Kabrita Việt Nam

Dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp Lactose là gì? Cách phân biệt

Đăng lúc 30/01/2023
Dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp Lactose là gì? Cách phân biệt

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp Lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện và để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

Dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp Lactose là gì? 

Dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp Lactose là các vấn đề thường gặp ở trẻ trong giai đoạn đầu đời. 

Với dị ứng đạm sữa bò, đây là phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với thành phần đạm trong sữa bò hoặc sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò. Tình trạng này diễn ra từ vài phút đến vài giờ sau khi trẻ uống sữa và hầu hết sẽ chấm dứt trước khi trẻ được 3 tuổi. 

Với hội chứng bất dung nạp Lactose, đây là tình trạng cơ thể không có đủ Lactase (enzyme trong ruột non) để hấp thu đường Lactose. Điều này dẫn đến khi tiêu thụ thực phẩm làm từ sữa thì Lactose không thể phân hủy ở ruột non, thay vào đó được đẩy xuống ruột già. Tại đây, các vi khuẩn phân hủy Lactose thành chất lỏng và khí, khiến trẻ dễ gặp phải vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi

dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose

Dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp Lactose đều gây ra các triệu chứng khó chịu, khiến trẻ mệt mỏi và quấy khóc. 

Phân biệt tình trạng dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp Lactose

Sau đây là thông tin cho thấy sự khác biệt giữa tình trạng bất dung nạp đường Lactose và dị ứng đạm sữa bò: 

Nguyên nhân gây dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp đường Lactose

Tình trạng dị ứng đạm sữa bò xảy ra khi hệ thống miễn dịch cho rằng protein trong sữa bò là có hại với cơ thể. Điều này khiến cơ thể tự động tăng sản xuất kháng thể IgE để trung hòa các protein. Vào lần tiếp xúc sau đó, kháng thể IgE tiếp tục nhận ra đạm sữa bò và truyền tín hiệu cho hệ miễn dịch giải phóng histamin, cùng với hóa chất trung gian gây dị ứng khác, dẫn đến dấu hiệu dị ứng ở trẻ. 

Trong khi đó, nguyên nhân gây ra hội chứng bất dung nạp Lactose chủ yếu là do cơ thể không sản xuất đủ enzyme Lactase để hấp thu đường Lactose. Ngoài ra, các bệnh về đường tiêu hóa như bệnh Crohn, bệnh Celiac, viêm hoặc chấn thương ruột non cũng là tác nhân khiến hàm lượng lactase sẵn có trong cơ thể giảm đi, từ đó gây ra triệu chứng khó chịu ở hệ tiêu hóa. 

Triệu chứng bất dung nạp đường Lactose và dị ứng đạm sữa bò 

Thực tế cho thấy đôi khi bất dung nạp Lactose và dị ứng đạm sữa bò đều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của dị ứng đạm sữa bò cao hơn so với bất dung nạp Lactose. Ngoài ra, khi trẻ dị ứng protein sữa bò thì còn gặp phải các triệu chứng khác trên da, hệ hô hấp và thậm chí là toàn thân. Điều này hoàn toàn khác với bất dung nạp Lactose là chỉ phản ứng trên hệ tiêu hóa. 

tình trạng dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose

Dị ứng protein bò và bất dung nạp Lactose đều gây ra vấn đề ở hệ tiêu hóa của trẻ như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi. 

Đối với dị ứng đạm sữa bò, dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Phát ban, nổi mề đay, ngứa, đỏ hoặc sưng môi, mặt và quanh mắt. 
  • Trẻ đau hoặc chướng bụng, trào ngược dạ dày, tiêu chảy, táo bón
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, thở khò khè, ho kéo dài. 
  • Thiếu máu, thiếu sắt, suy nhược mệt mỏi. 
  • Dị ứng đạm sữa bò còn có biểu hiện nghiêm trọng như trẻ bị sưng cổ họng, khó thở, thở ồn ào, lơ mơ hoặc trụy mạch. Lúc này, cha mẹ cần đưa con đi khám với bác sĩ sớm để có biện pháp xử trí kịp thời, ngăn ngừa nguy hại cho sức khỏe. 

Đối với hội chứng bất dung nạp Lactose, dấu hiệu nhận biết bao gồm: 

  • Đau dạ dày. 
  • Đau bụng, chướng bụng. 
  • Đầy hơi hoặc xì hơi. 
  • Buồn nôn và nôn trớ
  • Tiêu chảy, đi ngoài có bọt. 
  • Trẻ bị chậm phát triển. 
  • Viêm da do hăm tã

Qua thông tin trên đây, có thể thấy dị ứng đạm sữa bò và dị ứng đường Lactose là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên do cả hai tình trạng đều xảy ra sau khi trẻ uống sữa hoặc sử dụng chế phẩm từ sữa nên rất nhiều cha mẹ đã nhầm lẫn. Để nhận biết chính xác, phụ huynh nên đưa con đi gặp bác sĩ. Qua thăm khám và thực hiện xét nghiệm cần thiết, bác sĩ có thể xác định rằng trẻ đang bất dung nạp đường Lactose hay dị ứng protein sữa bò. 

Cụ thể, một số xét nghiệm dành riêng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò hoặc bất dung nạp Lactose bao gồm: 

  • Với trẻ dị ứng đạm sữa bò: Thực hiện lẩy da (Skin Prick Test) với sữa; xét nghiệm IgE đặc hiệu với các protein sữa bò (RAST); test thử thách đường miệng (cần thực hiện tại bệnh viện). 
  • Với trẻ bất dung nạp lactose: Xét nghiệm khí hydro trong hơi thở; kiểm tra nồng độ axit trong phân (cho trẻ em); nghiên cứu sinh thiết (mô nhỏ) từ ruột non.

Cách cải thiện dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp Lactose là khác nhau 

Bất dung nạp Lactose và dị ứng đạm sữa bò là hai vấn đề khác biệt nên cách xử lý cho mỗi trường hợp hoàn toàn không giống nhau, cụ thể: 

Trẻ dị ứng đạm bò

Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện trẻ dị ứng đạm sữa bò, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để bác sĩ khám và có giải pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, trong khẩu phần ăn hàng ngày của con, phụ huynh cũng phải:

  • Loại bỏ tất cả sữa bò hoặc sản phẩm từ sữa bò ra khỏi chế độ ăn của trẻ một thời gian.
  • Đối với trẻ bú sữa mẹ, mẹ nên tiếp tục cho con bú đủ cữ. Tuy nhiên, do đạm sữa bò có thể bài tiết được vào sữa mẹ nên mẹ cũng phải thay đổi chế độ ăn lành mạnh, hạn chế tất cả sản phẩm từ sữa bò ít nhất 3 - 5 ngày đối với trẻ dị ứng tức thì và 2 - 3 tuần đối với trẻ dị ứng chậm. 
  • Đối với trẻ bú sữa công thức, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc thay đổi một loại sữa khác, không phải là sữa bò để trẻ hấp thu tốt hơn. Đặc biệt, nếu trẻ chỉ mẫn cảm với sữa bò (phổ biến nhất trong các loại dị ứng sữa bò) thì có thể lựa chọn sữa dê với công thức giàu đạm A2, không chứa đạm A1 βcasein, êm dịu với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, qua đó hạn chế tình trạng dị ứng khó chịu. 

Trên thị trường hiện nay, sữa dê Kabrita nổi tiếng với nguồn dinh dưỡng mát lành từ thiên nhiên, phù hợp với hệ tiêu hóa đang “lập trình” của trẻ.

dị ứng đạm sữa bò bất dung nạp lactose

Sữa dê Kabrita với nguồn dinh dưỡng mát lành, dịu nhẹ với hệ tiêu hóa của trẻ, giúp trẻ đi ngoài dễ hơn, tránh tình trạng mẫn cảm như uống sữa bò. 

Cụ thể, sản phẩm kế thừa đặc tính dịu nhẹ của sữa dê, chứa đạm quý A2 βcasein, không có đạm A1 βcasein và có nồng độ αs1-casein thấp hơn sữa bò, giúp tạo ra mảng sữa đông mềm và lỏng hơn. Nhờ đó, Kabrita hỗ trợ trẻ tiêu hóa dễ dàng, đi ngoài phân mềm, khuôn phân tốt và giảm tình trạng đầy bụng, nôn trớ. Bên cạnh đó, sữa dê Kabrita còn có Oligosaccharides và Nucleotide dồi dào, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ tiêu hóa của trẻ trước tác động của mầm bệnh xung quanh. 

Sữa dê Kabrita còn có công thức cải tiến với tỷ lệ đạm whey:casein được căn chỉnh tối ưu giúp hạn chế hình thành mảng sữa đông. Đi cùng là chất xơ GOS tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển và Beta-palmitate bồi dưỡng hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cho trẻ êm bụng, dễ chịu hơn trong sinh hoạt thường ngày. 

Đặc biệt, sản phẩm bổ sung thêm DHA và ARA hỗ trợ tăng cường tư duy, 22 loại vitamin - khoáng chất cần thiết giúp nâng cao miễn dịch, tạo nền tảng vững chắc để trẻ khôn lớn khỏe mạnh, từ đó thỏa sức khám phá thế giới. 

Trẻ bất dung nạp Lactose 

Để cải thiện tình trạng bất dung nạp Lactose ở trẻ, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ để tăng cường dinh dưỡng và bù nước, nếu như dị ứng Lactose khiến trẻ tiêu chảy. 
  • Đối với trẻ bất dung nạp Lactose trong sữa công thức, cha mẹ nên đổi loại sữa khác không có hoặc có rất ít đường Lactose. Sau đó, tăng dần các loại sữa có Lactose để trẻ làm quen. 
  • Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ không cần cho con kiêng Lactose hoàn toàn. Thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng Lactose như thế nào thì phù hợp (miễn là liều lượng Lactose thấp hơn so với liều lượng gây ra dị ứng). 
  • Ngoài ra, trong chế độ ăn dặm hàng ngày, mẹ cũng phải cho trẻ ăn nhiều trứng, rau xanh, cá béo, các loại đậu (đậu nành, đậu phụ), các loại hạt (hạnh nhân, hạt phỉ, yến mạch). Bởi, đây là nguồn cung cấp Canxi và vitamin D dồi dào, có thể thay thế hoàn toàn cho sữa tươi mà vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng đủ đầy cho trẻ. 

dị ứng đạm bò và bất dung nạp lactose

Rau xanh, các loại đậu, các loại hạt, cá béo có thể thay thế hoàn toàn cho sữa mà vẫn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đủ đầy, tốt cho sự phát triển của trẻ. 

Qua thông tin trên đây, hy vọng cha mẹ đã phân biệt rõ hơn về dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp Lactose. Có thể thấy, dù xảy ra tình trạng nào thì cha mẹ cũng phải theo dõi sức khoẻ của trẻ thường xuyên, cũng như đưa con đến gặp bác sĩ sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Ngoài ra, phụ huynh hãy chú ý xây dựng bữa ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng cần thiết và đừng quên cho con uống sữa dê mỗi ngày - giải pháp dịu nhẹ với đường tiêu hóa, giúp trẻ êm bụng, hấp thu nhanh dưỡng chất để qua đó, phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ. 

>>> Xem thêm: 

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ