Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Trong hành trình lần đầu làm mẹ, chắc hẳn không ít mẹ bỉm thắc mắc sữa mẹ có màu gì và nếu màu sữa thay đổi có ảnh hưởng gì đến chất lượng sữa không? Nếu mẹ cũng đang có băn khoăn này, hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết nhé!
Màu sữa mẹ thay đổi theo chu kỳ
Theo chuyên gia y tế tùy thuộc vào từng thời kỳ cho con bú mà sữa mẹ mang màu sắc khác nhau. Cụ thể:
- Màu vàng nhạt trong của sữa non: Sữa non là sữa mẹ đầu tiên được tiết ra và kéo dài trong 5 ngày đầu sau khi sinh. Loại sữa này có màu vàng nhạt trong, sánh giàu giá trị dinh dưỡng và đặc biệt chứa nhiều kháng thể và các yếu tố bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng, nên sữa non còn được gọi là sữa miễn dịch. Nếu hàm lượng beta-carotene trong cơ thể mẹ cao thì sữa non sẽ có màu vàng hoặc cam.
- Màu vàng hoặc trắng của sữa chuyển tiếp: Sau sinh 1 tuần, cơ thể mẹ bắt đầu sản xuất nhiều sữa hơn. Đây được xem là loại sữa chuyển tiếp giữa giai đoạn sữa non và sữa trưởng thành. Lúc này, sữa thường có màu vàng hoặc trắng và kéo dài trong 2 tuần sau sinh.
- Màu trắng trong hoặc hơi xanh của sữa trước trưởng thành: Sau 2 tuần, cơ thể mẹ bước vào giai đoạn sản xuất sữa trưởng thành. Màu sắc sữa lúc này phụ thuộc vào hàm lượng chất béo trong cơ thể. Theo đó, sữa trước trưởng thành là sữa tiết ra vào đầu buổi bú, loãng nhẹ, hàm lượng chất béo thấp và có màu trắng trong hoặc hơi xanh.
- Màu trắng hoặc vàng của sữa sau trưởng thành: Sữa sau trưởng thành là phần sữa tiết ra sau thời gian hồi phục sức khỏe nhờ chế độ ăn uống. Lúc này, hàm lượng chất béo trong cơ thể mẹ tăng lên, khiến sữa chuyển sang dạng đặc có màu trắng hoặc vàng.
Sữa mẹ có màu gì? Tùy vào từng giai đoạn cho con bú mà màu sắc sữa mẹ sẽ thay đổi khác nhau.
Màu sữa mẹ khác biệt cần chú ý
Ngoài theo chu kỳ, chế độ ăn uống hàng ngày cũng khiến màu sắc sữa mẹ thay đổi khác biệt. Dưới đây là những màu sắc đặc biệt có thể quan sát bằng mắt thường.
- Màu hồng, cam, đỏ: Chế độ ăn nhiều thực phẩm có màu đỏ, cam như củ dền, gấc, cà rốt, cà chua, dưa hấu,... có thể khiến sữa chuyển sang màu hồng, cam hoặc đỏ nhạt.
- Màu nâu hoặc rỉ máu: Tình trạng này có thể do trong sữa mẹ có lẫn máu hoặc mẹ bị nứt núm vú. Tuy nhiên, hiện tượng này không làm giảm chất lượng sữa và màu sữa sẽ trở lại màu sắc bình thường sau 2 tuần.
- Màu đen: Theo các chuyên gia y tế, sữa mẹ có màu đen là do chất kháng sinh Minocin (minocycline) mà mẹ sau sinh sử dụng. Để hạn chế tình trạng này, trong thời gian cho con bú mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc kháng sinh nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé.
- Màu xanh: Sữa mẹ có màu xanh có thể do mẹ ăn nhiều rau có màu xanh đậm như rau bina, bông cải xanh,... hoặc uống các loại thảo mộc. Do đó, mẹ không nên quá lo lắng khi sữa bỗng chuyển sang màu xanh.
- Phân tách làm 2 màu: Khi mẹ vắt sữa vào chai hoặc túi và bảo quản sữa trong tủ lạnh thì sữa sẽ phân tách làm hai màu. Điều này hoàn toàn bình thường, không phải dấu hiệu sữa bị hỏng. Lúc này mẹ chỉ cần lắc nhẹ bình sữa là có thể cho bé sử dụng.
Ngoài những trường hợp sữa chuyển màu đặc biệt trên, nếu mẹ nhận thấy sữa có màu hồng, đỏ kéo dài mà không phải do ăn thực phẩm đậm màu hoặc màu sữa thay đổi liên tục thì hãy liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị ngay. Vì đây có thể là dấu hiệu mẹ đang mắc một số bệnh lý làm giảm chất lượng sữa cho con.
Chế độ ăn có nhiều thực phẩm màu xanh hoặc đỏ đậm có thể khiến sữa mẹ chuyển màu.
Màu sữa mẹ như thế nào là tốt?
Ngoại trừ màu đen thì màu sữa nào cũng tốt cho bé. Đặc biệt màu sữa non là tốt nhất cho bé, bởi sữa có giá trị dinh dưỡng cao giúp trẻ dễ dàng hấp thu và chuyển hóa, thúc đẩy quá trình tăng trưởng và tăng cường chức năng hệ miễn dịch cho cơ thể. Chính vì vậy, mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú ngay những giọt sữa non đầu tiên để con hấp thụ nguồn dinh dưỡng đầu đời tốt nhất.
Tuy nhiên, đối với những mẹ không có đủ sữa hoặc không đủ khả năng nuôi con bằng sữa mẹ, có thể kết hợp cho con bú sữa công thức. Khi chọn sữa, cha mẹ nên chọn sản phẩm êm dịu với hệ tiêu hóa và bảng thành phần đa dạng, từ đó bé hấp thu dễ dàng và hạn chế thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Gợi ý cho mẹ sữa dê Kabrita - thương hiệu sữa dê số 1 đến từ Hà Lan đã kế thừa đặc tính ưu việt của sữa dê nguyên bản, cùng công thức cải tiến mới, góp phần cải thiện hệ tiêu hóa khỏe và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ.
Cụ thể, sữa dê Kabrita chứa đạm A2, không chứa đạm A1 và nồng độ as1-casein thấp, giúp tạo mảng sữa đông mềm, cho bé dễ dàng tiêu hóa, hạn chế các vấn đề như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,... Bên cạnh đó, sản phẩm còn cung cấp nhiều Oligosaccharides và Nucleotide dồi dào, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, chống mầm bệnh bám dính và củng cố các tế bào niêm mạc đường ruột khỏe mạnh để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe hơn. Ngoài ra, mẹ có thể yên tâm rằng sữa dê Kabrita mang đến cho bé yêu nguồn dinh dưỡng sạch, dịu nhẹ và an toàn cùng mùi vị gần giống với sữa mẹ, phù hợp với khẩu vị của bé.
Tin chọn sữa dê Kabrita, mẹ đã tạo điều kiện cho con hấp thụ nguồn dinh dưỡng mát dịu từ thiên nhiên, cho bé sức khỏe vững vàng, lớn khôn và khỏe mạnh.
Cha mẹ có thể tìm mua sữa dê Kabrita tại website Kabrita, liên hệ Tổng đài 1900 3454, hệ thống siêu thị Concung, Bibomart, kidplaza, Bé Bụ Bẫm trên toàn quốc hoặc các trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki,...
Bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc sữa mẹ có màu gì cũng như sữa mẹ màu gì là tốt. Nhìn chung, sữa mẹ sẽ có màu hơi ngả vàng và màu trắng, trong một vài trường hợp do vấn đề sức khỏe hoặc thực phẩm mà màu sắc sữa mẹ sẽ thay đổi. Theo dõi các kênh Mẹo vặt chăm con hoặc Dinh dưỡng cho bé để tích lũy thêm nhiều kiến thức hữu ích mẹ nhé!
>>> Xem thêm: