Kabrita Việt Nam

Cúm và sốt ở trẻ sơ sinh: Bạn có thể làm gì?

Đăng lúc 08/06/2022
Cúm và sốt ở trẻ sơ sinh: Bạn có thể làm gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Cúm là gì?

Chúng ta thường phân vân giữa cảm và cúm, nhưng đây là hai trường hợp hoàn toàn khác biệt. Về thuật ngữ khoa học, cúm là bệnh gây ra do virus cúm, thường gặp nhất vào mùa thu và chớm xuân. Cúm là bệnh truyền nhiễm, giống với cảm: bé có thể bị nhiễm khi hít phải virus, hoặc thông qua tiếp xúc trực tiếp. 

Bệnh cúm có lây không?

Một câu trả lời đơn giản: cúm rất dễ lây. Cúm lây truyền thông qua những hạt nhỏ trong không khí, cũng như qua tiếp xúc trực tiếp, do đó bé sẽ dễ mắc bệnh nếu tiếp xúc với người mang virus. Bé sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu đi nhà trẻ, hoặc ở với người giữ trẻ. Một điều cần lưu ý về bệnh cúm ở trẻ sơ sinh là bệnh lây rất nhanh khi người bệnh đứng gần trẻ, và có thể lây truyền thông qua nước bọt. Quan trọng là những đứa trẻ rất thích bỏ đồ chơi vào miệng, một hành động làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh hơn nữa. 

Dịch cúm là gì?

Một dịch cúm nghĩa là: nhiều người bị cúm trong cùng một thời điểm. Thông thường, chu kỳ dịch cúm xuất hiện khi có 51 trên 100.000 người có các triệu chứng cúm trong vòng ít nhất 2 tuần liên tiếp. Đây là thời gian trẻ dễ mắc cúm nhất, khoảng 30% số trẻ sẽ mắc bệnh. 

Triệu chứng của cúm

Đầu tiên, các triệu chứng cúm ở trẻ nhỏ dường như giống với cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ nặng hơn, và có thể gây ra một số vấn đề với bé. Sau đây là một số triệu chứng thường gặp của cúm:

  • Chảy mũi nước
  • Ho dai dẳng
  • Biếng ăn
  • Lạnh run
  • Sốt
  • Trẻ khóc nhiều hơn bình thường
  • Cảm thấy ớn lạnh
  • Mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn.

Dĩ nhiên, trẻ em thì không thể mô tả triệu chứng của mình, và có nhiều triệu chứng bạn không thể thấy được. Chẳng hạn như đau đầu, đau cơ và đau họng. Ngoại trừ những triệu chứng trên, cúm thường không nghiêm trọng. Trẻ có thể dễ kích ứng và khó chịu, đặc biệt là trẻ không thể nói với bạn cảm giác của trẻ. 

Khi trẻ sơ sinh bị cúm, trẻ sẽ luôn quấy khóc nhiều và dường như ngất ngư. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ phục hồi nhanh; tuy nhiên, quan trọng là bạn phải luôn để mắt đến trẻ, vì có thể bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn với các biến chứng, chẳng hạn như viêm phổi. 

> Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về cảm lạnh và virus hợp bào hô hấp ở trẻ

Hồi phục sau cúm

Do cúm là một bệnh nhiễm virus, cho nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, và bạn cần phải đợi cơ thể của bé chống lại bệnh tật. Cách tốt nhất là luôn luôn nghỉ ngơi khi bị cúm. Bạn nên để trẻ ở nhà và nghỉ ngơi thật tốt. Nếu bé muốn ngủ, cứ để bé ngủ. Trẻ sơ sinh bị cúm có thể cần ngủ nhiều hơn bình thường. Một điểm cũng quan trọng nữa là phải bổ sung nước cho trẻ. Bạn cần cho trẻ uống nhiều nước hơn, cũng như thêm một ly sữa dê Kabrita.

Để trẻ phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm, bạn có thể làm một số việc sau đây:

  • Rửa tay của bạn và bé thường xuyên. Điều này sẽ giúp giảm lượng vi khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm. 
  • Không nên quấn quá nhiều chăn cho bé. Ngay cả khi bé lạnh run, cách tốt nhất là bạn mặc cho trẻ đồ cotton mỏng để trẻ cảm thấy thoải mái. 
  • Đừng để nhiệt độ phòng quá cao. Nhiệt độ phòng nên khoảng 20 độ C.

Làm thế nào để giảm các triệu chứng của cúm?

Nếu bé bị chảy mũi kéo dài, bạn có thể dùng dụng cụ hút mũi để nhẹ nhàng lấy dịch ra. Điều này sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn và ngủ thoải mái hơn. Có một số loại thuốc ho đặc biệt cho bé, có thể làm giảm đau họng và ngừa ho khan, ngứa họng. Nếu bạn nghĩ rằng bé bị đau cơ hoặc đau đầu, bạn có thể dùng paracetamol liều thấp để giảm đau cho bé. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, để chọn đúng liều cho tuổi và cân nặng của trẻ. 

Sốt ở trẻ sơ sinh

Nếu bạn cảm thấy bé hơi ấm hoặc đổ mồ hôi bất thường, bạn hãy sử dụng nhiệt kế để kiểm tra chính xác thân nhiệt của trẻ, xem trẻ có sốt hay không. Cách đáng tin cậy nhất để đo thân nhiệt của bé là dùng nhiệt kế hậu môn. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế điện tử để có kết quả chính xác nhất. 

  • 37 ° C = thân nhiệt bình thường
  • Từ 37.5 ° C đến 38 ° C = thân nhiệt cao
  • Từ 38 ° C đến 40 ° C = sốt
  • Trên 40 ° C = sốt cao

Nếu bé bị sốt, bạn cần đảm bảo bé uống đủ nước và uống tốt. Bạn nên cho bé uống nhiều nước hoặc sữa. Sữa dê Kabrita là một lựa chọn tốt cho sức khoẻ để đảm bảo đủ dịch cần thiết cho trẻ. Bạn cũng có thể bổ sung thêm một ly cho trẻ bị sốt. 

Xử trí sốt ở trẻ sơ sinh

Cũng như cúm, sốt không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Sau một thời gian, sốt sẽ hết, và bạn cần phải kiên nhẫn. Một số triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh có thể làm bạn lo lắng. Bé có bỏ ăn không? Đừng lo lắng quá nhiều về việc này, vì khi trẻ bị sốt, trẻ trở nên biếng ăn là điều rất bình thường. 

Quan trọng hơn là bạn cần đảm bảo bé tiếp tục uống tốt, để tránh bị mất nước. Mất nước có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn cho trẻ. Cần đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi nhiều. Không nhất thiết trẻ phải nghỉ ngơi trên giường. Bạn có thể để trẻ ở gần bạn, nhưng đừng đánh thức trẻ hoặc khuyến khích trẻ chơi nếu trẻ thích ngủ hơn. Cuối cùng, cần đảm bảo bạn quan tâm đến trẻ nhiều hơn khi trẻ bị sốt. 

Khi nào thì tôi nên đưa trẻ đến bác sĩ?

Đôi khi, bạn nên đưa trẻ bị sốt đến khám bác sĩ. Sau đây là một vài trường hợp cần chăm sóc y tế:

  • Bé nhỏ hơn ba tháng tuổi.
  • Bé đã từng bị sốt trên 3 ngày, và không hạ sốt.
  • Bé không chịu uống.
  • Bé ói, tiêu chảy, hoặc da bé đổi màu.
  • Bé hết sốt, nhưng vài ngày sau sốt lại và sốt cao.
  • Bé dường như bị nghẹt mũi, và khó thở.
  • Bé lừ đừ và khó đánh thức.
  • Bé bị co giật hoặc động kinh. Toàn thân bé bị giật, tay và chân run hoặc kéo dãn.

Thông thường, cúm và sốt hầu hết không gây hại. Bạn chỉ có thể thử làm giảm các triệu chứng của trẻ. Cho đến khi bé hết sốt hoặc hết cúm, chủ yếu là bé nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước và bạn cần chú ý đến bé nhiều hơn một chút. Bạn cần để mắt đến các triệu chứng và chú ý nếu các triệu chứng nặng lên. Nếu cúm kéo dài quá hai tuần mà không cải thiện, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. 

>>> Một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh:

Nguồn: Kabrita WorldWide
#Kabrita #suade #tieuhoa

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ