Kabrita Việt Nam

Bé không chịu bú mẹ: Nguyên nhân và cách xử trí hay

Đăng lúc 06/03/2023
Bé không chịu bú mẹ: Nguyên nhân và cách xử trí hay

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất đối với trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên, nếu có một lý do nào đó khiến bé đột nhiên không chịu bú mẹ thì mẹ nên tìm ra nguyên nhân và áp dụng cách xử lý phù hợp. Tránh kéo dài tình trạng này có thể khiến mẹ chán nản, không muốn cho con bú nữa và từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như khả năng phát triển của bé.

Dấu hiệu nhận biết bé không chịu bú mẹ

Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh không muốn bú mẹ: 

  • Bé ngậm vú nhưng không bú sữa hoặc bú rất ít.
  • Quấy khóc là cách thể hiện rằng bé khó chịu khi bú mẹ. 
  • Bé bú mẹ một lúc thì nhả núm vú ra, sau đó tiếp tục quấy khóc. Tình trạng này có thể diễn ra nhiều lần trong một cữ bú. 
  • Bé nhất định không chịu bú mẹ, dù cho mẹ đã thử nhiều biện pháp. 

bé không chịu bú mẹ

Khi bé không muốn bú mẹ, mẹ có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như bé quấy khóc, ngậm vú nhưng không bú hoặc bú yếu. 

Khi con không chịu bú mẹ, mẹ đừng vội nản lòng mà cần tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử lý phù hợp. Theo đó, nguyên nhân bé không chịu bú mẹ là gì? Các mẹ hãy tiếp tục tham khảo ở phần tiếp theo!

Nguyên nhân nào khiến bé không chịu bú sữa mẹ?

Tình trạng ngưng bú mẹ ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do 7 nguyên nhân sau đây:

Bé bị đau hoặc khó chịu

Mọc răng, tưa miệng gây ra cảm giác đau khi bú. Vì thế, bé có thể không chịu bú mẹ nếu gặp phải tình trạng này. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ bệnh lý như nhiễm trùng tai, cảm lạnh, nghẹt mũi hoặc đau nhức do tiêm chủng, cũng là nguyên nhân khiến bé khó chịu, không muốn bú sữa mẹ. 

Chế độ ăn của mẹ không phù hợp

Ở giai đoạn cho con bú, nếu mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, uống rượu bia hoặc sử dụng thuốc thì sẽ khiến chất lượng nguồn sữa bị ảnh hưởng, dẫn đến trẻ sơ sinh từ chối bú mẹ. 

Bầu vú bị viêm

Tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng vú khiến mùi vị của sữa mẹ thay đổi, từ đó làm cho bé không muốn bú mẹ nữa.

Do bé bú bình trước khi bú mẹ

Nhiều trường hợp bé phải bú bình trong những ngày đầu sau khi sinh do sữa mẹ chưa về kịp. Thói quen này chính là nguyên nhân khiến bé khó trở lại bú mẹ. Mặc dù vậy, mẹ đừng vội nản lòng, mà nên cho con thời gian để bé dần làm quen với việc ti mẹ. 

Bé không tập trung bú do môi trường xung quanh

Môi trường xung quanh quá ồn ào khiến bé dễ bị mất tập trung, dẫn đến không chịu bú mẹ mà muốn quan sát, theo dõi mọi thứ đang diễn ra thế nào. 

Mẹ cho con bú không đúng lúc

Đôi khi, bé không chịu ti mẹ là do bé chưa thực sự đói hoặc đang cảm thấy buồn ngủ. Lúc này, mẹ hãy chờ thêm vài giờ, đến khi bé đói bụng hoặc tỉnh táo thì hãy bắt đầu cho con bú.

Tư thế cho con bú không đúng cách

Khi mẹ cho con bú sai tư thế, điều này không chỉ khiến bé trào ngược, sặc sữa mà còn gây ra sự khó chịu trong cơ thể, dẫn đến bé không còn hứng thú để bú mẹ.

> Tham khảo thêm: Hướng dẫn 7 tư thế cho bé bú đúng cách không lo bị sặc

Nên làm gì khi trẻ không chịu bú mẹ?

Tình trạng bé không muốn bú mẹ nếu kéo dài không được cải thiện, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho mẹ như bị tắc tia sữa, đau núm vú, ngực căng tức và sưng, đồng thời ảnh hưởng đối với bé là cân nặng không đạt chuẩn, chậm phát triển và sức khỏe kém hơn so với bé khác. Vì thế, ngay khi xác định được nguyên nhân, mẹ nên áp dụng cách xử lý phù hợp để giúp con bú lại bình thường. Cụ thể:

Chăm sóc răng miệng cho bé

Nếu bé không chịu bú do mọc răng, mẹ nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn về cách giảm đau an toàn, giúp bé thoải mái và chịu bú mẹ hơn. Ngoài ra, mẹ cũng phải vệ sinh lưỡi của con mỗi ngày để bé cảm nhận được hương vị sữa mẹ, dẫn đến không còn biếng ăn bỏ bú. Trường hợp bé bị nghẹt mũi, hãy nhỏ nước muối sinh lý 0,9% để làm thông thoáng mũi, cho bé dễ thở và bú sữa tốt hơn. 

Thay đổi chế độ ăn của mẹ

Nếu bé không muốn bú mẹ vì mùi vị của sữa mẹ thay đổi, mẹ nên cân nhắc điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày. Cụ thể, hãy bổ sung các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, khoai lang, trứng, cá hồi để tạo ra nguồn sữa thơm ngon, kích thích bé bú mẹ nhiều hơn. Ngoài ra, mẹ cũng phải loại bỏ thực phẩm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa, như: thực phẩm cay, thực phẩm chiên - xào hoặc chất kích thích (rượu, bia). 

>>> Bài viết có liên quan: Ăn gì để nhiều sữa? 12 thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh

Vệ sinh bầu vú mỗi ngày

Mẹ nên duy trì thói quen vệ sinh bầu ngực bằng cách sử dụng khăn sạch nhúng với nước ấm, sau đó lau nhẹ nhàng xung quanh vú để hạn chế tình trạng viêm, cũng như giúp bé bú sữa dễ hơn.

Tiếp xúc da với bé nhiều hơn

Tiếp xúc da kề da cũng là một cách làm cho bé chịu bú mẹ. Theo đó, mẹ hãy đặt trẻ sơ sinh không mặc quần áo trên ngực trần. Tiếp theo là ôm con vào lòng để bé cảm nhận được hơi ấm và hương vị của sữa mẹ. Dần dần, con yêu theo bản năng tìm đến bầu vú để bú mẹ nhiều hơn.

be đói nhưng không chịu bú mẹ

Mẹ nên tiếp xúc da với bé nhiều hơn để bé quen hơi mẹ, dần dần tìm đến bầu vú để bú sữa. 

Tạo môi trường yên tĩnh cho con bú

Hãy cho con bú ở một căn phòng yên tĩnh, ít tiếng động và ánh sáng để tránh tình trạng bé ngưng bú do mất tập trung.

Cho bé bú theo nhu cầu

Mẹ nên cho con bú khi bé có dấu hiệu đói bụng. Ngoài ra, không nên ép con bú quá nhiều trong một cữ, mà cần chia ra nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít. Nhờ vậy, bé có thể hấp thu tốt hơn và tránh tình trạng biếng bú. Trường hợp bé buồn ngủ thì mẹ hãy tiếp tục cho con bú bình thường, nhưng cần lưu ý quan sát biểu hiện của bé để kịp thời xử lý vấn đề bất thường. 

Cho con bú mẹ đúng tư thế

Để tránh tình trạng bé sặc sữa và không muốn bú mẹ nữa, mẹ nên thay đổi tư thế cho con bú. Trong đó, tư thế phù hợp nhất là mẹ ôm con vào lòng, sao cho mặt của bé chạm vào ngực của mẹ. Một tay của mẹ dùng để nâng đỡ bé, tay còn lại đặt núm vú trên môi để bé dễ dàng ngậm ti và bú sữa. 

Tóm lại, tình trạng bé không chịu bú mẹ vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, vừa làm chậm quá trình phát triển của bé. Vì thế, mẹ nên sớm tìm ra nguyên nhân và cách xử lý phù hợp để giúp con bú lại bình thường, từ đó đảm bảo sự tăng trưởng ổn định. Trong một số trường hợp cần thiết, mẹ có thể cho con uống thêm sữa công thức nhằm đảm bảo nguồn dinh dưỡng đủ đầy, giúp con khôn lớn khỏe mạnh và bắt kịp đà tăng trưởng ổn định.

Sữa dê Kabrita - Sự lựa chọn tối ưu cho trẻ sơ sinh

Sữa dê Kabrita đã kế thừa đặc tính dịu nhẹ của sữa dê nguyên bản, chứa đạm quý A2 βcasein, không có đạm A1 βcasein và có nồng độ αs1 casein thấp, góp phần tạo ra mảng sữa mềm - lỏng, giúp bé tiêu hóa tốt và đi ngoài dễ dàng. Ngoài ra, sữa dê Kabrita có dưỡng chất Oligosaccharides hỗ trợ bảo vệ đường ruột khỏe mạnh, đi cùng là Nucleotides giữ vai trò tăng cường miễn dịch, cho bé khôn lớn và khỏe mạnh trong giai đoạn đầu đời.

Sản phẩm cũng được cải tiến theo công thức ưu việt mới, bao gồm đạm whey:casein có tỷ lệ tối ưu, giúp hạn chế hình thành mảng sữa đông, ngăn ngừa đầy hơi, táo bón và chướng bụng cho bé. Thêm vào đó, sữa dê Kabrita bổ sung chất xơ GOS hỗ trợ nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột; Beta - Palmitate thúc đẩy sự tăng trưởng của bé; DHA & ARA hoàn thiện não bộ và 22 loại vitamin - khoáng chất giúp con phát triển thể chất, chiều cao đạt chuẩn. 

bé không chịu bú mẹ chỉ bú bình

Sữa dê Kabrita được nhiều mẹ lựa chọn để bổ sung nguồn dinh dưỡng đủ đầy và cải thiện tiêu hóa khỏe mạnh cho bé. 

Bên cạnh đó, sữa dê Kabrita còn có hương vị thanh, nhẹ nhờ công thức không thêm đường, không hương liệu. Điều này phù hợp với khẩu vị của bé, giúp bé dễ dàng làm quen và uống ngon miệng hơn. Sản phẩm cũng được sản xuất theo quy trình khép kín, không có thực phẩm biến đổi gen và đạt nhiều chứng nhận an toàn (GRAS, EFSA) nên mẹ an tâm cho con uống mỗi ngày. 

Hiện tại, sữa dê Kabrita được phân phối chính hãng trên toàn quốc, mời mẹ tham khảo các kênh mua hàng dưới đây:

 
    >>> Xem thêm: 
    Chia sẻ bài viết này Share
    Bài viết khác
    • Bài viết trước:
    • Bài viết sau:
    Danh mục
    Giỏ hàng
    Tổng tiền: 0₫
    Đã thêm vào giỏ