Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Những tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ hoàn thiện nên dễ mắc phải rối loạn tiêu hóa. Để góp phần giảm bớt áp lực và xoa dịu dạ dày, mẹ có thể chuẩn bị cho con những bữa cháo thơm ngon, bổ dưỡng. Nhưng bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn cháo gì tốt nhất? Mời các mẹ tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Vì sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn cháo?
Cháo là một món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu nên có thể giúp hệ tiêu hóa đang bị rối loạn và nhạy cảm của trẻ không bị quá tải, đồng thời bổ sung thêm nước và dưỡng chất thiếu hụt cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ không nên chế biến mỗi cháo trắng mà phải đa dạng hóa thực đơn trong các bữa ăn nhằm “tiếp thêm” chất đạm, chất xơ, vitamin - khoáng chất… để bé nhanh chóng phục hồi.
Gợi ý các món cháo cho bé bị rối loạn tiêu hóa
Nếu mẹ chưa biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn cháo gì thì có thể tham khảo những gợi ý sau:
Cháo gừng
Gừng là vị thuốc Đông Y có tính ấm, hỗ trợ xoa dịu hệ tiêu hóa nhạy cảm và giảm bớt tình trạng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy… Vì vậy, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ có thể thử nấu bát cháo gừng nóng hổi theo hướng dẫn bên dưới.
Nguyên liệu:
- Gừng.
- Gạo.
- Đường phèn.
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ ngâm gạo trong nước trước khi nấu khoảng 1 tiếng. Sau đó vo sạch lại với nước.
- Bước 2: Mẹ gọt vỏ gừng, rửa sạch và thái lát nhỏ.
- Bước 3: Cho gạo và gừng đã thái vào nồi, nấu đến khi chín nhừ. Cuối cùng, mẹ cho chút đường phèn, nêm nếm gia vị và đun thêm vài phút là được.
Cháo cá diếc, táo đỏ
Cá diếc chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như chất đạm, chất béo, Canxi, Photpho, Sắt, vitamin B1… Khi ăn kèm táo đỏ - loại quả sở hữu các hợp chất chống oxy hóa như Flavonoid, Polysaccharide và Axit Triterpenic, món cháo giúp bé yêu mau chóng hồi phục và êm dịu hệ tiêu hóa.
Nguyên liệu:
- Cá diếc.
- Táo đỏ.
- Gạo lứt.
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ làm sạch cá diếc, cắt miếng nhỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn cá.
- Bước 2: Mẹ ngâm gạo lứt trong vài giờ, sau đó hầm chín. Đến khi cháo nhừ, mẹ cho phần cá đã nghiền vào nồi, nêm nếm gia vị, trộn đều và nấu thêm vài phút nữa là xong.
Cháo thịt bằm
Cháo thịt bằm giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng cần thiết. Chẳng hạn như chất đạm, vitamin C, vitamin E (hỗ trợ xây dựng “tấm chắn” đề kháng cho bé) và vitamin nhóm B (để trẻ ăn ngon miệng và tiêu hóa khỏe mạnh hơn).
Nguyên liệu:
- Thịt nạc.
- Gạo.
- Dầu oliu.
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch miếng thịt nạc thăn, lọc bỏ phần bì và mỡ. Sau đó cho thịt vào máy xay nhuyễn hoặc băm nhuyễn, rồi xào sơ cho chín.
- Bước 2: Mẹ tiếp tục ngâm gạo trong nước khoảng 20 - 30 phút, rồi vo sạch lại với nước.
- Bước 3: Bắc nồi lên bếp gồm gạo cùng một lượng nước vừa phải ở lửa vừa. Đến khi cháo nhừ, mẹ cho phần thịt đã xào sơ vào nồi, nêm nếm gia vị và đun thêm một chút nữa là xong.
- Bước 4: Mẹ thêm chút dầu oliu và để trẻ thưởng thức.
Cháo thịt bằm là món ăn cho bé rối loạn tiêu hóa dễ chế biến, đầy đủ dưỡng chất.
Cháo bát bảo
Bát bảo là 8 loại dược liệu quý gồm sơn dược, khiếm thực, phục linh, liên nhục, bạch biển đậu, nhân ý dĩ, đẳng sâm và bạch truật. Bát cháo bát bảo ấm nóng góp phần bổ sung dưỡng chất thiếu hụt, giảm cảm giác mệt mỏi và giúp bé ăn ngon, ngủ ngon.
Nguyên liệu:
- Bát bảo (sơn dược, khiếm thực, phục linh, liên nhục, bạch biển đậu, nhân ý dĩ, đẳng sâm và bạch truật).
- Gạo lứt.
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ cho tất cả vị thuốc vào nồi cùng một chút nước và đun sôi trước trong 40 phút.
- Bước 2: Mẹ ngâm gạo lứt trong nước khoảng 1 giờ, sau đó cho tiếp vào nồi nước bát bảo vừa nãy và nấu chín nhừ. Cuối cùng, nêm nếm gia vị cho vừa ăn là xong.
Cháo quả sung
Quả sung có hàm lượng chất xơ dồi dào, giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa cho bé đang bị rối loạn. Cách nấu cháo quả sung rất đơn giản nên mẹ chỉ mất vài phút chuẩn bị và chế biến để bé có bữa ăn giàu dinh dưỡng.
Nguyên liệu:
- Quả sung xanh.
- Đường phèn.
- Gạo lứt.
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch sung, cắt miếng vừa ăn và ngâm vào nước muối để bớt vị chát.
- Bước 2: Mẹ ngâm gạo trong vòng 1 giờ trước, sau đó cho nước vào và hầm nhừ.
- Bước 3: Khi thấy cháo sôi, mẹ cho tiếp sung, đường phèn và gia vị vào nấu thêm vài phút là được.
Cháo phật thủ, đường phèn
Quả phật thủ có rất nhiều vitamin C giúp cải thiện sức đề kháng tự nhiên cho con. Đồng thời, quả còn có tính ấm, hỗ trợ xoa dịu “chiếc bụng” đang nhạy cảm của bé.
Nguyên liệu:
- Phật thủ.
- Đường phèn.
- Gạo.
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch phật thủ, đun sôi, vắt lấy nước và bỏ bã.
- Bước 2: Tiếp đến, mẹ ngâm gạo lứt trong vòng 1 giờ, vo sạch và nấu chín với nước phật thủ ở bước 1.
- Bước 3: Đến khi gạo chín, mẹ thêm chút đường phèn, gia vị và đun thêm tới lúc cháo nhừ.
Cháo cà rốt thịt nạc
Cháo thịt nạc cà rốt được nhiều bé yêu thích bởi có màu sắc bắt mắt, kích thích vị giác. Đồng thời, món ăn còn có đầy đủ chất đạm, chất béo, vitamin - khoáng chất để trẻ nhanh chóng hồi phục, ổn định hệ tiêu hóa.
Nguyên liệu:
- Gạo.
- Thịt nạc.
- Cà rốt.
- Dầu oliu.
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ ngâm gạo với nước trong khoảng 1 tiếng trước khi nấu.
- Bước 2: Mẹ tiếp tục rửa sạch, băm nhuyễn thịt. Còn cà rốt, mẹ gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu. Sau đó, xào sơ thịt và cà rốt.
- Bước 3: Mẹ bắc nồi lên bếp, rang sơ qua gạo khoảng 5 phút. Tiếp theo, đổ vào nồi một lượng nước lọc vừa phải, hầm trong 30 - 40 phút. Đến khi cháo chín, mẹ cho phần thịt và cà rốt vào, nêm nếm gia vị và đun thêm vài phút là được.
Cháo bí đỏ
Bí đỏ sở hữu nhiều chất dinh dưỡng tốt cho đường ruột như Sắt, Kali, Magie và chất xơ, giúp thúc đẩy hệ vi sinh phát triển và hỗ trợ hoạt động nhu động ruột. Khi hệ tiêu hóa của bé bị rối loạn, mẹ hãy thử nấu món cháo bí đỏ để xoa dịu “chiếc bụng nhỏ”.
Nguyên liệu:
- Gạo.
- Bí đỏ.
- Thịt nạc.
- Dầu oliu.
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bí đỏ mẹ gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn và luộc trong 10 phút. Đến khi bí chín, mẹ nghiền nhuyễn.
- Bước 2: Mẹ rửa sạch thịt và băm nhuyễn. Sau đó, mẹ xào sơ thịt với chút dầu.
- Bước 3: Mẹ ngâm gạo trong nước khoảng 1 tiếng trước khi nấu. Tiếp theo, nấu gạo cùng một lượng nước vừa phải ở lửa vừa đến khi chín.
- Bước 4: Khi gạo chín nhừ, mẹ cho bí đỏ, thịt bằm vào, nêm nếm gia vị và nấu thêm vài phút là xong.
Món cháo bí đỏ có màu sắc bắt mắt, kích thích khẩu vị của bé.
Một số thực phẩm khác phù hợp cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Bên cạnh các món cháo cho bé bị rối loạn tiêu hóa như trên, cha mẹ còn có thể bồi bổ cơ thể con thông qua những thực phẩm như:
Sữa có thành phần dễ tiêu hóa
Sữa là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất quan trọng cho trẻ trong những năm đầu đời. Do đó, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa và khó hấp thu dưỡng chất trực tiếp từ các loại thực phẩm, phụ huynh có thể cân nhắc bổ sung bằng sữa. Tuy nhiên, cha mẹ nên chọn sản phẩm êm dịu với hệ tiêu hóa và bảng thành phần đa dạng, từ đó bé hấp thu dễ dàng và hạn chế thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Hiện tại, xu hướng của nhiều cha mẹ Việt là sử dụng sữa dê công thức. Vì không chỉ sở hữu thành phần đạm quý A2, phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của bé yêu, sản phẩm còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho hoạt động tiêu hóa. Nhờ đó, bé sẽ có “chiếc bụng khỏe” để tiêu hóa thức ăn hiệu quả và ít gặp phải vấn đề rối loạn tiêu hóa về sau.
Gợi ý cho cha mẹ sữa dê Kabrita - Thương hiệu sữa dê Số 1 Thế giới, vừa thừa hưởng nhiều dưỡng chất quý bên trong sữa dê, vừa điều chỉnh công thức thích hợp với khả năng tiếp nhận và nhu cầu của trẻ theo từng giai đoạn. Cụ thể:
Với nguồn sữa dê chất lượng, Kabrita chỉ chứa 100% đạm A2, không chứa đạm A1 - yếu tố gây rối loạn tiêu hóa và ít αs1 casein. Đồng thời, thương hiệu Kabrita cũng điều chỉnh tỷ lệ đạm Whey:Casein tối ưu nhằm hạn chế hình thành mảng sữa đông khó tiêu. Nhờ vậy, trẻ tiêu hóa dễ dàng, hấp thu tối ưu mà không bị táo bón, khó tiêu.
Thêm nữa, sữa còn thừa hưởng hàm lượng Oligosaccharides và Nucleotide dồi dào từ sữa dê, song song bổ sung chất xơ GOS và Beta-Palmitate nhằm hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa và kích thích nhu động ruột để bé ăn uống ngon miệng hơn. Cùng với đó, sữa còn “tiếp thêm” DHA & ARA cùng 22 vitamin & khoáng chất khác, giúp trẻ phát triển trí não, thị lực và nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả.
Đặc biệt, Kabrita được nhiều bé yêu thích ngay từ lần đầu tiên uống vì hương vị cực kỳ thơm ngon.
Sữa dê Kabrita đạt tiêu chuẩn chất lượng châu u nên rất an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Hiện tại, cha mẹ dễ dàng đặt mua sữa dê Kabrita chính hãng theo từng độ tuổi của con TẠI ĐÂY. Hoặc có thể đến trực tiếp những địa chỉ phân phối uy tín như ConCung, Bibomart, Kidsplaza, Bé Bụ Bẫm, Babymall & Care, BebéCare… và liên hệ các trang thương mại điện tử tin cậy như Tiki, Lazada.
Sữa chua
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa đồng nghĩa với việc hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng. Do đó, cha mẹ cân nhắc bổ sung thêm sữa chua - thực phẩm dồi dào lợi khuẩn vào chế độ ăn uống hàng ngày, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có lợi ở đường ruột phát triển và cải thiện hoạt động tiêu hóa.
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt (như lúa mì, lúa mạch, yến mạch, gạo lứt…) có hàm lượng chất xơ rất cao, có công dụng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và phòng tránh tình trạng khó tiêu, táo bón. Bên cạnh đó, thực phẩm này cũng có rất nhiều vitamin B, giúp giảm bớt cảm giác mệt mỏi và kích thích thèm ăn cho bé.
Rau xanh, trái cây
Rau xanh và trái cây là hai loại thực phẩm giàu vitamin và chất xơ, giúp cải thiện sức đề kháng và hoạt động tiêu hóa, qua đó phòng ngừa ốm vặt và rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Một số loại rau xanh tốt cho trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa là củ cải, măng tây, súp lơ xanh, bí đỏ, cà rốt… và một vài loại trái cây bổ dưỡng là chuối, dứa, bơ…
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng của trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Sau đây là những điều quan trọng mà cha mẹ cần biết về chế độ ăn uống của trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa:
- Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, cụ thể là có đủ 4 nhóm chất cơ bản gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường và vitamin - khoáng chất.
- Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm cay nóng, thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu...
- Chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi ngày thành nhiều bữa để trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu tốt.
- Cho con uống nhiều nước (hoặc nước ép trái cây không đường, nước luộc rau, nước súp canh…) để bù nước kịp thời.
Qua chia sẻ trong bài viết, mong rằng đã giải đáp được thắc mắc bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn cháo gì, từ đó xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất để trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý giữ gìn vệ sinh không gian sống cẩn thận và khuyến khích bé vận động thể chất để tăng cường sức đề kháng.
>>> Xem thêm: