Kabrita Việt Nam

Bé ăn dặm bị tiêu chảy: Mẹ chớ coi thường, xem ngay cách khắc phục

Đăng lúc 10/10/2023
Bé ăn dặm bị tiêu chảy: Mẹ chớ coi thường, xem ngay cách khắc phục

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Ăn dặm là một trong những dấu mốc phát triển quan trọng của trẻ nhỏ. Lần đầu tập cho con ăn dặm, bất kỳ biểu hiện bất thường nào của con cũng khiến cha mẹ lo lắng, chẳng hạn như trẻ ăn dặm bị tiêu chảy. Vậy, nguyên nhân hiện tượng này là gì và phụ huynh phải làm sao? Hãy cùng Kabrita tìm hiểu trong bài viết sau!

Vì sao trẻ ăn dặm bị tiêu chảy?

Bé mới tập ăn dặm nhưng bị tiêu chảy có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Ăn dặm quá sớm

Theo khuyến nghị, thời điểm bắt đầu ăn dặm phù hợp là 6 tháng tuổi trở đi. Bởi, lúc này, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ngày một tăng cao nhưng sữa mẹ không còn đủ cung cấp và hệ tiêu hóa con cũng hoàn thiện hơn, có khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm. Nếu cho bé ăn dặm trước khoảng thời gian này thì con có thể không kịp thích nghi, dẫn tới rối loạn tiêu hóa.

trẻ ăn dặm bị tiêu chảy

Ăn dặm quá sớm có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Ăn dặm sai cách

Có rất nhiều cách cho trẻ ăn dặm như ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm BLW. Mỗi trẻ sẽ phù hợp với một hình thức tập ăn dặm khác nhau nên nếu cơ thể không quen với cách ăn dặm hiện tại thì có khả năng gặp phải tình trạng tiêu chảy, khó tiêu.

Món ăn dặm không đảm bảo vệ sinh

Dù hệ tiêu hóa của trẻ dần hoàn thiện ở thời điểm ăn dặm nhưng nhìn chung vẫn còn khá nhạy cảm, yếu ớt. Nếu thực phẩm không bảo đảm an toàn, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng thì “chiếc bụng nhỏ” của con bắt đầu “phản kháng”, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Thêm nữa, khi làm thức ăn dặm cho bé nhưng mẹ chế biến sai cách (như xào nấu quá lâu, sử dụng thực phẩm qua đêm…), con có thể bị đầy bụng, khó tiêu.

>>> Xem thêm: Những điều cần biết về thức ăn dặm đặc cho bé

Một số bệnh lý

Nguyên nhân bé tập ăn dặm bị tiêu chảy cũng có khả năng đến từ tình trạng sức khỏe hiện tại. Cụ thể, một số bệnh lý liên quan đến tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, nhiễm khuẩn đường ruột… hoặc bé bị ngộ độc thực phẩm, dị ứng thực phẩm sẽ gây ra triệu chứng tiêu chảy, kèm theo quấy khóc, mệt mỏi hay nôn trớ.

Nhận biết dấu hiệu tiêu chảy của bé ở độ tuổi ăn dặm 

Dựa vào những biểu hiện sau đây, cha mẹ có thể nhận biết khi nào trẻ bị tiêu chảy:

  • Phân của trẻ ở dạng lỏng hoặc chỉ toàn nước, có màu lạ, mùi tanh, có thể lẫn chất nhầy.
  • Bé khó chịu, quấy khóc, chán bú, nôn ói, nóng sốt…
  • Số lần đi ngoài gấp đôi bình thường (ở trẻ nhũ nhi) hoặc >3 lần/ngày (ở trẻ lớn hơn).
  • Trẻ bị đau rát hậu môn.

Tiêu chảy ở trẻ ăn dặm có nguy hiểm không?

Nếu để tình trạng tiêu chảy kéo dài và không can thiệp kịp thời, trẻ phải đối mặt với nguy cơ mất nước và các chất điện giải quan trọng, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, hạ đường huyết, co giật… Thêm vào đó, tiêu chảy kéo dài còn có thể gây ra một số triệu chứng nghiêm trọng khác như suy giảm khả năng tiêu hóa, suy dinh dưỡng, chậm phát triển…

bé ăn dặm bị tiêu chảy

Tình trạng tiêu chảy khi ăn dặm kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng xấu cho sức khỏe của trẻ nên các mẹ cần chú ý.

Khi bé ăn dặm bị tiêu chảy, mẹ nên làm gì?

Ngay khi nhận thấy trẻ ăn dặm bị tiêu chảy, cha mẹ nên chủ động bù nước, bù khoáng cho con càng sớm càng tốt bằng nước, oresol, các loại nước trái cây… Sau đó, phụ huynh đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám và được hướng dẫn chăm sóc đúng cách.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng đừng quên thực hiện những biện pháp hữu ích bên dưới nhằm xử trí nhanh chóng tình trạng tiêu chảy và giúp bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe:

  • Cho trẻ tạm ngưng ăn dặm đến khi đi ngoài ổn định, hoặc chia nhỏ khẩu phần ăn bình thường thành nhiều bữa hơn.
  • Tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc bú sữa công thức để bù nước và bù đắp dưỡng chất thiết hụt. Đồng thời, cha mẹ kết hợp bổ sung nước và điện giải liên tục.
  • Nếu bé ăn dặm bị tiêu chảy, cha mẹ nên xây dựng lại chế độ dinh dưỡng, sao cho vừa có đầy đủ dưỡng chất cần thiết, vừa bổ sung thêm nhiều thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa (như gạo, khoai cây, thịt gà, thịt lợn, cá, sữa chua…). Cùng với đó, mẹ nên chế biến các món ăn mềm, dễ nhai nuốt và dễ tiêu như cháo, súp… để hạn chế kích thích đường ruột quá mức.
  • Phụ huynh tuyệt đối không tùy ý cho con dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu sau 1 - 2 ngày nhưng tình trạng trẻ ăn dặm đi ngoài liên tục không thuyên giảm thì cha mẹ hãy đưa con đi khám.

Kabrita - Giải pháp đồng hành cùng con khỏe tiêu hóa trong độ tuổi ăn dặm

Trong giai đoạn ăn dặm, sữa vẫn là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ. Do vậy, khi con đang bị rối loạn tiêu hóa, khó hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm, cha mẹ nên cho con uống đủ cữ sữa theo nhu cầu, giúp hạn chế mất nước và bổ sung chất dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe và bắt kịp đà phát triển tiêu chuẩn. Tuy nhiên, phụ huynh ưu tiên lựa chọn sản phẩm êm dịu với hệ tiêu hóa cùng nhiều thành phần dưỡng chất đa dạng, vừa hỗ trợ ổn định hoạt động đường ruột, vừa để bé hấp thu nhẹ nhàng.

Giới thiệu đến mẹ sữa dê Kabrita - Thương hiệu sữa dê Số 1 Thế giới, không chỉ thừa hưởng tinh túy từ sữa dê, mà còn sở hữu công thức cải tiến ưu việt, phù hợp với khả năng tiếp nhận của bé theo từng giai đoạn.

Cụ thể, sữa dê Kabrita có rất nhiều thành phần tốt cho hệ tiêu hóa, lấy từ nguồn sữa dê cao cấp như đạm quý A2, Oligosaccharides… đồng thời bổ sung chất xơ GOS, Beta-Palmitate và điều chỉnh tỷ lệ đạm Whey:đạm Casein. Qua đó giúp trẻ trong thời gian ăn dặm tiêu hóa đạm sữa mềm mịn nhẹ nhàng và cân bằng hệ vi sinh đường ruột hiệu quả để ăn uống ngon miệng. Đặc biệt, sản phẩm không chứa A1 βcasein - thành phần gây ra các rối loạn tiêu hóa cùng hàm lượng as1-casein thấp, hạn chế hình thành mảng sữa đông, gây khó tiêu hoặc tiêu chảy cho bé. 

Ngoài ra, Kabrita còn “tiếp thêm” các thành phần khác như DHA, ARA, 22 loại vitamin - khoáng chất… tạo điều kiện cho bé tăng trưởng toàn diện từ thể chất đến trí não, thị giác và tăng cường đề kháng tự nhiên. Chưa kể, sản phẩm được nhập khẩu nguyên lon chính hãng nên mẹ an tâm về chất lượng và sức khỏe lâu dài của bé yêu.

Để khám phá thêm những ưu điểm ấn tượng khác của sữa dê Kabrita và đặt mua sản phẩm phù hợp, cha mẹ hãy truy cập TẠI ĐÂY nhé! 

bé tập ăn dặm bị tiêu chảy

Kabrita được nhiều bé yêu thích nhờ mùi vị thơm ngon, hương vị thanh nhạt quen thuộc. 

Mong rằng thông tin trong bài viết giải đáp được thắc mắc trẻ ăn dặm bị đi ngoài phải làm sao của mọi phụ huynh lần đầu làm cha mẹ. Có thể thấy, “chiếc bụng nhỏ” của bé trong những năm đầu đời vô cùng nhạy cảm nên phụ huynh hãy chủ động chăm sóc và nuôi dưỡng bằng cách cho ăn dặm đúng thời điểm, đúng phương pháp; chọn thực phẩm ăn dặm an toàn và bổ sung đủ cữ sữa cần thiết.

>> Xem thêm: 

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết sau:
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ