn sẽ có một lượng nhỏ chất nhầy.
Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy quá nhiều, lẫn máu, khiến con khó chịu và quấy khóc. Đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của trẻ đang gặp vấn đề. Vì thế mẹ cần chú ý theo dõi.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy
Trẻ sơ sinh đi phân nhầy có thể do những nguyên nhân dưới đây:
Trẻ bị tiêu chảy
Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc chế độ ăn uống thay đổi có thể khiến trẻ sơ sinh đi phân lỏng có nhầy. Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy còn có các triệu chứng khác như hậu môn đau rát, mệt mỏi, quấy khóc, mất nước.
Ảnh hưởng từ chế độ ăn uống của mẹ
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, chế độ dinh dưỡng của mẹ không lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, khó tiêu sẽ làm giảm chất lượng sữa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bé ị có nhầy.
Bất dung nạp với sữa bò
Một số trẻ mẫn cảm với sữa bò vì không tiêu hóa được các thành phần trong sữa như protein, chất béo. Trẻ không hợp với sữa bò sẽ có một vài dấu hiệu như đi ngoài có nhầy, táo bón, chàm, viêm tai tái phát… sau khi bú sữa công thức được làm từ nguồn sữa này.
Trẻ bị mẫn cảm với đạm sữa bò có thể gây nên tình trạng đi ngoài có chất nhầy.
Bé chỉ bú sữa đầu mà không bú sữa cuối
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy có thể do bé chỉ bú sữa đầu mà không bú sữa cuối. Cụ thể, sữa đầu thường trong và loãng, nhiều nước, còn sữa cuối có dạng đặc và nhiều dưỡng chất hơn. Nếu bú nhiều sữa đầu mà bỏ qua sữa cuối có thể làm trẻ sơ sinh đi ngoài phân nhầy và thiếu hụt dưỡng chất.
Trẻ bị dị ứng với thực phẩm
Với trẻ ăn dặm, có một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ như hải sản, đậu phộng, trứng, lúa mì. Các dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ bị dị ứng thực phẩm là đi phân nhầy, phát ban, ho, nôn, thở khò khè,...
Trẻ mắc một số bệnh lý
Trẻ sơ sinh đi phân nhầy còn có thể do con đau ốm, mắc các bệnh lý như hội chứng kích thích ruột, viêm ruột, xơ nang, lồng ruột, vấn đề ở gan hay tuyến tụy… Nếu không điều trị sớm, trẻ có thể bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, tắc nghẽn ruột...
Trẻ sơ sinh 1 - 2 tháng đi ngoài nhiều lần có nhầy có sao không?
Phân trẻ 1 tháng tuổi có nhầy hay trẻ 2 tháng đi phân nhầy có thể do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Mẹ không cần quá lo lắng nếu bé vẫn sinh hoạt và phát triển bình thường. Ngược lại, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường như phân nhầy có nhiều máu, lượng chất nhầy quá nhiều, trẻ mất nước, bỏ bú… thì hãy đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.
Phân trẻ sơ sinh có nhầy như nước mũi, màu nâu là bệnh gì?
Phân nhầy ở trẻ sơ sinh như nước mũi, màu nâu (có thể là máu), đi tiêu nhiều lần và kéo dài hơn 1 tuần có thể là do tiêu chảy nhiễm trùng hay hội chứng lỵ. Trẻ cần được điều trị sớm và đúng cách với thuốc kháng sinh, kẽm, men tiêu hóa cùng chế độ dinh dưỡng khoa học theo chỉ định của bác sĩ.
Phân nhầy của trẻ sơ sinh có kết cấu và màu sắc khác thường - có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý và cần được chữa trị sớm.
Mách mẹ cách điều trị phân nhầy ở trẻ sơ sinh
Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy, mẹ tham khảo ngay 5 cách sau đây.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ
Mẹ nên hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ chiên rán, đồ lên men và thức ăn đậm gia vị. Thay vào đó, mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, sữa chua, các loại hạt để tăng chất lượng sữa cho con.
> Xem thêm: Mẹ nên ăn uống gì để tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh?
Cho bé bú trọn vẹn sữa đầu và sữa cuối
Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên cho con bú hết sữa 1 bên vú rồi mới chuyển sang bầu vú bên còn lại. Điều này đảm bảo trẻ hấp thụ được cả sữa đầu và sữa cuối, cải thiện tình trạng đi phân có nhầy.
Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng
Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy do dị ứng thực phẩm, mẹ nên loại bỏ những thực phẩm đó ra khỏi chế độ ăn uống của con (đối với trẻ ăn dặm) và bản thân (trường hợp bé có bú mẹ). Đồng thời sử dụng thuốc điều trị dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ cũng cần tham vấn ý kiến bác sĩ về các thực phẩm thay thế tốt cho trẻ để đảm bảo con không bị thiếu chất.
Đổi sữa công thức mát dịu với hệ tiêu hóa
Trường hợp trẻ bú sữa công thức và bị mẫn cảm với đạm sữa bò, sữa dê sẽ là lựa chọn lý tưởng cho con yêu nhờ chứa các thành phần dễ tiêu hóa và giàu dưỡng chất hơn. Trong đó, sữa dê Kabrita là một trong những sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn châu u mà mẹ không nên bỏ qua bởi các đặc tính vượt trội sau.
Dễ tiêu hóa và hấp thu: 100% đạm quý A2, không chứa đạm A1 khó tiêu (có nhiều trong sữa bò) cùng hàm lượng αs1-casein thấp tạo sữa đông mềm nhỏ. Nhờ vậy mà trẻ hạn chế bị dị ứng, tiêu hóa và hấp thu nhanh, giảm tiêu chảy, táo bón.
Nâng cao sức khỏe đường ruột: Sữa chứa 21 loại Oligosaccharides, trong đó có 5 loại tương tự HMO trong sữa mẹ, đặc biệt là giàu 2'-FL. Kết hợp cùng Nucleotide (cao hơn 4 - 5 lần sữa bò) giúp tăng đề kháng, bảo vệ sức khỏe đường ruột, hạn chế tình trạng ốm vặt ở trẻ.
Hỗ trợ tiêu hóa và tăng trưởng tối ưu: Axit béo β-palmitate, chất xơ GOS, 22 loại vitamin và khoáng chất giúp trẻ tiêu hóa suôn sẻ, đi phân mềm, phát triển khỏe mạnh về cân nặng, chiều cao.
Vị sữa thơm ngon, dễ uống: Sữa dê Kabrita có hương vị thơm béo, tương tự sữa bò nên rất hợp khẩu vị của trẻ. Không có mùi khó chịu thường thấy ở sữa dê tự nhiên do Kabrita đã xử lý theo tiêu chuẩn cao nhất.
> Mua ngay sữa dê Kabrita chính hãng cho con yêu ngay hôm nay tại website, sàn thương mại điện tử Lazada, Tiki hoặc các nhà phân phối của Kabrita.
Sữa dê Kabrita được nhập khẩu nguyên lon từ Hà Lan, mẹ yên tâm cho trẻ uống sữa mỗi ngày.
Sử dụng thuốc điều trị
Đối với trẻ có vấn đề sức khỏe, mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám và có cách điều trị phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, men tiêu hóa,... để cải thiện các triệu chứng bệnh lý của trẻ. Mẹ nên cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe và sớm khỏi bệnh.
Có thể thấy, trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy là tình trạng thường gặp, do hệ tiêu hóa của con còn khá non nớt, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Tùy từng nguyên nhân trẻ đi phân nhầy mà sẽ có cách điều trị phù hợp. Tốt nhất mẹ vẫn nên gặp bác sĩ để được tư vấn nhé!
>> Các bài viết liên quan: