Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Táo bón là một dạng rối loạn đường tiêu hóa, gây ra tình trạng chậm đi tiêu hoặc đi ngoài phân cứng, khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng phát triển. Nguyên nhân gây ra táo bón chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, mất cân bằng. Do đó, để khắc phục mẹ nên thay đổi thực đơn hàng ngày của con. Vậy trong thực đơn cho bé bị táo bón nên bổ sung thực phẩm nào? Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ hơn nhé!
Nhận biết biểu hiện trẻ bị táo bón
Khi trẻ bị táo bón, mẹ có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau:
- Tần suất trẻ đi ngoài ít hơn bình thường (dưới 3 lần/tuần).
- Phân có hình dạng giống phân thỏ hoặc phân dê, màu phân đen sẫm hoặc xám, xuất hiện vết nứt trên bề mặt.
- Trẻ đi phân nặng mùi, chảy máu hậu hôn hoặc xuất hiện tình trạng són phân ra quần.
- Khi đi tiêu, trẻ phải dùng sức rặn phân ra ngoài, mặt đỏ bừng, nhăn nhó, vã mồ hôi hoặc thậm chí là quấy khóc.
- Trẻ bị táo bón có dấu hiệu bị đầy hơi, chướng bụng và xì hơi nặng mùi.
- Táo bón kéo dài khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc vô cớ thường xuyên (nhất là ban đêm).
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, cụ thể như:
- Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Hệ tiêu hóa của con chưa thích nghi với chế độ ăn dặm.
- Chế độ ăn dặm thiếu chất xơ, thừa đạm.
- Cơ thể thiếu nước.
- Trẻ bị giãn đại tràng bẩm sinh.
Khi nhận thấy trẻ bị táo bón, mẹ nên tìm cách khắc phục sớm tình trạng này, tránh làm trẻ khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tình trạng táo bón khiến trẻ khó chịu và căng thẳng mỗi khi đi tiêu.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ táo bón
Khi xây dựng thực đơn cho bé bị táo bón, mẹ nên đảm bảo:
Chọn sữa công thức mát lành, dễ tiêu
Sữa công thức có thành phần đạm khó tiêu là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Do đó, mẹ nên chọn loại sữa có công thức có thành phần đạm êm dịu với hệ tiêu hóa của con.
Gợi ý đến mẹ sữa dê Kabrita - giải pháp dinh dưỡng thân thiện với hệ tiêu hóa còn non yếu của bé yêu. Sản phẩm chứa 100% đạm quý A2 ß-casein, không chứa đạm A1 ß-casein, ít αs1 casein giúp bé hình thành mảng sữa đông mềm, dễ tiêu, hạn chế táo bón và các vấn đề về đường ruột. Đồng thời, sữa còn dồi dào Oligosaccharide và Nucleotide giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Kết hợp cùng chất xơ GOS và β-palmitate cho con chiếc bụng khỏe, hấp thu tốt dưỡng chất trong sữa.
Không chỉ vậy, sữa còn có tỷ lệ đạm whey:casein tối ưu, DHA & ARA giúp trẻ phát triển trí não và thị lực cùng 22 vitamin và khoáng chất giúp nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ. Ngoài ra, sữa có hương vị thơm ngon, tự nhiên, giúp con uống ngon, thích mê ngay từ lần đầu nếm thử.
Đặc biệt, sữa dê Kabrita được nhập khẩu nguyên lon từ Hà Lan, đạt các chứng nhận an toàn GRAS, EFSA,... nên mẹ có thể hoàn toàn an tâm khi cho trẻ sử dụng mỗi ngày.
Tìm mua sản phẩm tại website Kabrita, liên hệ Tổng đài 1900 3454, hệ thống siêu thị Concung, Bibomart, kidplaza, Bé Bụ Bẫm trên toàn quốc hoặc các trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki,...
Tin chọn sữa dê Kabrita, mẹ đã tạo điều kiện cho con hấp thụ nguồn dinh dưỡng mát dịu từ thiên nhiên, cho bé tiêu hóa khỏe, cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
>> Mua ngay Kabrita chính hãng cho bé mẹ nhé!
Bổ sung chất xơ qua các loại rau củ
Chất xơ có khả năng ngậm nước mạnh, khi vào ruột có thể làm mềm phân và tăng số lần đại tiện của trẻ. Dưới đây là những thực phẩm giàu chất xơ dành cho trẻ:
- Rau mồng tơi: Với hàm lượng pectin cao, rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, cải thiện hiệu quả tình trạng đi đại tiện phân cứng.
- Cải thảo: Loại rau này nổi bật với tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể giúp đường ruột của con hoạt động tốt.
- Súp lơ xanh: Trong rau súp lơ xanh chứa hàm lượng vitamin C, K và folate cao có tác dụng giúp phân đi qua ruột một cách dễ dàng hơn.
- Các loại đậu: Với thành phần giàu chất xơ, các loại đậu có khả năng nhuận tràng, khắc phục táo bón.
Bổ sung hoa quả giúp trẻ nhuận tràng
Ngoài rau xanh, hoa quả cũng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà mẹ nên bổ sung vào thực đơn chống táo bón của con. Cụ thể:
- Táo: Với hàm lượng chất xơ hòa tan pectin cao, táo có khả năng kéo nước vào ruột, làm mềm phân, giúp trẻ đi ngoài dễ dàng.
- Kiwi: Loại quả này chứa enzyme actinidia có khả năng phá vỡ protein để thúc đẩy dạ dày tiêu hóa nhanh hơn, từ đó phân có thể di chuyển qua ruột thuận lợi, tăng tần suất đi đại tiện.
- Lê: Trong quả lê có chứa 2 loại đường là fructose và sorbitol có tác dụng kéo nước vào đường ruột để nhuận tràng, qua đó cải thiện táo bón nhanh chóng.
Mẹ nên cho bé ăn táo thường xuyên để ngăn ngừa táo bón.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các loại trái cây cho bé ăn dặm đầy dinh dưỡng mà mẹ không nên bỏ qua
Thực phẩm chứa lợi khuẩn, magie và kẽm
Khi xây dựng thực đơn cho bé bị táo bón mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu lợi khuẩn, magie và kẽm như:
- Sữa chua: Đây là nguồn thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa vi khuẩn có hại, từ đó giúp bé ăn ngon miệng, tiêu hóa khỏe hơn.
- Bột yến mạch: Thành phần chất xơ trong bột yến mạch giúp bé nâng cao sức khỏe đường ruột, hỗ trợ cải thiện táo bón hiệu quả.
- Thực phẩm giàu kẽm, magie: Mẹ nên bổ sung hạt vừng đen, hạt lanh, cá béo, các loại đậu, rau lá xanh đậm, tôm, cua, để tăng cường nhu động ruột, từ đó giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.
Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày
Bổ sung đủ nước có thể giúp trẻ đào thải độc tố, kích thích tiêu hóa khỏe mạnh để tăng cường trao đổi chất cũng như hạn chế táo bón. Mẹ hãy dựa vào sức khỏe và độ tuổi phát triển của con để quyết định hàm lượng nước phù hợp. Cụ thể:
- Trẻ 6 - 12 tháng: 200 - 300ml nước/ ngày.
- Trẻ 1 - 3 tuổi: 500 - 600ml nước/ ngày.
- Trẻ 3 - 5 tuổi: 1000ml nước/ ngày.
- Trẻ từ 10 tuổi: 1500 - 2000ml nước/ngày.
Theo đó trong thực đơn trị táo bón, mẹ có thể cho con uống nước lọc và các chất lỏng khác như nước ép trái cây tươi, nước ép rau củ,...
Để cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ, các mẹ nên bổ sung đủ lượng nước theo đúng giai đoạn phát triển của con.
Tránh các thực phẩm gây táo bón
Ngoài những thực phẩm tốt như trên, thực đơn cho trẻ táo bón nên tránh các loại thực phẩm dưới đây:
- Đồ chiên nhiều dầu mỡ: Các món ăn chiên rán chứa nhiều chất béo chuyển hóa và ít chất xơ, khiến quá trình tiêu hóa diễn ra khó khăn.
- Thức ăn nhanh hoặc chế biến sẵn: Những món ăn này thường có chứa lượng chất xơ thấp và nhiều chất bảo quản, không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ táo bón.
- Thịt đỏ: Đây là thực phẩm khó tiêu hóa, đồng thời chứa nhiều chất sắt - nguyên nhân gây ra táo bón cho trẻ.
- Đồ ngọt: Các món như kẹo, bánh ngọt, bánh quy,... chứa nhiều chất béo, protein, ít chất xơ nên làm quá trình tiêu hóa diễn ra chậm, khiến chứng táo bón nặng hơn.
Mách mẹ thực đơn cho bé bị táo bón
Dưới đây là các món ăn dặm cho bé bị táo bón, mẹ nên tham khảo để chuẩn bị bữa ăn vừa ngon, vừa bổ dưỡng cho con yêu:
Thực đơn bữa sáng
Với bữa sáng, mẹ nên chế biến các món ăn cho bé táo bón sau:
- Bột yến mạch chưng cách thủy, bénh kếp bí đỏ.
- Bánh kếp, sườn hấp cá, trà xanh.
- Chào kiều mạch.
- Cháo kiều mạch, thịt bê luộc, sốt nho khô.
- Cháo gà, cháo thịt lợn, phở bò.
Thực đơn bữa trưa
Với bữa trưa, mẹ có thể chọn một trong các thực đơn dưới đây:
- Súp cua, cháo lúa mạch với cốt lết, nước ép cà rốt.
- Súp xay nhuyễn từ bí đỏ, gà tây hầm với rau, rau diếp.
- Cá kho tộ, canh rau ngót nấu thịt, cơm.
- Thịt bò xào rau củ, canh mồng tơi, cơm.
- Ức gà xào nấm, canh cá rô rau cải, cơm.
- Trứng thịt xào cà chua, canh cải xoong nấu thịt, cơm.
Chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng và hợp khẩu vị giúp con ăn ngon miệng, tiêu hóa khỏe và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Thực đơn bữa tối
Mẹ có thể tham khảo thực đơn chữa táo bón cho trẻ vào bữa tối dưới đây:
- Rau cải luộc, một miếng cá nướng không dầu hoặc hấp, cơm.
- Súp gà có nấm, ngô non, bí ngô luộc, thịt kho nhạt.
- Mì sốt thịt bằm, súp lơ xanh luộc, tráng miệng hoa quả.
- Thịt hầm phô mai, sữa chua, trà xanh.
- Cháo ngô, cá viên.
- Gà tây hầm với nho khô và mơ khô, sữa chua.
Thực đơn bữa phụ
Dưới đây là thực đơn bữa phụ mà mẹ có thể áp dụng khi con bị táo bón:
- Táo nướng.
- Sữa chua với mứt tự làm.
- Mứt cam, bánh quy giòn.
- Salad bông cải xanh và cà rốt.
- Hỗn hợp mơ khô với nho khô.
Trẻ bị táo bón khi nào nên gặp bác sĩ? Trẻ bị táo bón gặp các triệu chứng như đau bụng kéo dài, nôn, đầy hơi, phân lẫn máu, sốt cao, sụt cân đột ngột thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị ngay lập tức. Không nên xem nhẹ, trì hoãn vì táo bón kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ về sau. |
Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên, mẹ có thể nắm rõ cách xây dựng thực đơn cho bé bị táo bón khoa học hơn. Đừng quên theo dõi website để cập nhật thêm kiến thức hữu ích về dinh dưỡng của con!
>>> Xem thêm: