Kabrita Việt Nam

Trẻ sơ sinh lười bú, bú ít: Mẹ nên làm gì để khắc phục?

Đăng lúc 08/03/2023
Trẻ sơ sinh lười bú, bú ít: Mẹ nên làm gì để khắc phục?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Trẻ sơ sinh lười bú, bú ít và trở nên nhẹ cân, chậm lớn là điều khiến cho nhiều mẹ bỉm không khỏi lo lắng. Vậy nguyên nhân nào làm cho bé lười bú và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Kabrita tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bú ít và lười bú hơn bình thường

Ở mỗi độ tuổi trẻ sẽ có nhu cầu lượng sữa khác nhau, tuy nhiên trung bình trẻ vẫn cần bú khoảng 8 - 12 lần/ngày với lượng sữa khoảng 600 - 900ml/ngày (trẻ 1 - 6 tháng tuổi). Khi trẻ biếng bú sẽ bú ít sữa hơn so với bình thường, con ngậm ti nhưng không chịu bú. Điều này sẽ làm cho trẻ bị mất nước, đi tiểu ít hơn 6 lần/ngày, đi đại tiện ít hơn 2 lần/ngày, ngủ không sâu giấc, dễ quấy khóc và cựa quậy nhiều lần. 

> Xem thêm: Lượng sữa cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng?

Nguyên nhân bé lười bú

Trẻ sơ sinh biếng bú có thể do rất nhiều nguyên nhân, cụ thể như:

Bé đang gặp vấn đề sức khỏe

Bé mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp (ho, nghẹt mũi, viêm họng), đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, đau bụng) hoặc bị nấm lưỡi, nhiệt miệng, có vết trầy xước trong miệng sẽ khiến con mệt mỏi, bú sữa không thoải mái và lười bú hơn.

trẻ sơ sinh bú ít

Cơ thể không khỏe là một nguyên nhân khiến cho trẻ đột nhiên lười bú.

Sữa mẹ có vị lạ 

Trẻ sơ sinh lười bú mẹ có thể do sữa mẹ có vị lạ, mùi vị không giống như trước. Vị sữa lạ có thể do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống của mẹ, có thức ăn nặng mùi, nhiều gia vị, đồ cay nóng, đồ chua. Chưa kể, nếu mẹ ăn nhiều hành hay bắp cải cũng làm cho trẻ bị đầy hơi và đau bụng. 

> Có thể mẹ quan tâm: Sữa mẹ có vị gì là bình thường?

Sữa mẹ về không đều

Sữa mẹ tiết ra không đều, quá ít hoặc quá nhiều đều có thể khiến trẻ sơ sinh biếng bú, bú ít. Sữa quá ít trẻ bú không đủ no, khiến con cáu gắt và khó chịu. Còn nếu sữa về quá nhiều lại dễ làm con bị sặc và ngợp khi bú. 

> Xem thêm:

Đầu ti của mẹ bất thường 

Đầu ti của mẹ bị thụt sâu vào trong, kích cỡ quá to so với miệng của trẻ hoặc có mùi khó chịu khiến cho con không bú được nhiều sữa và trở nên biếng bú. 

Tư thế bú không thoải mái 

Tư thế cho bú không thoải mái làm cho trẻ ngậm bắt vú không chuẩn, dễ bị sặc sữa, khó nuốt sữa, không bú đủ no là nguyên nhân khiến cho trẻ lười bú và bú ít hơn. Hơn nữa, tư thế cho bú sai cách còn làm cho mẹ mỏi lưng, mỏi cơ và đầu ngực bị nứt gây đau khó chịu.

Do bé không hợp mùi vị của sữa công thức

Đối với trẻ bú sữa công thức, nếu sữa không hợp khẩu vị, quá ngọt so với sữa mẹ hoặc khó tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa thì trẻ cũng sẽ “từ chối”, trở nên lười bú hay thậm chí là bỏ bú sữa.

3 - 4 tháng tuổi là thời điểm trẻ biếng ăn sinh lý, lười bú hơn bình thường

Bé 3 tháng lười bú hay bé 4 tháng lười bú chậm tăng cân đều có thể do con đang bắt đầu hình thành các kỹ năng vận động - trí tuệ hoặc mọc răng sớm (vẫn có một số trường hợp trẻ mọc răng trong khoảng 4 - 5 tháng tuổi). Vì vậy mà trong giai đoạn này, trẻ thường cảm thấy khó chịu, bú ít và hay quấy khóc. 

 

Trẻ sơ sinh bú ít có ảnh hưởng gì không?

Trẻ sơ sinh lười bú sữa nếu không được khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của con. Khi bú ít, trẻ không nhận đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cân chậm và thấp bé hơn so với các bạn đồng trang lứa. Thêm nữa, điều này còn làm não bộ kém phát triển, trẻ bị thiếu tập trung, không nhanh nhạy, ảnh hưởng đến khả năng tư duy và quá trình học tập sau này. Ngoài ra, việc trẻ sơ sinh ăn ít, lười bú, bú kém cũng làm giảm sức đề kháng khiến trẻ dễ bị đau ốm, cơ thể yếu ớt và chậm phát triển.

trẻ sơ sinh lười bú

Trẻ sơ sinh bú ít trong thời gian dài khiến con kém phát triển và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Bé lười bú, phải làm sao?

Đến đây, hẳn là mẹ đã nắm được nguyên nhân cũng như các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ biếng bú sữa rồi. Để cải thiện tình trạng này, mẹ hãy tham khảo ngay 6 cách sau đây nhé:

Điều trị các vấn đề sức khỏe bé đang gặp phải trước tiên

Trường hợp trẻ bị các bệnh lý về đường hô hấp, đường tiêu hóa kèm theo bú kém, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Từ đó, giúp con nhanh chóng khỏi bệnh và bú sữa bình thường trở lại. 

Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của mẹ

Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh lười bú cho sữa mẹ có vị lạ, mẹ cần đặc biệt quan tâm chế độ ăn uống của mình. Theo đó, trong thời gian cho con bú sữa mẹ, mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học, cân đối 4 nhóm thực phẩm (tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất). Đồng thời, cũng nên ưu tiên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây; hạn chế bia rượu, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt hay quá mặn để có nguồn sữa chất lượng cho con.

Cho bé bú thường xuyên

Việc cho trẻ bú sữa thường xuyên bằng cách tăng cữ bú, không để khoảng cách giữa các cữ bú quá xa giúp tuyến sữa được kích thích và tiết ra nhiều sữa, sữa về đều đặn. Nhờ vậy mà trẻ bú sữa no, cảm thấy dễ chịu và thích bú mẹ hơn. 

Tham khảo các tư thế cho bé bú đúng cách

Có 2 tư thế cho bé bú để mẹ tham khảo là tư thế nằm và tư thế ngồi. Với tư thế nằm, mẹ chú ý đặt đầu trẻ cao hơn so với phần thân để hạn chế tình trạng trào ngược sữa. Còn với tư thế ngồi, mẹ chú ý để phần đầu - lưng - mông của con nằm trên đường thẳng, bụng bé chạm vào bụng mẹ, mặt bé chạm ngực mẹ, không nên để con ở tư thế nằm ngửa nhé. 

Thay đổi bình sữa đối với các bé bú bằng bình

Một cách để khắc phục bé lười bú bình đó là chọn loại bình sữa mới có phần núm vú mềm mại, kích cỡ vừa với miệng của trẻ, tốc độ chảy sữa vừa phải, không quá nhanh để không làm con bị sặc khi bú sữa. 

Chọn sữa cho bé lười bú có mùi vị con yêu thích

Trong trường hợp con dùng sữa công thức, để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bú ít, mẹ nên chọn loại sữa có hương vị thanh nhạt tự nhiên và hợp với khẩu vị của trẻ. Hơn nữa, sữa còn phải đảm bảo chứa đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, mát dịu với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ sơ sinh và có xuất xứ rõ ràng, an toàn cho sức khỏe. 

Một gợi ý cho mẹ về là sữa dê Kabrita - sản phẩm nhận được sự tin chọn của nhiều phụ huynh Việt. Sữa dê Kabrita nổi bật với công thức dinh dưỡng tự nhiên mát dịu, tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ sơ sinh khi chứa 100% đạm quý A2 dễ hấp thu, không có đạm A1 gây rối loạn tiêu hóa và ít đạm αs1 casein giúp tạo mảng sữa đông mềm lỏng. Chính vì thế mà trẻ tiêu hóa dễ dàng, hấp thu nhanh dưỡng chất, hạn chế bị táo bón hay đầy hơi. 

Kết hợp thành phần Oligosaccharides và Nucleotide giúp tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe đường ruột để trẻ ít bị ốm vặt và tiêu hóa suôn sẻ hơn. Bên cạnh đó, sữa dê Kabrita còn bổ sung DHA, AA, chất xơ GOS, Beta-palmitate và 22 loại vitamin, khoáng chất hỗ trợ trẻ phát triển thần kinh - thị giác, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt và giúp trẻ tăng trưởng chiều cao, cân nặng đạt chuẩn. 

Đặc biệt, sữa có vị thanh mát tự nhiên, thơm béo, mang lại cảm giác quen thuộc và dễ uống ngay từ lần thử đầu tiên, giúp bé uống ngon miệng và thích thú hơn khi uống sữa. 

>> Sữa dê Kabrita nhập khẩu chính hãng từ Hà Lan, chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Mẹ yên tâm khi mua cho con yêu TẠI ĐÂY!

trẻ biếng bú

Sữa dê Kabrita mang đến hệ dưỡng chất tự nhiên mát dịu, thân thiện với hệ tiêu hóa nhạy cảm của trẻ.

Có thể thấy, tình trạng trẻ sơ sinh lười bú có rất nhiều nguyên nhân. Mẹ có thể dựa vào các lý do được đề cập ở trên để kiểm tra, tìm ra đúng nguyên nhân và có cách khắc phục phù hợp, giúp con bú nhiều và chăm bú sữa hơn. Nếu trẻ sơ sinh bú ít, bú kém diễn ra trong thời gian dài thì mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra nhé.

> Xem thêm: 

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ