Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Chắc hẳn khi nuôi con, nhiều mẹ gặp trường hợp bé ăn không tiêu bị nôn hoặc chướng bụng. Thậm chí một số bé còn bị sốt, quấy khóc khiến nhiều mẹ lo lắng. Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này và có hướng xử trí bình tĩnh, hiệu quả. Tham khảo ngay nhé!
Dấu hiệu nào nhận biết bé ăn không tiêu?
Chứng khó tiêu chức năng ở trẻ là tình trạng rối loạn tiêu hóa, gây nên nhiều triệu chứng như dưới đây:
- Trẻ bị đau bụng râm ran sau khi ăn.
- 1-2h sau bữa ăn, bụng của trẻ vẫn căng tròn, cảm giác chướng bụng. Khi mẹ vỗ nhẹ vào bụng trẻ nghe thấy âm thanh như tiếng trống.
- Trẻ có biểu hiện ợ nóng, ợ hơi, ợ chua.
- Trẻ bị buồn nôn, nôn trớ trong và sau khi ăn.
- Trẻ bị tiêu chảy hoặc táo bón.
- Trẻ xì hơi nhiều lần.
- Khi không tiêu, trẻ sẽ bú kém, chán ăn, lười ăn.
- Khó tiêu khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, đau bụng nên con thường xuyên quấy khóc.
Trẻ thường quấy khóc, cáu gắt khi ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
Trẻ ăn không tiêu có bị sốt không?
Câu trả lời là Có thể. Khi hệ tiêu hóa của bé không tiêu hóa hết thức ăn có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe như nhiễm khuẩn đường ruột, triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy, sốt. Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể khiến con bị thiếu chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bé ăn không tiêu bị nôn do đâu?
Tình trạng trẻ ăn không tiêu bị nôn đến từ các nguyên nhân sau:
- Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện: Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và cần thời gian làm quen với việc tiêu hóa thức ăn. Do đó, thời gian đầu ăn dặm, trẻ dễ bị đầy bụng, mắc chứng khó tiêu.
- Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh: Việc ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm độc là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ ăn không tiêu. Theo đó, nếu ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, trẻ có thể bị nôn, tiêu chảy,...
- Mất cân bằng dinh dưỡng: Chế độ ăn thiếu cân bằng giữa 4 nhóm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin - khoáng chất cũng là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, gây ra các dấu hiệu khó tiêu như đau bụng, đầy hơi,...
Chế độ ăn không phù hợp khiến trẻ ăn không tiêu, đầy hơi, đau bụng,... từ đó biếng ăn hơn.
Trẻ ăn không tiêu đầy hơi, mẹ cần làm gì?
Tùy vào độ tuổi của trẻ mà mẹ áp dụng cách khắc phục tình trạng khó tiêu khác nhau. Cụ thể:
Đối với bé dưới 6 tháng tuổi
Mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ, vì sữa mẹ có thành phần dễ tiêu hóa, giúp con cải thiện hiệu quả tình trạng bé ăn không tiêu bị đau bụng, đầy hơi,... Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất mẹ nên có chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng để nâng cao chất lượng sữa nuôi con, từ đó giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn.
Đối với bé 6 - 8 tháng tuổi
Mẹ cho bé ăn dặm đầy đủ và cân bằng tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để nâng cao sức khỏe đường ruột cho con. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung sữa công thức có đạm dễ tiêu hóa và trái cây mềm vào chế độ ăn của trẻ để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Đối với bé 8 - 12 tháng tuổi
Nếu trẻ từ 8 - 12 tháng bị khó tiêu, mẹ nên ưu tiên chế biến các món mềm như bột, cháo, súp, trái cây mềm,... để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa của bé. Lưu ý khi nấu cháo, mẹ có thể tham khảo các loại thực phẩm sau: yến mạch, khoai lang, trứng, thịt, dầu ô liu, cải bó xôi, cà rốt... để bé dễ tiêu hóa và hấp thu.
Mẹ có thể chế biến các món cháo thơm ngon để vừa giúp dễ tiêu hóa - vừa thay đổi khẩu vị cho con.
Ngoài ra đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi
Mẹ nên cho con thực hiện một số động tác giúp xì hơi dễ dàng. Chẳng hạn như đặt bé nằm ngửa rồi nắm chặt phần chân gần đầu gối, đẩy từ từ một chân lên phía ngực còn chân kia đẩy xuống dưới rồi đổi bên. Động tác này sẽ giúp khí trong bụng trẻ được đẩy ra ngoài, con không còn bị chướng bụng, đầy hơi nữa.
Bé 12 - 24 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, ngoài cho bé ăn những món ăn mềm như bột, cháo, mẹ hãy tập cho bé ăn thêm nui, bún, hủ tíu,… Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của con làm quen nhiều dạng thức ăn rắn, từ đó có thể tiêu hóa dễ dàng, thuận lợi hơn.
Bé trên 24 tháng
Thời gian này, mẹ đã có thể cho bé tập ăn cơm. Tuy nhiên, mẹ nên tập với số ít và tăng dần số lượng lên để bé thích nghi. Chẳng hạn, mẹ có thể cho trẻ ăn kết hợp 1 bữa cơm cùng 2 bữa cháo trong 3 - 4 ngày. Nếu con không có biểu hiện khó tiêu thì mẹ tăng dần số bữa cơm trong ngày đến khi con có thể ăn cơm 3 bữa 1 ngày.
Thực phẩm nào giúp bé tiêu hóa tốt?
Mẹ nên bổ sung rau xanh và trái cây giàu chất xơ như táo, đu đủ, bí ngô, các hạt ngũ cốc, đậu hà lan,... vào thực đơn để hỗ trợ hệ tiêu hóa và cân bằng nguồn dinh dưỡng cho bé.
Ngoài ra, đối với những trẻ có hệ tiêu hóa kém, mẹ nên ưu tiên chọn sữa công thức dễ tiêu hóa. Hiện nay, mặc dù sữa bò công thức là phổ biến nhưng lại có nhiều bất cập về thành phần đạm sữa. Cụ thể, sữa bò chứa nhiều αs1-casein khi vào dạ dày sẽ tạo ra nhiều mảng sữa đông, gây khó tiêu hơn. Ngoài ra, sữa bò cũng chứa một lượng lớn đạm A1 - chất gây rối loạn tiêu hóa và nguy cơ mẫn cảm cao. Hiểu được điều này, nhiều phụ huynh hiện đại đã cho con dùng sữa dê công thức để thay thế sữa bò.
Điển hình như sữa dê Kabrita - thương hiệu sữa dê số 1 đến từ Hà Lan đã kế thừa đặc tính ưu việt của sữa dê nguyên bản, cùng công thức cải tiến mới, góp phần cải thiện hệ tiêu hóa khỏe và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ.
Cụ thể, Kabrita chứa đạm A2, không chứa đạm A1 và nồng độ as1-casein thấp, giúp tạo mảng sữa đông mềm, cho bé dễ dàng tiêu hóa, hạn chế các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng,... Sản phẩm cũng chứa hàm lượng Oligosaccharides và Nucleotide dồi dào, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, chống mầm bệnh bám dính và củng cố các tế bào niêm mạc đường ruột khỏe mạnh để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe hơn. Ngoài ra, mẹ có thể yên tâm rằng sữa dê Kabrita mang đến cho bé yêu nguồn dinh dưỡng sạch, dịu nhẹ và an toàn cùng mùi vị dễ uống, thanh mát, phù hợp với khẩu vị của bé.
Cha mẹ có thể tìm mua sữa Kabrita tại website Kabrita, liên hệ Tổng đài 1900 3454, hệ thống siêu thị Concung, Bibomart, kidplaza, Bé Bụ Bẫm trên toàn quốc hoặc các trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki,...
Sữa dê Kabrita với nguồn dinh dưỡng mát lành từ thiên nhiên, dịu nhẹ với hệ tiêu hóa của bé, giúp con hấp thu nhanh, lớn khôn khỏe mạnh.
Trên đây là những giải đáp về thắc mắc vì sao bé ăn không tiêu chướng bụng và cách giúp trẻ khắc phục tình trạng này hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để có thể chăm sóc con tốt hơn, giúp bé lớn khôn khỏe mạnh.
>>> Xem thêm: