Kabrita Việt Nam

Chế độ dinh dưỡng đa dạng cho trẻ mới tập đi

Đăng lúc 08/06/2022
Chế độ dinh dưỡng đa dạng cho trẻ mới tập đi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Tại sao bé con trong giai đoạn tập đi cần ít năng lượng hơn?

Sau khi bé được 1 tuổi, bạn có thể nhận ra hứng thú ăn uống của bé đang trong giai đoạn tập đi sẽ giảm xuống. Đó là do tốc độ tăng trưởng của bé đã chậm lại. Trong năm đầu tiên, trẻ sơ sinh sẽ cao lên khoảng 7,5cm mỗi quý, nhưng khi bé qua 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại, bé chỉ cao khoảng 7,5 đến 12,5cm mỗi năm. 

Sự giảm tốc độ đáng kể này cũng ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng của trẻ, nhu cầu này sẽ giảm đi nhiều mặc dù trẻ hiếu động hơn. Điều này cũng khiến trẻ trở nên kén ăn hơn. Ví dụ bé có thể từ chối ăn sau khi thử một vài miếng, hoặc đôi khi từ chối lên bàn ăn khi đến bữa. 

Một chế độ ăn đa dạng sẽ như thế nào?

Điểm mấu chốt của việc lập kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn cho trẻ đang tập đi là đảm bảo trẻ nhận được cân bằng các chất dinh dưỡng quan trọng, ví dụ như vitamin, khoáng chất, carbohydrate, chất béo và protein. Những dưỡng chất này hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển của bé, nguồn cung cấp dưỡng chất có thể từ bốn nhóm dinh dưỡng cơ bản mà bạn sử dụng hàng ngày:

  • Thịt, cá, thịt gia cầm và trứng.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Trái cây và rau củ.
  • Ngũ cốc, khoai tây, gạo, bánh mì và mì ống.

Sau khi bé được 1 tuổi, bé có thể ăn hầu hết các món ăn chung với gia đình. Tuy nhiên, quan trọng cần nhận biết rằng bé chưa phân biệt được nhiệt độ, do đó bạn phải đảm bảo các món ăn vừa đủ nguội cho bé. Cũng nên giảm bớt độ cay, độ mặn, độ béo và ngọt. Những gia vị này có thể tác động làm bé không cảm nhận được hương vị tự nhiên của món ăn, và có thể gây hại cho sức khoẻ của bé lâu dài. 

Bằng cách chọn những món ăn chính và phụ tốt cho sức khoẻ, bạn có thể hình thành thói quen dinh dưỡng tốt cho bé, và sẽ có lợi lâu dài cho sức khoẻ của bé sau này. Những đồ ngọt nhân tạo thật hấp dẫn (như kẹo, các món tráng miệng / kem và đồ uống có đường), nhưng bạn nên chống lại sự hấp dẫn đó và đảm bảo mọi thành viên trong gia đình bạn có thói quen dinh dưỡng lành mạnh. 

Những chất dinh dưỡng thật sự cần thiết cho con của bạn

Theo babycenter.com, có 10 chất dinh dưỡng mà mọi trẻ đang trong giai đoạn tập đi cần đến. Chúng tôi phân chia các dưỡng chất này theo loại và cũng đưa ra một vài gợi ý về nguồn gốc của những chất dinh dưỡng này. 

Vitamin

Vitamin A

  • Vitamin A đóng vai trò quan trọng đối với thị lực và sự phát triển của xương. Vitamin A cũng giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và kích thích các tế bào và mô trong cơ thể phát triển, chẳng hạn như tóc, móng và da. 
  • Vitamin A có thể có trong các loại rau màu xanh đậm (rau chân vịt và kale) và những trái cây có màu vàng và cam…

Vitamin C

  • Vitamin C giúp hình thành và sửa chữa các hồng câu, xương và mô. Vitamin C giúp làm bền thành mạch máu và giữ cho nướu răng của trẻ chắc khoẻ. Vitamin C còn giúp làm lành vết thương, giảm thiểu vết bầm tím, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng. Vitamin C cũng giúp cơ thể hấp thu sắt từ những thực phẩm có nhiều sắt. 
  • Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây có vị chua, dâu tây, bông cải xanh, khoai tây và ớt chuông. 

Vitamin D

  • Vitamin D giúp cơ thể hấp thu các khoáng chất như calcium và giúp xương và răng chắc khoẻ. Vitamin D rất cần thiết để trẻ đạt được tiềm năng tăng trưởng và khối lượng xương cao nhất. Vitamin D cũng đóng vai trò như một hormone của hệ thống miễn dịch, tổng hợp insulin và điều hoà sự phát triển của tế bào. 
  • Vitamin D có nhiều trong trứng, các sản phẩm sữa và thực phẩm tăng cường. 

Vitamin E

  • Vitamin E hạn chế sự hình thành các gốc tự do nên hạn chế tổn thương tế bào. Vitamin E quan trọng với quá trình miễn dịch, sửa chữa DNA và các quá trình chuyển hoá khác. 
  • Vitamin E có trong trái cây, rau củ, các loại hạt. 

Calcium

  • Calcium giúp xương và răng chắc khoẻ, đồng thời thúc đẩy hoạt động của hệ thần kinh và cơ, tham gia vào quá trình đông máu và giúp cơ thể chuyển hoá thức ăn thành năng lượng.
  • Calcium có nhiều trong các sản phẩm từ sữa (dê) như sữa, sữa chua và phô mai, cũng như các loại rau củ màu xanh đậm như cải búp và đậu hũ. 

Sắt

  • Sắt rất quan trọng cho quá trình tạo hemoglobin, thành phần mang oxy trong tế bào máu, và myoglobin, thành phần dự trữ oxy trong cơ. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu, và khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược và cáu kỉnh. 
  • Sắt có trong thịt bò, thịt gà, trái cây sấy khô, đậu hũ, đậu, ngũ cốc ăn sáng tăng cường, ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng và những loại rau củ có màu xanh đậm (như rau chân vịt và bông cải xanh). 
> Xem thêm:

Magie

  • Magie giúp xương chắc và ổn định nhịp tim, đồng thời hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp duy trì chức năng của hệ cơ và hệ thần kinh. 
  • Magie có thể thấy trong các loại hạt và củ, rau lá xanh và bánh mì ngũ cốc nguyên hạt. 

Kali

  • Kali cùng với Natri giúp cân bằng nước trong cơ thể, từ đó kiểm soát huyết áp. Natri cũng hỗ trợ chức năng của hệ cơ và nhịp tim, cũng như nhiều năm sau sẽ làm giảm nguy cơ sỏi thận và loãng xương. 
  • Kali có thể thấy trong các loại trái cây và rau củ. Thịt, sữa và ngũ cốc cũng có chứa kali, nhưng cơ thể hấp thụ kali từ các nguồn này không thuận lợi. 

Kẽm

  • Kẽm cần thiết cho hơn 70 loại enzyme giúp hỗ trợ quá trình tiêu hoá và chuyển hoá trong cơ thể, đồng thời cũng cần thiết cho sự tăng trưởng. 
  • Kẽm có trong thịt, các loại đậu, đậu hũ và các sản phẩm từ sữa. 

Chất béo

  • Các chất béo cần thiết (Essential fatty acids - EFAs).
  • EFAs (như DHA & AA) giúp tạo nên tế bào, điều hoà hoạt động của hệ thần kinh, tăng cường chức năng của hệ tim mạch, hình thành hệ miễn dịch và giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. Những EFA này cần thiết để não và mắt hoạt động tốt. 
  • EFA có thể có trong những loại cá nước lạnh (như cá hồi), tảo, hạt óc chó, dầu hạt cải và các loại thực phẩm tăng cường (như sữa dê công thức Kabrita).

>>> Xem thêm:

Nguồn: Kabrita WorldWide
#Kabrita #suade #tieuhoa
Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ