Mất sữa sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách kích sữa – Kabrita Việt Nam

Kabrita Việt Nam

Mất sữa sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách kích sữa

Đăng lúc 06/03/2023
Mất sữa sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách kích sữa

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Mất sữa đột ngột sau khi sinh khiến các mẹ vô cùng lo lắng do không có nguồn sữa để nuôi con. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển của bé. Như vậy, làm thế nào phát hiện được dấu hiệu mất sữa để sớm có biện pháp xử trí? Các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để có giải đáp chi tiết nhất!

Tự nhiên mất sữa là tình trạng gì? 

Thông thường, sau khi sinh một vài ngày, tuyến sữa của mẹ hoạt động liên tục để tiết ra nguồn sữa cho con bú. Tuy nhiên, nếu một lý do nào đó làm cho tuyến sữa ngưng hoạt động, không còn tiết sữa như bình thường dù cho mẹ đã cố gắng nặn, vắt thì điều này có nghĩa mẹ đã bị mất sữa. 

Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào cơ địa của người mẹ. Đôi khi, mất sữa có thể xảy ra đột ngột nhưng có khi sữa tiết ra ít dần, sau đó mới mất sữa hẳn. 

Phân biệt mất sữa, ít sữa và tắc sữa

Nhiều mẹ mới sinh con đầu lòng hay nhầm lẫn giữa mất sữa, ít sữa và tắc sữa. Theo đó, đây là 3 tình trạng hoàn toàn khác nhau và mẹ có thể phân biệt dựa vào một số đặc điểm dưới đây: 

  • Mất sữa: Là hiện tượng tuyến sữa ngừng hoạt động, đồng thời hai bầu ngực xẹp đi, lỏng lẻo, dù cố gắng nặn hay vắt đều không thấy sữa chảy ra. 
  • Ít sữa: Là hiện tượng sữa tiết ra ít hơn bình thường. Hai bầu ngực của mẹ không đau hay căng tức nhiều. 
  • Tắc sữa: Là hiện tượng sữa tiết ra bình thường nhưng do ống dẫn sữa bị tắc nên sữa không thể chảy ra ngoài. Điều này làm cho ngực của mẹ căng tức, đôi khi sốt và cơ thể mệt mỏi. 

 

    dấu hiệu mất sữa

    Mất sữa là tình trạng tuyến sữa ngưng hoạt động, làm cho sữa không được sản xuất như bình thường, về lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. 

    Điểm danh dấu hiệu mất sữa thường gặp

    Tình trạng mất sữa sau khi sinh có thể nhận biết thông qua 3 dấu hiệu sau: 

    • Ngực xẹp, không căng tức: Thông thường, nếu ngực căng đầy chứng tỏ mẹ có nhiều sữa. Ngược lại, khi bầu ngực xẹp, nhão, lỏng lẻo, không có dấu hiệu căng tức thì điều này cho thấy mẹ đang bị mất sữa. 
    • Tắc tia sữa: Nhiều trường hợp ngực của mẹ căng đầy, nhưng không tiết ra sữa là do ống dẫn sữa bị tắc, khiến sữa bị giữ lại bên trong. Về lâu dài, sữa tích tụ và đông lại, gây ra tắc tia sữa và dẫn đến mất sữa. 
    • Mẹ không có sữa hoặc có sữa rất ít: Nếu mẹ đã cho con bú hoặc kích thích bầu ngực bằng máy hút sữa, nhưng không thấy sữa chảy ra ngoài hoặc chảy ra quá ít thì đây cũng là dấu hiệu mất sữa. 

    Nguyên nhân gây ra mất sữa đột ngột

    Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa khi cho con bú. Trong đó, nổi bật là 6 nguyên nhân dưới đây:

    Mắc bệnh liên quan đến tuyến vú

    Khi mẹ mắc phải bệnh lý liên quan đến tuyến vú như tắc tia sữa, áp xe vú, nhiễm khuẩn núm vú, điều này có thể khiến ống dẫn sữa bị tắc, dần dần gây ra mất sữa. 

    Bé ít bú mẹ

    Về cơ bản, sữa mẹ được sản xuất theo nhu cầu bú sữa của em bé. Nếu bé bú mẹ thường xuyên thì nguồn sữa được tiết ra liên tục, đảm bảo dinh dưỡng đủ đầy cho con. Ngược lại, nếu bé bú ít hoặc không bú, có thể dẫn đến hiện tượng giảm sữa, về lâu dài gây ra mất sữa hoàn toàn. 

    >>> Có thể bạn quan tâm: Bé không chịu bú mẹ vì sao và cách xử trí phù hợp

    Mẹ bị trầm cảm, stress

    Nhiều chị em lần đầu làm mẹ do chưa có kinh nghiệm chăm sóc con nên thường xuyên cảm thấy căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi. Tình trạng này nếu kéo dài có thể khiến máu lưu thông kém hơn, kinh mạch trì trệ làm cho cơ thể không tiết sữa như bình thường. 

    Chế độ dinh dưỡng kém hoặc tiêu thụ những thực phẩm gây mất sữa

    Sau khi sinh con, mẹ được khuyến khích bổ sung đa dạng thực phẩm để tăng khả năng tiết sữa và nâng cao chất lượng nguồn sữa. Nếu quá kiêng cữ trong chế độ ăn uống hoặc bổ sung thực phẩm làm mất sữa như bắp cải, lá lốt hoặc măng chua thì đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ dễ bị mất sữa.

    cách gọi sữa về sau khi mất sữa

    Chế độ dinh dưỡng sau sinh không hợp lý chính là nguyên nhân gây mất sữa ở mẹ. 

    Nghỉ ngơi không hợp lý

    Nhiều mẹ do phải chăm sóc con, làm việc nhà vất vả nên không có thời gian để nghỉ ngơi. Điều này dẫn đến sức khỏe và tinh thần của mẹ ngày càng suy kiệt, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tiết sữa. 

    Mẹ ít uống nước

    Mẹ phải uống nhiều nước mỗi ngày, không được uống quá ít có thể khiến sữa ít hơn hoặc dẫn đến mất sữa đột ngột. 

    Mất sữa hoàn toàn có lấy lại được không?

    Một số trường hợp mất sữa hoàn toàn có thể lấy lại được, nếu như áp dụng cách kích sữa an toàn và đúng đắn. Do đó, khi xuất hiện dấu hiệu mất sữa, mẹ đừng nên quá lo lắng mà cần đi khám ngay, để bác sĩ có thể kiểm tra, đề xuất cách trị mất sữa phù hợp, giúp mẹ sớm có sữa cho con bú. 

    Cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa

    Như đã đề cập, khi gặp phải tình trạng mất sữa, đầu tiên mẹ nên đi khám với bác sĩ để xác định nguyên nhân gây ra mất sữa liệu có phải là do bệnh lý hay không. Nếu có thì cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ, nếu không thì mẹ có thể áp dụng một số cách “gọi sữa” về dưới đây: 

    Tiếp tục cho bé bú

    Hoạt động bú của bé chính là cách kích sữa hiệu quả ngay cả khi mẹ đã bị mất sữa. Vì thế, mẹ hãy tiếp tục cho con bú đủ cữ (khoảng 2 - 3 giờ/lần), thực hiện đều đặn mỗi ngày, để kích thích sữa tiết ra nhiều hơn. Ngoài ra, mẹ nên cho con bú lâu hơn, khoảng 20 - 30 phút và thậm chí là 45 phút cho một bên vú, để cơ thể tiếp tục sản xuất sữa thêm nữa. 

    mất sữa

    Mẹ nên tiếp tục cho con bú đủ cữ để kích thích sữa về nhiều hơn, khắc phục tình trạng mất sữa. 

    Bổ sung thực phẩm lợi sữa 

    Sau khi sinh con, mẹ nên xây dựng chế độ ăn khoa học, đảm bảo cân đối dinh dưỡng (chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin - khoáng chất) để duy trì nguồn sữa nuôi con. Nếu gặp phải dấu hiệu mất sữa, mẹ hãy bổ sung thực phẩm giúp “gọi sữa” dạt dào như rau má, rau khoai lang, các loại đậu, trứng, việt quất, ngũ cốc nguyên hạt; đồng thời hạn chế các loại gia vị cay như tỏi, ớt, hành tây để không ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng sữa mẹ.

    Dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn

    Theo khuyến nghị của bác sĩ, thời gian đầu sau khi sinh, mẹ nên ngủ ít nhất 10 giờ mỗi ngày để cơ thể được nghỉ ngơi, hồi sức và giúp sữa tiết ra thuận lợi. Ngoài ra, các mẹ hãy thực hiện hoạt động như yoga, ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc hoặc trò chuyện với người thân để kiểm soát căng thẳng, thư giãn tinh thần tốt hơn và từ đó, kích thích sữa về dồi dào, cải thiện tình trạng mất sữa. 

    Uống nhiều nước

    Phụ nữ sau sinh được khuyến khích uống từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày, để sản xuất sữa nhiều hơn. Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung nước canh, nước ép trái cây, sữa bầu hoặc các loại trà thảo mộc, nhưng tuyệt đối không được sử dụng thức uống có cồn (rượu, bia) vì điều này gây ra mất nước, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa. 

    Sử dụng máy hút sữa để kích sữa

    Sử dụng máy hút sữa cũng là một cách lấy lại sữa hiệu quả khi gặp phải tình trạng mất sữa. Theo đó, mẹ nên dùng máy hút sữa ít nhất 8 lần/ngày, mỗi lần 30 phút và chia ra 2 - 3 giờ hút sữa một lần. Như vậy, có thể giúp sữa mẹ tiết ra đều đặn, đảm bảo đủ sữa cho con bú. 

    Bên cạnh đó, các mẹ hãy hút sữa vào một thời gian cố định như 7 giờ sáng, 10 giờ sáng hoặc 13 giờ trưa. Lặp lại hằng ngày vào khung giờ này để hình thành phản xạ tiết sữa, lúc ấy sữa tự động chảy ra khi mẹ cho con bú. 

    Massage vùng ngực

    Trước khi cho con bú sữa, mẹ nên massage nhẹ nhàng hai bầu ngực. Cách này kích thích tuyến vú hoạt động, giúp sữa xuống đều và cho bé dễ bú mẹ hơn. Cụ thể, mẹ có thể dùng một tay nâng ngực, tay còn lại xoa nhẹ xung quanh bầu vú theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 - 30 lần. 

    Chườm ấm ngực

    Ngoài massage ngực, mẹ có thể sử dụng khăn xô thấm nước nóng và chườm quanh bầu ngực. Đây là cách lấy lại sữa khi bị mất sữa hiệu quả, đồng thời giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, cũng như mắc bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa. 

    Trong thời gian chờ nguồn sữa về, để đảm bảo con yêu nhận được đầy đủ dưỡng chất và phát triển ổn định thì mẹ có thể kết hợp sữa công thức

    Theo đó, các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm về việc nuôi con bằng sữa dê bởi nguồn dinh dưỡng tự nhiên, êm dịu với tiêu hóa của bé, cũng như có hương vị thơm ngon, giúp bé dễ bú và bắt kịp đà tăng trưởng ổn định. Nổi bật trên thị trường hiện nay, sữa dê Kabrita là gợi ý các mẹ không nên bỏ qua. 

    Sản phẩm đã kế thừa thành phần quý giá của sữa dê nguyên bản, chứa đạm quý A2 βcasein, không có đạm A1 βcasein và có nồng độ αs1 casein thấp, giúp tạo ra mảng sữa mềm - lỏng, cho bé dễ hấp thu và tiêu hóa hơn. Ngoài ra, sữa dê Kabrita chứa nhiều oligosaccharides giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cùng với hàm lượng Nucleotides cao, hỗ trợ tăng cường miễn dịch đường ruột, qua đó bảo vệ tiêu hóa khỏe mạnh cho bé. 

    cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa

    Trong thời gian chờ sữa về, mẹ có thể sử dụng sữa dê Kabrita để bổ sung nguồn dinh dưỡng đủ đầy, cải thiện tiêu hóa khỏe và giúp bé phát triển ổn định. 

    Bên cạnh đặc tính dịu nhẹ từ sữa dê, Kabrita còn có công thức cải tiến độc quyền, bao gồm tỷ lệ đạm whey:casein tối ưu, hạn chế hình thành các mảng sữa đông. Chất xơ GOS nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột và Beta-palmitate thúc đẩy hoạt động tiêu hóa. DHA & ARA giúp bé hoàn thiện não bộ, nhận thức, thị lực và hành vi. Đi cùng là 22 loại vitamin - khoáng chất hỗ trợ tăng cường đề kháng, cho bé phát triển toàn diện trong giai đoạn đầu đời. 

    Sữa dê Kabrita không chỉ có nguồn dinh dưỡng đủ đầy, mà còn ghi điểm với hương vị thơm ngon, phù hợp với khẩu vị của bé. Từ đó, giúp bé uống ngon, uống khỏe và tăng cân đều đặn.

    Làm thế nào để hạn chế bị mất sữa khi đang cho con bú?

    Tình trạng mất sữa đột ngột không chỉ khiến bé mất đi nguồn dinh dưỡng quý giá, tăng nguy cơ chậm phát triển, mà còn khiến các mẹ lo lắng, dẫn đến trầm cảm vì không có sữa cho con bú. Do đó, phòng ngừa ngay từ đầu là việc làm cần thiết nhằm giúp con phát triển khỏe mạnh và toàn diện từ nguồn sữa ngọt ngào của mẹ. 

    Cụ thể, một số biện pháp giúp mẹ phòng ngừa mất sữa khi cho con bú bao gồm:

    • Sau khi “vượt cạn”, mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu protein, chất béo và ngũ cốc. Đồng thời, tránh sử dụng thực phẩm làm mất sữa như măng chua, dưa muối. 
    • Hãy cho con bú mẹ thường xuyên, đảm bảo đúng và đủ cữ để nguồn sữa tiết ra dồi dào. 
    • Massage và vệ sinh bầu ngực mỗi ngày để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, đồng thời giúp sữa dễ lưu thông, hạn chế tắc tia sữa. 
    • Thực hiện liệu pháp da kề da không chỉ kết nối tình cảm giữa mẹ và bé mà còn hữu ích trong việc sản xuất sữa tự nhiên, qua đó ngăn ngừa tình trạng mất sữa. 
    • Không được tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi, đây cũng là nguyên nhân gây ra mất sữa và ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú.
    • Giữ tâm trạng thoải mái và vui vẻ, kết hợp ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý để quá trình tiết sữa được thuận lợi.

    cách lấy lại sữa khi bị mất sữa

    Tiếp xúc da kề da cũng là một cách gọi sữa về tự nhiên, ngăn ngừa mất sữa đột ngột. 

    Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin hữu ích về dấu hiệu mất sữa đột ngột sau khi sinh. Các mẹ nên tham khảo để có biện pháp xử lý kịp thời, từ đó duy trì nguồn sữa quý giá cho bé. Nếu tình trạng mất sữa diễn ra trong thời gian dài, không thể khắc phục bằng một số cách thông thường thì khi ấy, mẹ nên đi khám để bác sĩ có thể chẩn đoán, đề xuất cách gọi sữa khác hiệu quả hơn. 

    >>> Xem thêm: 

    Chia sẻ bài viết này Share
    Bài viết khác
    Danh mục