[Giải đáp] Bé không hấp thu sắt trong sữa công thức cần làm gì? – Kabrita Việt Nam

Kabrita Việt Nam

[Giải đáp] Bé không hấp thu sắt trong sữa công thức cần làm gì?

Đăng lúc 09/02/2023
[Giải đáp] Bé không hấp thu sắt trong sữa công thức cần làm gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Bé không hấp thu sắt trong sữa công thức là hiện tượng phổ biến nhưng ít được chú ý. Bởi triệu chứng ban đầu của tình trạng này thường không rõ rệt, đến khi trẻ thiếu sắt nặng kéo dài mới có các dấu hiệu như da xanh xao, kém tăng cân, tóc khô, móng tay giòn, giảm sức đề kháng gây nhiễm trùng đường hô hấp… Vậy đâu là nguyên nhân làm bé không hấp thu khoáng chất sắt trong sữa công thức và cha mẹ cần làm gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp chính xác.

Vai trò của chất sắt với sự phát triển của trẻ nhỏ

Sắt là một yếu tố vi lượng hiện diện trong cơ thể với một lượng rất ít, nhưng đóng vai trò quan trọng cho quá trình tạo máu, nhất là với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển. Khi thiếu máu do thiếu sắt xảy ra, trẻ có thể bị suy tim, hoa mắt, chóng mặt, yếu cơ bắp.

Chưa kể, thiếu sắt còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa làm trẻ biếng ăn, kém hấp thu và tác động đến hệ thần kinh gây mệt mỏi, kích thích, rối loạn dẫn truyền thần kinh. Bên cạnh đó, do sắt tham gia vào việc tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, nên thiếu sắt trẻ hay bị ốm vặt do sức đề kháng suy giảm.

be-khong-hap-thu-sat-trong-sua-cong-thuc

Trẻ nhỏ thiếu sắt thường dễ bị đau đầu, chán ăn, chậm tăng trưởng, suy giảm hệ miễn dịch…

Nhu cầu sắt của trẻ là bao nhiêu?

Ở mỗi độ tuổi, nhu cầu sắt của trẻ là khác nhau. Cụ thể:

- Trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, trong 5 - 6 tháng sau sinh không cần bổ sung thêm sắt, vì lượng sắt tích lũy được từ mẹ trong thai kỳ đã đủ cho nhu cầu của trẻ. Tuy sắt trong sữa mẹ không nhiều nhưng rất dễ hấp thu, nên mẹ cần chú trọng chế độ ăn uống của mình để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

- Với trẻ sinh non, cần được bổ sung thêm sắt 2mg/kg mỗi ngày, tối đa 15 mg/ngày, bắt đầu từ 1 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi. Trong đó, nhu cầu sắt của trẻ sinh non được phân thành 2 trường hợp:

  • Trẻ bú mẹ hoàn toàn: Bổ sung thêm sắt cho trẻ qua thuốc sắt dạng lỏng, siro theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Trẻ uống thêm sữa công thức: Lượng sắt đã có trong sữa công thức.

- Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên (giai đoạn ăn dặm), phụ huynh nên tích cực bổ sung các thực phẩm giàu sắt và kẽm vào chế độ ăn uống của trẻ. Đồng thời, để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ trong các giai đoạn tiếp theo, nhu cầu sắt thay đổi như sau:

  • Bé 9 tháng: Khoảng 11 mg/ngày;
  • Bé 1 tuổi - 3 tuổi: Khoảng 7 mg/ngày;
  • Bé 5 tuổi: Dưới 10 mg/ngày.

Vì sao bé không hấp thu sắt trong sữa công thức?

Có rất nhiều cách để trẻ hấp thu sắt, trong đó nhiều phụ huynh lựa chọn giải pháp bổ sung sữa công thức đối với trường hợp trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Đây là nguồn dinh dưỡng thay thế lý tưởng nhằm đảm bảo trẻ hấp thu đầy đủ lượng sắt cần thiết. Tuy nhiên, một vài trường hợp bé uống sữa công thức mà vẫn thiếu sắt là do:

Uống sữa sai cách

Một nghiên cứu do BSCKI Vương Ngọc Thiên Thanh (Giảng viên Bộ môn Nhi, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và là bác sĩ khoa Sốt xuất huyết - Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) và một số đồng nghiệp khác thực hiện năm 2018 cho thấy, 80% trẻ thiếu máu do thiếu sắt xuất phát từ việc uống quá nhiều sữa so với nhu cầu mỗi ngày (uống trên 600ml sữa/ngày). Trong khi đó, lượng sữa khuyến cáo cho trẻ 1-3 tuổi là không quá 480 ml/ngày.

Nguyên do là vì trong sữa còn chứa nhiều vi chất như canxi, kẽm, đồng, phốt pho… Việc nạp quá nhiều những vi chất này lại vô tình “tranh giành” khả năng hấp thụ sắt của bé, dẫn đến thiếu sắt trong cơ thể. Bên cạnh đó, uống sữa quá nhiều cũng làm cho trẻ quá no, giảm ăn các món ăn giàu sắt khác.

be-khong-hap-thu-duoc-sat-trong-sua-cong-thuc

Trẻ được cho uống sữa quá nhiều so với liều lượng cần thiết sẽ dẫn đến cơ thể bị thừa chất và kém hấp thụ sắt.

Chọn sữa công thức không phù hợp

Nguyên nhân bé không hấp thu khoáng chất sắt trong sữa công thức còn đến từ việc chọn loại sữa không phù hợp. Theo đó, bé dưới 2 tuổi chỉ nên uống sữa mẹ hoặc sữa công thức, tránh cho con uống sữa tươi vì có hàm lượng sắt rất thấp. Ngoài ra, khi chọn mua sữa công thức, cha mẹ cần đọc kỹ bảng thành phần, bởi nếu sữa không chứa chất sắt hoặc công thức khó tiêu, khó hấp thu cũng khiến trẻ khó nhận được đủ hàm lượng sắt so với nhu cầu thiết yếu.

Bé không hấp thu sắt trong sữa công thức cần làm gì?

Với tình trạng bé không hấp thu được khoáng chất sắt trong sữa bột, cha mẹ có thể tham khảo các giải pháp dưới đây để có hướng xử trí kịp thời:

Cho trẻ uống sữa đúng liều lượng

Cha mẹ nên cho con uống sữa đúng theo nhu cầu phát triển ở mỗi độ tuổi. Chẳng hạn như, giai đoạn sau sinh một tuần trẻ có thể bú được 60ml/lần. Đến giai đoạn 1 - 2 tháng tuổi, trẻ có thể bú được 90 - 120ml/lần với 4 - 5 cữ/ngày. Từ giai đoạn ăn dặm 6 - 12 tháng tuổi, trẻ sẽ bú 180 - 240ml/lần với 3 - 4 cữ/ngày.

Bên cạnh đó, để xác định lượng sữa trẻ nên uống mỗi ngày, các bậc phụ huynh có thể tham vấn ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc áp dụng công thức: 150ml x với số cân nặng hiện tại. Ví dụ trẻ nặng 5,2kg thì lượng sữa bú mỗi ngày là 5,2 x 150ml = 780ml, trung bình mỗi 3 giờ trẻ bú khoảng 97,5ml. Lưu ý, sau khi trẻ bú được nửa lượng sữa mẹ nên cho nghỉ để tránh bị nôn trớ.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bảng tham khảo và cách tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh

Ngoài ra, phụ huynh nên pha sữa đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tránh pha quá loãng hoặc quá đặc vì đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa, từ đó làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, trong đó có khoáng chất sắt.

Chọn sữa công thức có công thức khoa học 

Giải pháp tốt nhất để bổ sung sắt cho bé là nên lựa chọn sữa có công thức khoa học và chứa khoáng chất sắt. Ngoài ra, cũng cần ưu tiên nguồn sữa mát lành, dễ tiêu hóa, nhằm giúp trẻ hấp thu các dưỡng chất trong sữa tốt hơn.

Gợi ý cho cha mẹ là sữa dê Kabrita - thương hiệu sữa dê được yêu thích số 1 trên thế giới đến từ Tập đoàn Ausnutria với lịch sử hơn 100 năm kinh nghiệm sản xuất sữa. Sản phẩm “chiếm trọn” cảm tình của nhiều phụ huynh bởi công thức dinh dưỡng khoa học, bổ sung 22 khoáng chất (trong đó có sắt) & vitamin thiết yếu cho sự phát triển của trẻ.

Đặc biệt, sữa dê Kabrita chứa nguồn đạm quý A2, không chứa đạm A1 βcasein và có nồng độ αs1-casein thấp, giúp tạo ra mảng sữa đông mềm, lỏng, cho bé hấp thu nhanh và dễ dàng tiêu hóa. Đi cùng là hàm lượng Oligosaccharides và Nucleotide dồi dào, giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn, giảm nguy cơ táo bón và nhiều vấn đề về tiêu hóa khác.

Chưa kể, công thức sữa Kabrita còn bổ sung chất xơ GOS và Beta-palmitate giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột, hỗ trợ trẻ hấp thu các dưỡng chất nhanh hơn, qua đó góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ.

trẻ không hấp thu sắt trong sữa công thức

Công thức cải tiến ưu việt của sữa dê Kabrita chứa nhiều dưỡng chất quý giá, dịu nhẹ với hệ tiêu hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.

Song song áp dụng những cách trên, mẹ đừng quên:

  • Xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ khoa học, bổ sung sắt cho bé qua các thực phẩm giàu sắt như các loại thịt đỏ, thịt gà, trứng, cá và động vật có vỏ (cá mòi, cá cơm, cua, tôm, hến…), các loại hạt (đậu phộng, quả hồ đào, quả óc chó, hạt mè, hạt hướng dương…), các loại rau lá xanh (bông cải xanh, rau bó xôi, cải xoăn…), ngũ cốc.
  • Kết hợp các thực phẩm giàu vitamin C để giúp trẻ tăng cường hấp thu sắt, có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt, dưa hấu, dâu tây, chuối, xoài, ớt chuông, cà chua…
  • Không nên cho trẻ nhỏ ăn chay, bởi nguồn sắt từ thực vật có độ hấp thu thấp hơn so với đạm động vật.

Qua những chia sẻ trên đây, chắc hẳn đã giúp phụ huynh nắm được nguyên nhân và cách xử trí khi bé không hấp thu sắt trong sữa công thức. Tốt nhất, cha mẹ nên cho trẻ uống sữa với công thức khoa học và liều lượng phù hợp, tránh tự ý dùng dược phẩm bổ sung sắt cho trẻ nhỏ khi chưa qua ý kiến của bác sĩ vì có thể gây hại sức khỏe.

>>> Xem thêm: 

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
Danh mục