Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Bảo quản sữa mẹ sau khi vắt - công việc tuy đơn giản nhưng lại khiến các mẹ gặp khó khăn vì không biết sữa mẹ để ngoài được bao lâu hoặc sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần phải hâm nóng không. Để có giải đáp chính xác cho từng thắc mắc, chị em hãy đọc ngay bài viết dưới đây. Kabrita đã tổng hợp những thông tin tham khảo về sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở ngoài cũng như cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất để mang lại nguồn sữa chất lượng cho con.
Thời gian bảo quản sữa mẹ bao lâu?
Đối với phụ nữ đang cho con bú, nắm rõ sữa mẹ hút ra để ngoài được bao lâu là việc làm rất cần thiết. Bởi lẽ, một số dưỡng chất trong sữa mẹ như chất đạm, chất bột đường dễ bị lên men, biến tính ở môi trường bên ngoài. Vì thế, nếu mẹ không biết sữa mẹ để ngoài bao lâu thì hỏng mà cứ cho con uống, điều này dễ làm cho trẻ bị tiêu chảy, nôn mửa và mắc các vấn đề về tiêu hóa.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), UNICEF và Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam, tùy vào nhiệt độ của môi trường bảo quản mà có thời gian trữ nguồn sữa mẹ phù hợp, cụ thể:
- Ở nhiệt độ phòng từ 25 đến 35 độ C, sữa mẹ sau khi vắt giữ được 6 giờ đến 8 giờ. Vì thế, nếu chị em nào thắc mắc sữa mẹ để nhiệt độ phòng được bao lâu thì đừng bỏ qua thông tin này để bảo quản nguồn sữa đúng cách.
- Ở nhiệt độ từ 4 độ C trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ giữ được từ 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng tốt nhất, bác sĩ khuyến cáo mẹ nên cho con uống trong 2 - 3 ngày.
- Nếu 3 - 5 ngày là giải đáp cho câu hỏi sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu thì 3 tháng chính là thời gian tối đa để bảo quản sữa trong ngăn đá.
- Ở tủ đông có nhiệt độ thấp hơn -18 độ C, sữa mẹ dùng được tốt nhất trong vòng 6 tháng.
Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu còn tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường bảo quản.
Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ
Từ thông tin ở phần 1, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã nắm rõ sữa mẹ để ngoài được bao lâu thì còn tùy thuộc vào môi trường và nhiệt độ bảo quản. Tiếp theo, Kabrita sẽ hướng dẫn cho mẹ cách vắt sữa đúng chuẩn, quy trình bao gồm các bước sau đây (áp dụng khi mẹ vắt sữa bằng tay):
- Bước 1: Vệ sinh dụng cụ hút sữa và túi bảo quản sữa bằng cọ rửa chuyên dụng với nước sạch.
- Bước 2: Để khô tự nhiên. Sau đó, tiệt trùng lần nữa bằng nước sôi.
- Bước 3: Vệ sinh tay, núm vú và bầu vú thật sạch.
- Bước 4: Đặt một tay vào một bên vú sao cho ngón cái và ngón trỏ đối diện nhau.
- Bước 5: Ấn ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng vào khoang sữa bên dưới quầng vú, tránh ép vào núm vú. Thực hiện ấn vào thả ra vài phút để sữa mẹ được tiết ra.
- Bước 6: Khi mẹ đã vắt hết sức có thể ở một bên vú, hãy lặp lại quy trình này cho bên còn lại. Nhìn chung, thời gian vắt sữa kéo dài khoảng 20 - 30 phút.
Trường hợp sử dụng máy hút sữa, mẹ nên kiểm tra tất cả bộ phận liệu có hoạt động bình thường hay không và tiệt trùng bằng nước sôi trước khi sử dụng. Tiếp đó, lựa chọn một tư thế thoải mái, đặt phễu hút sữa vào quầng vú sao cho núm vú nằm ở giữa. Bật công tắc ở lực hút nhỏ nhất để làm quen dần, sau đó tăng lực hút cao hơn để kích thích sữa mẹ tiết ra nhiều. Thực hiện như vậy cho mỗi bên vú từ 15 đến 20 phút hoặc mẹ có thể sử dụng máy hút sữa đôi để rút ngắn thời gian.
Sữa mẹ vắt ra bảo quản như thế nào? Hướng dẫn cách thực hiện
Sau đây là một số lưu ý khi bảo quản sữa mẹ ở môi trường khác nhau:
Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra trong tủ lạnh
Để duy trì chất lượng sữa mẹ khi bảo quản trong tủ lạnh, chị em cần lưu ý 5 nguyên tắc sau đây:
- Sữa mẹ sau khi vắt nên cho ngay vào túi/hộp bảo quản chuyên dụng. Trường hợp không có thì mẹ có thể trữ bằng chai thủy tinh có nắp đậy kín. Nếu dùng bình nhựa, cần tránh sử dụng sản phẩm có chứa BPA.
- Mỗi túi/hộp bảo quản sữa chỉ cần 80 - 120ml sữa là được. Điều này nhằm giảm thiểu thời gian làm lạnh, tránh lãng phí khi cho trẻ uống, cũng như rút ngắn thời gian rã đông.
- Mẹ nên ghi chú ngày, giờ vắt sữa trên mỗi túi bảo quản để nắm rõ hạn sử dụng.
- Không bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa tủ lạnh hoặc khu vực làm lạnh kém vì nhiệt độ nơi đây rất khó xác định, dễ làm cho sữa bị biến chất.
Do nhiệt độ ở cánh cửa tủ lạnh rất khó xác định nên để đảm bảo chất lượng nguồn sữa, mẹ cần hạn chế bảo quản ở khu vực này.
Bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ở nhiệt độ thường
Trường hợp nhà bị mất điện kéo dài hoặc không có tủ lạnh, các mẹ có thể bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng theo lưu ý sau đây:
- Ở nhiệt độ phòng 35 độ C, mẹ chỉ nên bảo quản sữa tối đa trong 8 giờ. Tuyệt đối không lâu hơn để tránh tình trạng sữa biến chất, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Không bảo quản sữa mẹ ở khu vực có bức xạ, ánh nắng mặt trời chiếu vào hoặc các nguồn nhiệt khác.
- Ngoài ra, còn có cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh là đặt túi sữa vào thùng cách nhiệt cùng với đá viên. Đảm bảo túi sữa và đá viên được sắp xếp xen kẽ với nhau để có hiệu quả bảo quản tốt nhất.
Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng không? Sữa mẹ sau khi vắt ra dễ bị lạnh, vì vậy cần phải hâm nóng trước khi cho con uống. Theo đó, mẹ nên hâm sữa ở nhiệt độ không quá 40 độ C, mục đích là để đảm bảo sữa ấm và giúp trẻ dễ bú hơn. Ngoài ra, cần chú ý không được cho sữa mẹ vào lò vi sóng để hâm lại vì điều này khiến sữa mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết. Thay vào đó, hãy sử dụng máy hâm sữa, vừa kiểm soát nhiệt độ an toàn, tiện lợi, vừa bảo toàn dưỡng chất trong sữa mẹ tốt hơn. Nhờ vậy, trẻ khi bú không dễ bị bỏng mà còn hấp thu đủ chất và phát triển ổn định. Lưu ý: Nếu mẹ cho trẻ ti sữa ngay sau khi vắt thì không cần phải hâm nóng. Đồng thời, sữa mẹ sau khi làm ấm thì phải cho con bú càng sớm càng tốt, tránh bảo quản thêm lần nữa khiến vi khuẩn dễ sinh sôi, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa. |
Hướng dẫn các bước rã đông sữa mẹ
Ngoài tìm hiểu cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ thì nhiều chị em còn thắc mắc rã đông sữa như thế nào. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cho các mẹ tham khảo:
Rã đông sữa mẹ để ngăn mát: Sữa mẹ sau khi lấy khỏi ngăn mát thì không thể bảo quản thêm lần nữa. Vì vậy, để tránh tình trạng lãng phí, mẹ chỉ nên lấy sữa với liều lượng vừa phải, phù hợp với nhu cầu của trẻ theo từng độ tuổi. Sau đó, làm ấm sữa bằng cách ngâm vào nước ấm khoảng 40 độ C. Tuyệt đối không sử dụng nước quá nóng hoặc nước mới đun sôi vì điều này gây ra bỏng cho trẻ và làm hao hụt các chất dinh dưỡng.
Rã đông sữa mẹ để ngăn đá: Trường hợp sữa mẹ được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh thì trước khi cho trẻ sử dụng một ngày, hãy đem xuống ngăn mát hoặc ngâm trong chậu nước đá để rã đông hoàn toàn. Khi sữa đã chuyển sang thể lỏng, lúc đó mẹ chỉ cần lắc nhẹ để váng sữa và phần nước của sữa hòa quyện với nhau, cuối cùng đem sữa đi hâm lại là có thể cho trẻ dùng.
Một số lưu ý quan trọng khi rã đông sữa mẹ
|
Cách nhận biết sữa mẹ để bên ngoài bị hỏng
Chị em không chỉ biết sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu, mà còn phải lưu ý về dấu hiệu sữa bị hỏng để bảo vệ sức khỏe của con. Những biểu hiện cho thấy sữa đã bị hỏng như:
- Sữa mẹ bị đổi màu, không còn màu trắng ngà như bình thường.
- Khi nếm thử, sữa có vị chua, tanh và mùi hôi khó chịu.
- Bề mặt của sữa nổi váng, đồng thời sữa bị kết tủa lại, có hiện tượng vón cục.
- Trẻ quấy khóc, từ chối bú sữa.
Trẻ quấy khóc, không chịu bú sữa cũng là dấu hiệu để mẹ nhận biết sữa đang có vấn đề, cần kiểm tra lại và xử lý kịp thời giúp hạn chế nguy hại cho sức khỏe của con.
> Tham khảo thêm: Sữa mẹ có vị gì là bình thường? Cách giúp sữa mẹ giàu dinh dưỡng
Thắc mắc sữa mẹ để ngoài được bao lâu đã có giải đáp chi tiết từ bài viết trên đây. Chị em hãy tham khảo để có cách bảo quản sữa mẹ phù hợp, giúp con hấp thu đủ chất và từ đó bắt kịp đà tăng trưởng ổn định.
Trường hợp mẹ ít sữa hoặc không có điều kiện cho con bú thì có thể thay thế bằng sữa công thức. Nhưng do hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện trong giai đoạn đầu đời nên khuyến khích mẹ hãy ưu tiên nguồn sữa mát nhẹ, phù hợp với tiêu hóa non nớt của con.
Sữa dê Kabrita được nhiều phụ huynh lựa chọn đầu tư lâu dài cho con bởi mang lại nhiều ưu điểm vượt trội về thành phần, hương vị. Sản phẩm kế thừa đặc tính êm dịu của sữa dê nguyên bản, chứa đạm quý A2 ß-casein, không có đạm A1 ß-casein (tác nhân thường gây ra các rối loạn tiêu hóa) và có nồng độ αs1-casein thấp, tạo ra mảng sữa mềm và lỏng hơn, cho trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu nhanh các dưỡng chất.. Bên cạnh đó, sữa dê Kabrita còn có hàng loạt dưỡng chất tốt cho sức khỏe đường ruột của trẻ như Oligosaccharides, Nucleotides, chất xơ GOS và Beta - Palmitate. Cùng với tỷ lệ đạm Whey: Casein được điều chỉnh tối ưu, sữa dê Kabrita hoàn toàn dịu nhẹ với tiêu hóa của con, không hình thành các mảng sữa đông nên khi uống sữa, trẻ cũng ít gặp phải vấn đề khó chịu như nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Từ ngày cho con sử dụng sữa dê Kabrita, bên cạnh trẻ ít gặp các vấn đề tiêu hóa thì mẹ cũng nhìn thấy con lanh lợi, phát triển trí tuệ tốt. Điều này nhờ vào sản phẩm bổ sung thêm DHA, ARA và 22 loại vitamin - khoáng chất quan trọng, giúp con phát triển đạt chuẩn khuyến nghị. Sữa dê Kabrita mang đến nguồn dinh dưỡng mát dịu từ thiên nhiên, giúp trẻ tiêu hóa khỏe mạnh và phát triển ổn định. Ngoài ra, sữa dê Kabrita với công thức không thêm đường, không hương liệu, mang đến vị sữa thơm ngon, giúp trẻ dễ làm quen và yêu thích uống sữa mỗi ngày. Mời bố mẹ truy cập ngay TẠI ĐÂY để tìm hiểu rõ hơn về nguồn dinh dưỡng mát lành này! |