Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Bé sơ sinh bị cảm lạnh: Bệnh này thật sự vô hại?
Đúng vậy bạn ạ, trẻ sơ sinh bị cảm lạnh hoàn toàn vô hại. Thực tế thì đó là một phần của sự phát triển sớm của trẻ. Do hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh, bé có thể bị cảm lạnh đến 10 lần mỗi năm. Nhưng trong khi hầu hết các trường hợp là bình thường, trẻ vẫn có thể cảm thấy khó chịu: bé có thể bị khó thở, mũi bị tắc nghẽn và ho nhiều.
Điều gì đã khiến bé bị cảm lạnh?
Bạn không thể bảo vệ con bạn khỏi bị cảm lạnh. Hệ thống miễn dịch của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh, khiến bé dễ bị nhiễm những chủng virus gây ra cảm lạnh. Không có một loại virus đặc hiệu nào gây bệnh này, mà vô số loại virus có thể dẫn đến cảm lạnh. Nếu có một dịch cảm cúm đang diễn ra, thường sẽ có một vài chủng virus trong môi trường có thể tác động đến bé. Điều này cũng giải thích vì sao bé đôi khi bị cảm lạnh sau những bé khác. Khi bé lớn hơn, sức đề kháng của bé cũng sẽ cải thiện, làm giảm nguy cơ mắc những bệnh thông thường này.
Làm thế nào để nhận ra một cơn cảm lạnh?
Cảm lạnh có thể biểu hiện bằng việc chảy mũi, ho và hắt hơi. Thực tế là, các triệu chứng gần như giống với triệu chứng của người lớn bị cảm lạnh: niêm mạc của vùng họng, mũi và các xoang bị viêm nhiễm. Một số triệu chứng cảm lạnh của trẻ sơ sinh là:
- Ho
- hắt hơi
- Mũi bị nghẹt
- Sụt sịt (chảy mũi)
- Chảy nước mắt
- Bé khóc nhiều hơn
- Bé trở nên mệt mỏi
- Đau đầu và đau họng
Cảm lạnh có lây nhiễm không?
Không phải ngẫu nhiên mà bé thường xuyên bị cảm lạnh hơn khi bé đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo. Virus gây cảm lạnh lây lan rất nhanh và cảm lạnh trở nên dễ lây nhiễm. Tình trạng lây nhiễm có thể từ không khí hoặc từ việc tiếp xúc trực tiếp. Nguy cơ nhiễm trùng cũng cao hơn nếu các bé sơ sinh tiếp xúc gần với nhau, đây là tình trạng thường gặp ở nhà trẻ. Do đó rất khó để tránh bị cảm lạnh, nhưng với các biện pháp phòng ngừa thích hợp, bạn có thể đảm bảo rằng bé không bị cảm lạnh quá thường xuyên.
Những việc NÊN và KHÔNG NÊN làm khi bé bị cảm lạnh
Nếu bé bị cảm lạnh, có một số việc bạn NÊN và KHÔNG NÊN làm cho bé:
Những việc NÊN làm
- Rửa tay của bạn và bé thường xuyên, đặc biệt sau khi đi vệ sinh và sau khi thay tã, sau khi bạn hắt hơi và bất cứ khi nào có thể. Bạn cũng nên rửa mặt cho bé thường xuyên.
- Tránh bị lạnh khi ra ngoài nhiều nhất có thể. Trong mọi trường hợp, bạn nên đợi đến khi cơn ho tồi tệ nhất chấm dứt.
- Đảm bảo phòng của bé không bị gió lùa, nhưng đừng để phòng quá nóng. Nhiệt độ khoảng 15 - 18 độ C sẽ tốt cho bé của bạn.
- Cho bé uống nhiều nước. Điều này làm dịu cổ họng của bé và làm loãng dịch nhầy.
- Tận dụng tác động của việc xông hơi. Bạn có thể ngồi với bé trong phòng tắm xông hơi để bé có thể hít không khi ấm và ẩm.
- Giảm độ khô của các phòng trong nhà bằng cách đặt những khay nước trên bộ tản nhiệt.
- Để giúp bé thở dễ dàng hơn, bạn có thể sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để loại bỏ bớt dịch nhầy trong mũi của bé. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc xịt mũi dành cho bé để giúp bé thở dễ hơn khi bị cảm lạnh.
- Cho bé mặc quần áo cotton. Điều này sẽ giúp bé hô hấp dễ dàng, ngồi thoải mái và không làm bé bị quá nóng nếu bé bị sốt do cảm lạnh.
- Bé có bị khó ngủ vì nghẹt mũi? Bạn có thể kê đầu bé cao hơn bằng chăn để bé có thể thở dễ hơn khi ngủ.
Những việc bạn KHÔNG NÊN làm
- Đưa bé ra ngoài quá nhiều. Đi ra ngoài chơi sẽ rất thú vị, nhưng bạn đừng xem thường cảm lạnh. Đi ra ngoài quá nhiều có thể làm cảm lạnh kéo dài hơn.
- Không sử dụng thuốc mỡ có tinh dầu bạc hà. Thuốc mỡ này có thể làm người lớn thoải mái, nhưng quá nặng so với bé sơ sinh. Tốt nhất bạn nên chọn một loại thuốc thoa dành riêng cho bé. Bạn có thể hỏi nhà thuốc để có thêm thông tin.
- Chỉnh nhiệt độ phòng quá cao. Trẻ sơ sinh cần sự ấm áp, nhưng nếu phòng quá nóng sẽ bị phản tác dụng. Cần đảm bảo nhà thông khí tốt để bé cảm thấy dễ chịu, cao nhất là 20 độ C.
- Cho bé đi nhà trẻ. Mặc dù cảm lạnh thường vô hại, nhung vẫn có ảnh hưởng đến bé và trẻ thường muốn ở gần bố mẹ. Vì vậy bạn nên để bé ở nhà với bạn thì tốt hơn.
Cảm lạnh hay nhiễm virus hợp bào hô hấp: điểm khác biệt là gì?
Nhiễm virus hợp bào hô hấp dường như rất giống với cảm lạnh, đặc biệt là giai đoạn đầu. Các triệu chứng cũng bao gồm hắt hơi, ho, nghẹt mũi, hầu như giống với cảm lạnh. Nhưng cảm lạnh có thể khỏi trong vòng 2 tuần, nhiễm virus hợp bào hô hấp có thể kéo dài và các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn.
Trẻ sơ sinh bị nhiễm virus hợp bào hô hấp sẽ có những triệu chứng sau:
- Trẻ bị ho dữ dội và dường như không thể dứt, đôi khi khiến bé bị ói.
- Thở nặng nhọc, khò khè.
- Thay đổi màu sắc da: da trở nên xám và xỉn màu.
Virus hợp bào hô hấp có thể gây nhiễm trùng đường thở (mũi và họng) do đó gây khó thở và ho nặng hơn. Vào mùa thu và đông, nguy cơ nhiễm virus cao nhất. Cũng như cảm lạnh, RSV rất dễ lây nhiễm. Virus được lây truyền qua các giọt bắn trong không khi, khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi. Nếu bé hít phải không khí có virus, bé sẽ bị nhiễm bệnh. Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm RSV bằng cách thực hiện những việc NÊN và KHÔNG NÊN tương tự như bé bị cảm lạnh.
Khi nào tôi nên đến bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp cảm lạnh sẽ tự khỏi. Có thể cần một khoảng thời gian: cảm lạnh ở trẻ sơ sinh thường kéo dài 2 tuần. Nếu bệnh kéo dài hơn hoặc bạn lo lắng? Bạn có thể đến gặp bác sĩ. Bạn cũng nên đến bác sĩ nếu bé bị ngủ gà, khó thở, không ăn hay uống, nghẹt thở hoặc sốt kéo dài trên 24 giờ.
Về Kabrita
Sữa dê Kabrita dịu nhẹ với hệ tiêu hóa non nớt của bé, cùng những cải tiến ưu việt trong công thức giúp hệ tiêu hoá khoẻ, giúp bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh:
- Chứa đạm quý A2, không chứa A1 βcasein – chất gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa
- Chứa ít αs1 casein giúp tạo ra các mảng sữa đông mềm, dễ tiêu hóa hơn
- Chứa phong phú hàm lượng oligossacharides giúp phát triển cân bằng hệ vi sinh đường ruột và bảo vệ chống lại các mầm bệnh
- Chứa hàm lượng nucleotide cao giúp cải thiện sự phát triển của hệ tiêu hóa trong giai đoạn đầu đời trẻ sơ sinh.
- Tỉ lệ đạm whey:casein tối ưu, hạn chế hình thành các mảng sữa đông
- Bổ sung chất xơ GOS hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột
- Bổ sung Beta-palmitate giúp đường ruột khoẻ mạnh và hỗ trợ sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh.
- Bổ sung DHA & ARA hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển nói chung, nhận thức, thị lực và hành vi của trẻ
- Bổ sung 22 vitamin & khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ
Sữa dê Kabrita - Nhãn sữa dê số 1 thế giới - Nhập khẩu chính hãng từ Hà Lan.
> Xem thêm: Bạn nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị cúm và sốt?
Nguồn: Kabrita WorldWide
#Kabrita #suade #tieuhoa