Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Ít sữa sau sinh là nỗi lo lắng của không ít mẹ bỉm, vì không chỉ thiếu sữa cho con bú mà còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý của mẹ. Vậy dấu hiệu mẹ ít sữa là gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Kabrita tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây mẹ nhé.
Ít sữa ở mẹ sau sinh là tình trạng gì?
Ít sữa sau sinh là tình trạng mẹ tiết ra rất ít sữa, không đủ cho con bú. Hiện tượng này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào sau sinh. Chẳng hạn như có mẹ ít sữa vào vài tuần đầu, nhưng cũng có mẹ sau sinh 3 tháng bị ít sữa hoặc xảy ra vào tháng thứ 4 hay tháng thứ 6. Mặc dù đây chỉ là hiện tượng tạm thời, nhưng nếu không khắc phục sớm, về lâu dài có thể gây mất sữa hoàn toàn.
Làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều? Dấu hiệu mẹ ít sữa
Mẹ có thể nhận biết tình trạng ít sữa sau sinh thông qua các dấu hiệu sau:
Bầu vú của mẹ không hoặc ít thay đổi 3 ngày sau sinh
Thông thường, sau khi bé bú mẹ lần đầu thì cơ thể mẹ sẽ tiết ra rất nhiều sữa, làm cho ngực mẹ căng to hơn. Tuy nhiên, nếu sau 3 ngày kể từ lúc sinh con mà bầu vú của mẹ không có nhiều sự thay đổi, khi sờ thấy nhão thì rất có thể mẹ đang bị ít sữa.
Bầu ngực không căng sữa 3 ngày sau sinh có thể cảnh báo mẹ bị ít sữa.
Mẹ cố nặn cũng không ra sữa
Ngay cả khi mẹ đã thử nặn sữa bằng tay hay hút sữa bằng máy mà lượng sữa tiết ra vẫn không nhiều, đó chính là biểu hiện của tình trạng thiếu sữa sau sinh.
Bé bú dưới 5 phút thì hết sữa
Thời gian bú sữa của mỗi bé là khác nhau, trung bình là từ 10 - 20 phút mỗi cữ. Thế nhưng khi mẹ bị ít sữa, thời gian cho bú sẽ giảm xuống còn dưới 5 phút vì con không thấy sữa nên ngừng bú.
Bé đi tiểu dưới 6 lần/ngày
Đếm số tã ướt, tã bẩn mỗi ngày cũng là một cách để nhận biết trẻ có bú đủ sữa hay không. Thời gian mới chào đời trẻ thường cần thay 2 - 4 cái tã, còn từ ngày thứ 5 trở đi con sẽ cần phải thay 6 - 8 cái tã mỗi ngày. Nếu số tã ướt ít hơn, cho thấy bé bú chưa đủ sữa - một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do mẹ thiếu sữa nên trẻ không nhận đủ lượng sữa cần thiết.
Bé tăng cân kém
Sau sinh các bé thường bị sụt cân nhẹ và 10 - 14 ngày tiếp theo, bé sẽ quay trở lại cân nặng ban đầu rồi bắt đầu tăng cân. Nếu mẹ bị ít sữa sau sinh sẽ làm cho bé bú không đủ no, lâu dần khiến con sụt cân, chậm tăng cân. Đây cũng là dấu hiệu mẹ ít sữa mà các chị em cần lưu ý.
Trẻ bú mẹ chậm tăng cân cũng là một dấu hiệu cho thấy mẹ thiếu sữa.
Bé ngủ không tròn giấc, hay bị giật mình
Mẹ ít sữa làm cho bé bú chưa no, khi ngủ con ngủ không được sâu giấc, dễ bị giật mình và đôi khi bé sẽ thức sớm rồi khóc đòi bú sữa.
Bé vẫn cáu gắt, khó chịu sau khi bú xong
Sau khi bú xong mà bé vẫn cáu gắt, khó chịu, tay nắm chặt, khua tay liên tục hoặc khóc đòi bú thì đó là do con chưa no. Đây cũng là một trong những dấu hiệu mẹ bị ít sữa sau sinh.
Điểm danh những nguyên nhân ít sữa ở mẹ bỉm
Mẹ thiếu sữa có thể do các nguyên nhân như:
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý, thiếu chất và có các thực phẩm gây ít sữa như rau mùi tây, lá lốt, rau diếp cá, mướp đắng, dưa cải muối, cà phê, măng, mì tôm, bia rượu,...
- Mẹ sinh non, sinh mổ làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến sữa bởi các cơn đau hậu phẫu, phải sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau.
- Mẹ mắc các bệnh lý như áp xe vú, thiếu sản tuyến vú, rối loạn nội tiết, thiếu máu.
- Tâm lý mẹ mệt mỏi, căng thẳng cũng khiến cho mẹ bị ít sữa sau sinh.
- Cho trẻ sử dụng sữa công thức sớm, khiến con chán ti mẹ hoặc tần suất bú của bé ít đi, làm cho sữa mẹ tiết ra không đều.
- Sử dụng máy hút sữa sai cách như hút sữa khi bầu vú chưa căng đầy, lực hút quá mạnh gây các tổn thương ở đầu ngực.
Mẹ ăn ít có ảnh hưởng đến chất lượng sữa? Mẹ ăn ít nhưng chia thành nhiều bữa trong ngày và đầy đủ dưỡng chất thì không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Mặt khác, việc ăn quá nhiều mà không đủ chất cũng không tốt vì có thể làm giảm chất lượng sữa. Do vậy, sau khi sinh mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đa dạng các nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất và ăn vừa đủ, không quá ít cũng không quá nhiều để đảm bảo chất lượng sữa cho con. |
Cách gọi sữa về cho mẹ ít sữa
Bên cạnh tìm hiểu dấu hiệu mẹ ít sữa sau sinh để nhận biết kịp thời, việc trang bị các thông tin hữu ích giúp mẹ “gọi sữa” về, cải thiện lượng sữa cho con bú cũng rất cần thiết. Dưới đây là một số cách gọi sữa về mà mẹ có thể tham khảo:
Cho bé tiếp xúc da kề da với mẹ: Sau khi sinh, mẹ nên cho con tiếp xúc da kề da càng sớm càng tốt. Điều này giúp con có phản xạ tìm vú mẹ và bú sớm, kích thích tuyến sữa để cơ thể mẹ tiết ra nhiều sữa hơn.
Tăng thời gian cho con bú: Mẹ cho bé bú nhiều lần trong ngày vào thời gian đầu mới sinh sẽ giúp sữa tiết ra nhiều hơn để phù hợp với nhu cầu của con.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học: Mẹ chú ý uống nhiều nước (2.5 - 3 lít mỗi ngày), bổ sung đủ chất từ các thực phẩm lợi sữa như móng giò, trứng gà, thịt nạc, bông cải xanh, rau chân vịt, đậu nành, đậu xanh, yến mạch, đu đủ xanh,...
Nghỉ ngơi hợp lý: Mẹ sau sinh nên dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thật thoải mái và hạn chế căng thẳng để không làm ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa.
Massage bầu ngực: Mẹ nên thường xuyên massage bầu ngực bằng cách dùng hai lòng bàn tay xoa bóp quanh hai bầu ngực và dùng ngón tay vê quầng vú khoảng 30 phút để lượng sữa tiết đều, tránh tắc tia sữa.
Ngoài những cách trên, mẹ cũng nên cho trẻ bú đều hai bên vú để sữa tiết đều cả hai bầu ngực.
Những thắc mắc thường gặp về tình trạng ít sữa ở mẹ bỉm
Sau đây là một vài câu hỏi thường gặp khi mẹ bị ít sữa sau sinh.
Mẹ ít sữa có nên dùng máy hút sữa không?
Mẹ có thể dùng máy hút sữa để kích thích tuyến sữa, hỗ trợ gọi sữa về và đến khi sữa về ổn định thì mẹ nên cho bé bú trực tiếp. Việc dùng máy hút sữa ngoài giúp mẹ tiết nhiều sữa hơn còn làm giảm tình trạng căng sữa, tắc tia sữa hay viêm vú.
Vì sao sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa?
Tình trạng sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa là do rối loạn nội tiết (nồng độ prolactin quá cao hay chất oxytocin tăng) hoặc do các dây thần kinh ở đầu vú có độ nhạy cảm kém, cơ dẫn sữa yếu, không giữ được sữa ở bên trong ống dẫn.
Mẹ ít sữa có nên cho con ăn sữa ngoài?
Trong trường hợp sữa mẹ ít thì có thể kết hợp bú mẹ và dùng sữa ngoài (sữa công thức) để đảm bảo con yêu nhận đủ nguồn dinh dưỡng để phát triển tốt.
Với trường hợp này, không ít bố mẹ còn băn khoăn, nếu mẹ ít sữa có nên cai sữa cho con không? Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, mẹ nên cho trẻ bú đến khi con ít nhất được 2 tuổi vì sữa mẹ vẫn chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Việc cai sữa cho con còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, để biết chính xác có nên cai sữa hay không, tốt nhất là mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nhé.
Khi cho trẻ uống sữa công thức, mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
- Chọn sữa phù hợp với độ tuổi của bé, vì ở mỗi độ tuổi trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ như nếu là trẻ sơ sinh thì mẹ nên chọn sữa công thức chuyên biệt dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Hương vị sữa thơm ngon, mát lành, phù hợp với khẩu vị để bé dễ dàng làm quen với sữa.
- Đặc biệt, ưu tiên chọn loại sữa có công thức mát dịu với hệ tiêu hóa bởi lúc này hệ tiêu hóa của con còn rất non nớt và nhạy cảm.
Sữa dê Kabrita: Nguồn dinh dưỡng tự nhiên mát dịu, nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh từ bên trong Kabrita là thương hiệu sữa dê số 1 thế giới với hơn 100 năm kinh nghiệm trong sản xuất sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, Kabrita còn rất vinh dự khi nhận được giải thưởng Best Infant Nutrition 2022 (Dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh) trong lễ trao giải World Dairy Innovation Awards 2022. Chính vì thế, không chỉ các mẹ trên thế giới mà mẹ bỉm ở Việt Nam cũng rất yêu thích và tin chọn sữa dê Kabrita cho bé cưng nhà mình. Sở dĩ sữa dê Kabrita được tin tưởng đến vậy là nhờ vào các ưu thế sau:
>> Khám phá chi tiết các dòng sữa dê Kabrita TẠI ĐÂY. Sữa dê Kabrita được nhập khẩu chính hãng từ Hà Lan, mẹ yên tâm hoàn toàn về chất lượng. |
Qua các dấu hiệu mẹ ít sữa cùng các thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục, hy vọng có thể giúp mẹ nhận biết được tình trạng thiếu sữa và gọi sữa về hiệu quả. Trường hợp đã áp dụng những cách trên mà vẫn không cải thiện, mẹ hãy đến gặp bác sĩ tư vấn, có cách điều trị phù hợp để sớm có sữa cho con nhé.
>>> Xem thêm: