Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh và tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có bao giờ bạn thắc mắc sữa mẹ có vị gì, ngọt hay mặn là tốt? Hãy cùng Kabrita tìm hiểu rõ hơn về sữa mẹ - nguồn dinh dưỡng tuyệt vời trong bài viết dưới đây!
Sữa mẹ có vị gì là bình thường?
Sữa mẹ chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như Protein, Lipid, Glucid, chất xơ hòa tan HMO, vitamin và khoáng chất (như canxi, sắt, kẽm…) với tỷ lệ cân đối, phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của con. Qua đó, giúp con dễ hấp thu dưỡng chất, phát triển tốt về thể chất và trí não. Đồng thời, trong sữa mẹ còn có nhiều kháng thể, góp phần tăng cường sức đề kháng, bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây hại, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường ruột và nhiễm khuẩn.
Đặc biệt, sữa mẹ không chỉ là nguồn dưỡng chất quý giá mà còn có mùi vị rất đặc trưng. Vậy sữa mẹ có vị gì? Theo đó, sữa mẹ có mùi thơm cùng vị ngọt nhạt, dễ chịu. Trong những ngày đầu em bé mới chào đời, nguồn sữa mẹ đặc, thơm và rất giàu kháng thể, sau đó bắt đầu lỏng dần.
Tuy nhiên, trên thực tế, mùi vị của sữa mẹ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, làm cho sữa mẹ có thể bị ngọt hoặc mặn hơn vị ngọt nhạt vốn có.
Sữa mẹ có màu gì là bình thường? Thông thường, sữa mẹ sẽ có màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng. Song, tùy vào từng giai đoạn mà sữa mẹ có sự chuyển biến về màu sắc khác nhau:
|
Mùi vị sữa mẹ bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
Nhìn chung, mùi vị sữa mẹ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:
- Cơ địa của mẹ: Nếu trong cơ thể mẹ chứa nhiều enzyme tiêu hóa lipase sẽ khiến sữa tiết ra ngoài có vị gần giống xà phòng.
- Chế độ ăn uống trong thời gian cho trẻ bú: Là yếu tố phổ biến làm thay đổi hương vị sữa. Ví dụ, các loại gia vị nồng như tiêu, ớt, tỏi không chỉ làm biến đổi vị mà còn gây mùi hôi nồng cho sữa mẹ.
- Vận động quá mức: Có thể làm tăng nồng độ axit lactic, khiến sữa mẹ có vị mặn và chua.
- Cách bảo quản sữa mẹ sai cách: Sữa mẹ được giữ ở môi trường bên ngoài hoặc trong tủ lạnh càng lâu càng làm sữa bị biến đổi, có mùi tanh.
Sữa mẹ có vị gì sẽ rất khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người, chế độ ăn uống trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ cũng như các yếu tố khác.
Sữa mẹ có vị ngọt có tốt không?
Trước tiên, mẹ cần hiểu rằng, sở dĩ sữa mẹ có hương vị ngọt nhạt là do chứa đường Lactose. Nếu lượng đường Lactose càng cao thì sữa mẹ sẽ càng ngọt. Do đó, với thắc mắc sữa mẹ có vị ngọt có sao không thì điều này hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mẹ cần chú ý không nên để sữa quá ngọt vì có thể gây ra tình trạng quá tải Lactose khiến trẻ đi phân lỏng, nhiều bọt, hăm tã kéo dài…
Sữa mẹ có vị mặn có sao không?
Nguyên nhân sữa mẹ có vị mặn, thường xuất phát do chế độ ăn uống mỗi ngày của mẹ tiêu thụ nhiều thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn - thức ăn có hàm lượng natri cao. Vị mặn từ sữa mẹ có thể làm cho trẻ bỏ bú hoặc bú không nhiều, dẫn đến trẻ đói, quấy khóc, thiếu hụt dinh dưỡng và hay ốm vặt.
Ngoài ra, sữa mẹ có vị chua, mùi hôi nồng… cũng làm cho trẻ lười bú mẹ.
Cách giúp sữa mẹ thơm ngon, giàu dinh dưỡng
Bên cạnh biết được sữa mẹ có vị gì là bình thường, để có nguồn sữa chất lượng và tăng tiết sữa cho trẻ bú, mẹ có thể tham khảo các cách dưới đây:
Xây dựng chế độ ăn uống của mẹ khoa học
Hương vị sữa mẹ bị ảnh hưởng nhiều bởi các món ăn được tiêu thụ trong quá trình cho con bú. Vì thế, để có dòng sữa thơm mát, đặc sánh mẹ cần chú trọng bổ sung nhiều thực phẩm protein như thịt, cá; tăng cường chất xơ, vitamin từ cà rốt, thì là; hoặc các loại hoa quả gồm bưởi, cam, đu đủ, hồng xiêm, thanh long.
Ngoài ra, mẹ cần hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị như hành, tỏi, ớt; hay các loại thức uống, đồ ăn có tính kích thích như rượu, bia, cà phê; đồng thời không nên ăn các loại thức ăn lạnh, tanh, nhiều dầu mỡ.
Mẹ nên đa dạng các loại thực phẩm với đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng giúp tăng tiết sữa chất lượng cho trẻ hơn.
Mẹ nên uống đủ nước mỗi ngày
Không chỉ chú ý đến dinh dưỡng, mẹ cũng nên lưu ý bổ sung nước đầy đủ, khoảng 2 lít/ngày. Ngoài nước lọc, mẹ có thể uống thêm một số loại thức uống khác như nước gạo lứt chứa nhiều vitamin B và các khoáng chất canxi, sắt, magie, kali… giúp sữa sánh thơm; nước rau ngót đặc biệt có canxi, photpho, chất béo, protein, sắt… không chỉ có lợi cho sữa mẹ mà còn hỗ trợ thanh lọc độc tố trong cơ thể.
Nghỉ ngơi hợp lý
Cùng với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, mẹ cần giữ tinh thần thoải mái và nghỉ ngơi điều độ để sữa nhanh về. Tốt nhất, mẹ hãy chia sẻ công việc chăm con với chồng và những người thân trong gia đình để có thể được nghỉ ngơi nhiều hơn. Trong đó, mẹ cố gắng ngủ sâu và ngủ đủ giấc 8 tiếng mỗi ngày, không nên vận động mạnh, nhất là 6 tuần đầu sau khi sinh.
Một số biện pháp khác
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng và stress sẽ tăng tiết hormone làm ảnh hưởng đến mùi vị, thậm chí gây mất sữa.
- Chia khẩu phần ăn của mẹ thành nhiều bữa trong ngày (trung bình 3 - 6 bữa/ngày), nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng và cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ qua sữa mẹ.
- Thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, bài tập kegels… sẽ giúp mẹ nhanh phục hồi sức để sản xuất ra nguồn sữa chất lượng cho con.
Trên đây là những thông tin giải đáp sữa mẹ có vị gì bình thường mà nhiều người thắc mắc. Có thể nói, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì vậy, mẹ đang cho con bú nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, nhằm tránh ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng sữa, từ đó con yêu bú sữa ngon, nhiều, phát triển tối ưu.
Trường hợp mẹ không đủ sữa nuôi con, có thể lựa chọn sữa công thức để thay thế. Nhưng nên ưu tiên nguồn sữa mát dịu với hệ tiêu hóa của trẻ, cùng hương vị sữa giống sữa mẹ là thanh nhạt tự nhiên để con dễ dàng làm quen và tiếp nhận. Nếu phụ huynh đang thắc mắc không biết sữa nào vị gần giống sữa mẹ, thì không thể bỏ qua Kabrita - thương hiệu sữa dê được tin dùng số 1 thế giới, hiện đã có mặt tại 44 quốc gia, bao gồm Việt Nam.
Sữa dê Kabrita đặc biệt “ghi điểm” với vị sữa thơm ngon, béo nhẹ, phù hợp khẩu vị, qua đó được nhiều bé yêu thích và bú ngoan, bú khỏe. Chưa kể, sữa còn kế thừa đặc tính dịu nhẹ từ sữa dê với nguồn đạm A2 quý giá, không chứa đạm A1 βcasein và có nồng độ αs1-casein thấp. Vì vậy, mảng sữa đông hình thành trong dạ dày sau khi bé bú sữa sẽ ít hơn và mềm hơn, giúp bé tiêu hóa dễ dàng, giảm nôn trớ và nhiều vấn đề về đường ruột.
Không chỉ vậy, công thức cải tiến mới của sữa dê Kabrita còn chứa phong phú hàm lượng Oligosaccharides và Nucleotides giúp phát triển cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường miễn dịch đường ruột. Kết hợp bổ sung chất xơ GOS và Beta-palmitate hỗ trợ nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa non nớt của bé. Ngoài ra, sữa dê Kabrita còn bổ sung DHA, ARA và 22 loại vitamin & khoáng chất thiết yếu, mang đến nguồn dinh dưỡng đầy đủ, tạo nền tảng cho trẻ phát triển tốt về thể chất và trí não.
Với hương vị thơm mát ngọt lành giống sữa mẹ và công thức dịu nhẹ cho hệ tiêu hóa, Kabrita là lựa chọn hoàn hảo để đồng hành cùng trẻ theo từng giai đoạn phát triển.
Hiện nay, sữa dê Kabrita đang được phân phối chính hãng tại website Kabrita, hệ thống siêu thị (Con Cưng, Bibomart, Kidsplaza, Bé Bụ Bẫm) và sàn thương mại điện tử (Lazada, Tiki). Mẹ có thể tìm mua sữa qua các kênh phân phối kể trên, hoặc liên hệ Tổng đài 1900 3454 để được hỗ trợ đặt hàng nhanh chóng.
>>> Xem thêm: