Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Hành động mút ngón tay là một trong những bản năng tự nhiên của trẻ sơ sinh. Vậy vì sao trẻ sơ sinh hay mút tay và nếu trẻ mút tay nhiều có tốt không? Hãy cùng khám phá trong bài viết sau nhé!
Nguyên nhân trẻ sơ sinh mút tay
Lý do trẻ sơ sinh thích mút tay sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và giai đoạn phát triển của mỗi trẻ. Một số nguyên nhân phổ biến như:
Trẻ cảm thấy đói
Nhiều mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh mút tay có phải đói không? Câu trả lời là CÓ. Mút tay là bản năng tự nhiên của mọi đứa trẻ báo hiệu cho người lớn biết chúng đang đói và cần được bú sữa. Hành động này tạo cho con cảm giác như bú sữa mẹ, từ đó trẻ cảm thấy dễ chịu và đỡ đói hơn. Vậy nên, mẹ có thể quan sát hành động này để biết được con có đang đói hay không.
Tự xoa dịu bản thân
Việc trẻ sơ sinh hay cho tay vào miệng xuất phát từ cảm giác an toàn, thoải mái như đang bú ti mẹ hoặc bình sữa mà hành động này mang lại. Vậy nên, nhiều trẻ sơ sinh mút tay khi ngủ hoặc khi cần được xoa dịu.
Bé mọc răng
Từ 4 - 7 tháng, trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên khiến nướu con bị sưng và gây đau, khó chịu. Lúc này, hành động đưa tay vào mút, cắn sẽ phần nào giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, giảm cảm giác đau.
Khi mọc răng, trẻ sơ sinh hay mút tay nhằm xoa dịu cảm giác đau nướu.
Trẻ mút tay đến khi nào mới hết?
Thông thường, sau 6 tháng đầu tiên phản xạ ngậm mút tay của trẻ sẽ giảm dần. Và khoảng 70% - 90% trẻ em có thói quen mút ngón tay cái, nhưng hầu hết các trẻ sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay lúc được 3 – 5 tuổi.
Trẻ sơ sinh mút tay nhiều có sao không?
Mút ngón tay là hành vi bình thường ở trẻ nhỏ trong những năm đầu đời. Điều này có thể không gây hại nếu trẻ sơ sinh ngậm tay một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu trẻ trên 5 tuổi vẫn giữ thói quen này có thể tác động xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Các tác hại có thể kể đến như:
Dễ lây bệnh truyền nhiễm
Tác hại đầu tiên của việc mút ngón tay chính là tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm. Theo đó, khi bé mút ngón tay chưa rửa sạch, các vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con qua đường miệng gây ra các bệnh như bệnh tay chân miệng, các bệnh đường tiêu hoá, nhiễm giun, thủy đậu, bệnh cúm,...
Gây nôn trớ
Hành động mút ngón tay còn khiến trẻ bị nôn trớ. Cụ thể, khi trẻ ngậm ngón tay quá sâu, con sẽ dễ bị nôn trớ, nhất là sau ăn uống.
Nếu trẻ sơ sinh hay mút tay sâu có thể gây ra tình trạng nôn trớ.
Ngón tay bị biến dạng
Ở những trẻ có thói quen mút ngón tay mạnh, liên tục, nhai, dùng lưỡi đẩy có thể gây ra tổn thương ở ngón tay như nứt da, lở loét, tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập vào và gây viêm da mủ. Ngoài ra, việc mút tay nhiều với thời gian dài có thể gây biến dạng xương ngón tay, làm ngón tay có hình dạng bất thường.
Tác động xấu đến sức khỏe răng miệng
Những trẻ 5 – 6 tuổi đang trong giai đoạn thay răng, việc ngậm mút tay nhiều và mạnh có thể gây ra tổn thương ở răng và hàm. Một số tổn thương có thể kể đến như hàm bị hô, móm, răng giữa hai hàm bị hở, lệch khớp cắn, rối loạn phát âm.
Ảnh hưởng đến tâm lý
Nếu trẻ trên 5 tuổi vẫn còn thói quen ngậm tay sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của con. Cụ thể, trẻ mút ngón tay là biểu hiện của sự xấu hổ, thiếu tự tin và dễ bị bạn bè trêu chọc, gây mặc cảm khi con đến trường.
Có nên cho trẻ sơ sinh mút tay không?
Mút tay không hẳn là một hành vi xấu của trẻ và phụ huynh có thể để trẻ mút tay. Nhưng cần đảm bảo rằng tay con sạch sẽ, môi trường xung quanh không có vật sắc nhọn, nhỏ, tròn… nhằm tránh trường hợp trẻ bị hóc hoặc có dị vật đường thở.
Bên cạnh đó, nếu trẻ đã bước sang độ tuổi mẫu giáo mà vẫn tiếp tục mút ngón tay, thì bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa để tìm ra nguyên nhân cũng như hướng giải quyết. Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu một số cách đánh lạc hướng để trẻ bỏ thói quen này từ sớm.
Nếu trẻ có thói quen mút tay mẹ nên đảm bảo rằng tay con sạch sẽ, hạn chế nguy cơ tích tụ vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.
Cách giúp trẻ từ bỏ thói quen mút tay hiệu quả, an toàn
Để giúp bé bỏ thói quen này, mẹ có thể áp dụng các cách trị mút tay ở trẻ sơ sinh sau:
- Nếu trẻ mút tay do đói bụng, mẹ cần cho trẻ bú sữa đầy đủ. Lưu ý, để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu bé bú không đủ sữa mẹ hoặc được nuôi bằng sữa công thức, mẹ nên cân nhắc chọn sữa công thức khoa học, chứa đầy đủ dưỡng chất và êm dịu với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Điển hình như sữa dê Kabrita - thương hiệu sữa dê số 1 thế giới đến từ Hà Lan. Sản phẩm “ghi điểm” với công thức cải tiến, bổ sung DHA - ARA và 22 loại vitamin - khoáng chất cần thiết, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và thị giác.
Kabrita còn ghi điểm với công thức dịu nhẹ cho hệ tiêu hóa của con. Trong sản phẩm chứa hoàn toàn đạm quý A2 βcasein, không có đạm A1 βcasein, giàu dưỡng chất Oligosaccharides, Nucleotide, chất xơ GOS, β-palmitate,... giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng với chiếc bụng khỏe.
Ngoài ra, sản phẩm không thêm đường, không hương liệu nên vị sữa thơm ngon, giúp bé dễ uống. Bố mẹ có thể tham khảo giá sản phẩm tại website Kabrita hoặc đến trực tiếp hệ thống siêu thị ConCung, Bibomart, Kidsplaza, Bé Bụ Bẫm, Babymall & Care trên toàn quốc hay truy cập các trang thương mại điện từ như Lazada, Tiki).
Sữa dê Kabrita có hương vị thơm ngon, dễ uống, hợp với khẩu vị của trẻ.
- Bé đang mút tay vì đau khi mọc răng, mẹ hãy cho bé chơi đồ chơi, dùng khăn lạnh hoặc khay cho ăn đông lạnh. Nhiệt độ lạnh từ những vật này sẽ giúp giảm sưng đau nướu.
- Trường hợp trẻ sơ sinh thích mút tay để tự xoa dịu, bố mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với trẻ về những tác hại. Đồng thời cùng con chơi những trò chơi phát triển trí não và thể chất nhằm giúp con quên việc mút tay.
Ngoài những cách trên, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp khác như cho bé ngậm núm giả, băng kín hay mang găng che tay trẻ,…
Trên đây là những giải đáp về thắc mắc vì sao trẻ sơ sinh hay mút tay và cách giúp con từ bỏ thói quen này nhanh chóng. Hy vọng qua bài viết này, bố mẹ sẽ có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích để có thể chăm sóc con tốt hơn, giúp bé lớn khôn khỏe mạnh, toàn diện.
>>> Xem thêm: