Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách, trẻ phát triển tốt – Kabrita Việt Nam

Kabrita Việt Nam

Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách, trẻ phát triển tốt

Đăng lúc 03/06/2022
Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách, trẻ phát triển tốt

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách và duy trì ít nhất trong 6 tháng đầu đời sẽ giúp bé phát triển tối ưu. Tuy nhiên việc cho con bú bằng sữa mẹ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhiều mẹ còn băn khoăn về thời điểm và cách cho bé bú, làm sao để có đủ sữa cho con bú, trường hợp không đủ sữa nuôi con thì mẹ nên làm gì? Hãy để Kabrita chia sẻ những kinh nghiệm quý giá sau đây nhé!

Nuôi con bằng sữa mẹ là gì? 

Nuôi con bằng sữa mẹ là một phương pháp nuôi dưỡng tự nhiên, cho bé bú hoàn toàn sữa được tiết ra từ vú mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời. Theo đó, mẹ không cần cho con bổ sung bất cứ thức ăn hay nước uống nào khác (kể cả nước lọc), bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho bé yêu, đáp ứng nhu cầu nước và các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng hệ tiêu hóa còn non nớt của bé và giúp bé tăng trưởng, phát triển toàn diện.

Đến khi con từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú sữa mẹ kết hợp với ăn dặm để tăng cường dinh dưỡng.

Trường hợp nào không nên cho con bú bằng sữa mẹ?

Mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, nhưng trên thực tế vẫn có một số trường hợp không nên cho bé bú mẹ hoặc cần tư vấn trực tiếp từ bác sĩ để có lời khuyên phù hợp.

Do các yếu tố từ người mẹ:

  • Mẹ có tuyến vú không phát triển đầy đủ hoặc bị viêm tuyến vú, áp xe vú, nứt đầu vú.
  • Mẹ mắc các bệnh lây nhiễm chưa được điều trị hoặc không được điều trị.
  • Mẹ đang dùng thuốc theo toa như: thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc trị đau nửa đầu, bệnh Parkinson hoặc viêm khớp.
  • Mẹ đang sử dụng các chất gây nghiện như cocaine hoặc cần sa.
  • Mẹ lạm dụng rượu hoặc nghiện rượu.
  • Mẹ đang thực hiện hóa trị để chữa bệnh ung thư.
  • Mẹ đang mắc các bệnh suy nhược cơ thể, thiếu máu nặng hoặc quá nhẹ cân.

Do các yếu tố từ trẻ sơ sinh:

 

    Các loại sữa mẹ theo từng giai đoạn

    Sữa mẹ liên tục biến đổi công thức để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé trong từng giai đoạn tăng trưởng. Cụ thể có các dạng sữa mẹ như sau:

    Sữa non

    Sữa non là sữa đầu tiên mà trẻ sơ sinh nhận được khi bắt đầu bú mẹ. Dạng sữa này được sản xuất bởi các tuyến vú trong thai kỳ và trong vài ngày sau khi sinh.

    Sữa non thường có màu vàng và đặc dính, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quý giá, đặc biệt là các protein và kháng thể được gọi là “tiết globulin miễn dịch” (IgA) giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và hỗ trợ tăng miễn dịch ở trẻ trong những năm tháng đầu đời. Vì đây là nguồn sữa giàu dinh dưỡng nên mẹ hãy cố gắng cho bé bú sớm nhất nhé!

    Sữa chuyển tiếp

    Sữa chuyển tiếp là loại sữa được tiết ra trong vòng 5 - 15 ngày, ngay sau khi sữa non kết thúc. Loại sữa này bắt đầu biến chuyển màu sắc từ vàng sang trắng, có thành phần dinh dưỡng tương đương với sữa trưởng thành, chứa nhiều chất béo, vitamin tan trong nước, đặc biệt là thành phần lactose với hàm lượng cao hơn so với sữa non.

    Sữa trưởng thành

    Sữa trưởng thành xuất hiện khi sữa chuyển tiếp kết thúc, thường vào cuối tuần thứ 2 sau sinh. Sữa được tiết ra với một lượng lớn, có màu trắng đục, loãng hơn so với sữa non. Thành phần của sữa trưởng thành chứa rất nhiều protein, chất béo, carbohydrate, vitamin, chất khoáng và các enzym tiêu hóa, chất kích thích miễn dịch giúp bé khỏe mạnh.

    nuôi con bằng sữa mẹ

    Sữa mẹ có nhiều loại theo từng giai đoạn, nhưng sữa non - loại sữa mà bé nhận được đầu tiên khi bú mẹ là giàu dinh dưỡng nhất

    Sữa đầu bữa

    Sữa đầu bữa là loại sữa được tiết ra ở đầu bữa bú của bé. Lượng sữa đầu của mẹ khoảng 15 - 30ml, trẻ sơ sinh cần 15 - 20 phút là bú hết lượng sữa này. Sữa đầu khá loãng và có màu trắng trong, chứa nhiều đường nên có vị ngọt, hàm lượng lactose cao và ít chất béo.

    >>> Xem thêm: Sữa mẹ có vị gì là bình thưởng? Cách giúp sữa mẹ giàu dinh dưỡng

    Sữa cuối bữa

    Sữa cuối bữa là loại sữa được tiết ra vào cuối bữa bú của bé. Loại sữa này rất giàu năng lượng nên giúp bé no lâu và tăng cân đều đặn. Do chứa nhiều chất béo, nên sữa cuối thường có màu hơi vàng hoặc trắng đục, đặc sánh hơn sữa đầu.

    Thông thường, cơ thể của người mẹ sau khi sinh sẽ tự động tạo ra sữa cho dù bé có bú hay không. Tuy nhiên sau tuần đầu tiên, việc sản xuất sữa ít hay nhiều còn phụ thuộc vào nhu cầu bú của bé. Muốn duy trì nguồn sữa dồi dào, mẹ cần cho con bú thường xuyên. Bé yêu bú đủ sữa mẹ sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời.

    Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách

    Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ, mà còn rất tốt cho người mẹ. Cụ thể như sau:

    Lợi ích đối với trẻ

    Sữa mẹ đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của trẻ trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ rất dễ tiêu hóa, ngăn ngừa tối đa các triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, nếu trẻ được bú mẹ thường xuyên thì có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh vặt, giảm nguy cơ mắc bệnh dị ứng, chàm và nhiễm trùng tai. Chưa kể nhờ có thành phần HMO dồi dào, sữa mẹ còn giúp trẻ thông minh hơn, có chỉ số IQ cao hơn.

    Lợi ích đối với mẹ

    Sau khi sinh, mẹ cho con bú ngay sẽ kích thích tăng cường sản xuất sữa, tránh tình trạng cương tức vú. Nhờ động tác mút đầu vú của con sẽ gây phản xạ lên tuyến yên làm tiết oxytocin khiến tử cung co chặt hơn, giúp mẹ tránh được băng huyết sau sinh.

    Nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp mẹ đốt cháy nhiều calo, từ đó giảm cân nhanh hơn. Các nghiên cứu cũng cho biết, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ ít gặp nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng và các bệnh mãn tính như huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường và tim mạch.

    Đặc biệt, khi cho con bú sẽ có tiếp xúc da thịt và giao tiếp bằng mắt giữa hai mẹ con, từ đó tạo ra sự gắn kết, giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh ở người mẹ.

    cách nuôi con bằng sữa mẹ

    Cho con bú là việc chỉ có người mẹ mới thực hiện được cho con mình, tạo ra sự kết nối đặc biệt về thể chất cũng như tình cảm giữa hai mẹ con. 

    > Xem thêm: 16 lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ có thể bạn chưa biết

    Nguyên tắc ‘vàng’ nên biết khi nuôi con bằng sữa mẹ 

    Để nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, các chị em cần nắm rõ các nguyên tắc sau:

    • Cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt, tốt nhất là 1 giờ đầu sau khi sinh.
    • Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau 6 tháng nếu có điều kiện, mẹ nên cho bé bú đến 24 tháng (nếu có thể).
    • Đảm bảo cho con bú đủ sữa, thông thường trẻ sơ sinh cần được bú mẹ 750ml/cữ, trung bình 8 cữ bú/ngày. Thời gian mỗi cữ bú kéo dài khoảng 10 - 20 phút.
    • Cho bé bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang vú bên kia, nhằm giúp con được bú cả sữa đầu và sữa cuối.
    • Khi mẹ bị bệnh hoặc khi bé ốm, bé không tự bú được thì nên vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.
    • Cho bé bú khi có dấu hiệu đói, bất kể ngày hay đêm.

    Nhận biết dấu hiệu bé đang khát sữa và bú đủ sữa

    Dấu hiệu bé đang khát sữa: Bé thè lưỡi, liếm môi hoặc mút môi, liếm bàn tay hoặc ngón tay, mở miệng thường xuyên. Ngoài ra bé còn quay đầu sang hai bên, mắt chuyển động liên tục, để tìm kiếm mẹ theo phản xạ. Nếu mẹ chưa cho bé bú kịp thời, bé sẽ cáu gắt và quấy khóc. Xem thêm dấu hiệu bé bú không đủ sữa mẹ TẠI ĐÂY.

    Dấu hiệu bé bú no: Sau khi bú đủ sữa, bé sẽ tự động nhả ti, bé trở nên vui vẻ và không còn quấy khóc nữa, đồng thời tay của bé dần buông lỏng và xòe cả bàn tay ra. Sau đó bé sẽ có một giấc ngủ sâu và ngon hơn.

     

    Hướng dẫn cách cho bé bú mẹ

    Cho bé bú mẹ là một kỹ năng cần tập luyện, đòi hỏi mẹ cần dành ra một khoảng thời gian để tìm ra được tư thế bú phù hợp nhất và thoải mái nhất cho cả hai mẹ con. Theo đó, trong quá trình cho con bú, mẹ cần lưu ý những điều sau:

    Các tư thế cho bé bú mẹ 

    Thực tế có một số tư thế cho bé bú phổ biến nhất mà các mẹ áp dụng:

    Tư thế bế bé với cánh tay thuận

    Tư thế này rất dễ thực hiện với những mẹ lần đầu tập cho con bú, tuy nhiên với những mẹ sinh mổ có thể không thoải mái vì con nằm ngang bụng mẹ - vị trí gần vết mổ.

    Mẹ ngồi trên giường tựa vào tường hoặc ngồi thẳng lưng trên ghế có tựa lưng và đặt chân lên ghế đẩu để thoải mái hơn. Cho bé bú bên bầu ngực nào thì dùng tay cùng phía với bầu ngực đó để đỡ bé (ví dụ bé bú bầu ngực bên phải thì dùng tay phải để ôm và nâng đỡ người bé). Khi đó, mẹ cần chú ý khuỷu tay nâng đỡ đầu, cẳng tay ôm dọc thân người con.

    Tư thế nằm nghiêng

    Tư thế này phù hợp với các mẹ sanh mổ hoặc trong trường hợp cho bé bú vào ban đêm. Mẹ nằm nghiêng một bên, dùng gối để tựa đầu và tựa lưng sao cho thoải mái nhất. Sau đó, đặt bé ngay bên cạnh, để bé nằm nghiêng hướng về phía mẹ, bụng bé chạm bụng mẹ. Mẹ dùng tay còn lại để nâng đỡ bầu vú, giúp bé ngậm bắt vú. Để bé nằm nghiêng bú dễ dàng, mẹ có thể cuộn khăn hoặc lót mền ở phía lưng bé. Mẹ cần lưu ý dù là cho bú ở tư thế nào, khi đặt bé vào vú mẹ cũng cần đảm bảo đầu và thân bé nằm trên 1 đường thẳng, toàn thân con sát vào mẹ, bụng con áp sát vào bụng mẹ.

    Tư thế nằm nửa ngồi:

    Đây là tư thế cho con bú khá thư giãn, mẹ có thể ngả người thoải mái trên ghế sô pha hoặc trên giường, tựa lên gối cao. Sau đó, đặt bé đối diện trên người mẹ, đầu bé nằm giữa 2 bầu vú của mẹ. Theo bản năng, bé sẽ tự tìm đến vú mẹ và ngậm bắt vú, khi đó mẹ hãy đỡ phần đầu và vai của con nhé!

    Nhận biết dấu hiệu bé ngậm vú đúng

    Ngậm bắt vú là hành động bé tự cảm nhận bầu vú mẹ và há miệng ra ngậm lấy đầu vú. Để con ngậm bắt vú đúng, mẹ cần ôm bé hướng vào người mẹ, mũi bé ngang với núm vú. Sau đó bé bắt đầu ngửa ra sau để tìm bắt núm vú, môi trên của bé chạm vào núm vú mẹ và dần mở rộng miệng ra, cằm chạm vào vú mẹ. Lúc này, mẹ hãy nhanh chóng đưa miệng bé vào vú và ngậm sâu nhất có thể, cằm của bé tựa vào bầu vú của mẹ, khi bú 2 má của bé sẽ phồng và tròn ra.

    Hướng dẫn cách vắt và bảo quản sữa mẹ đúng chuẩn

    Vắt sữa mẹ là cách tốt nhất trong trường hợp trẻ sinh non hoặc đang bị ốm không thể bú mẹ; hoặc khi mẹ quá bận rộn hay đi làm xa, mẹ đang bị ốm nhưng vẫn muốn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Khi đó, mẹ có thể vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy vắt sữa.

    Hướng dẫn vắt sữa bằng tay: Rửa tay sạch, đặt ngón tay cái ở phía trên quầng vú và núm vú, ngón tay trỏ đặt ở phía dưới quầng vú và núm vú đối diện với ngón tay cái, các ngón tay khác đỡ vú, ấn ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng, ấn vào rồi bỏ ra, lặp lại nhiều lần. Xoay ngón tay vào quầng vú vùng bên cạnh để sữa được vắt ra nhiều. Mỗi bên vú, mẹ có thể vắt khoảng 3 - 5 phút cho đến khi dòng sữa chảy chậm dần thì chuyển sang bên kia.

    Hướng dẫn vắt sữa bằng máy: Hiện nay có rất nhiều loại máy hút sữa có kích cỡ và kiểu dáng khác nhau. Mẹ nên chọn sản phẩm phù hợp với bầu ngực của mình. Khi sử dụng, hãy tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và cần đảm bảo vệ sinh - tiệt trùng kỹ càng trước khi vắt sữa. Mỗi bên vú, mẹ vắt sữa từ 15 - 20 phút. Sau khi kết thúc hút sữa bằng máy, mẹ nên vắt sữa bằng tay để làm rỗng vú tốt hơn. 

    Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt: Sữa mẹ sau khi vắt được đựng trong bình hoặc túi zip nhỏ. Nếu để sữa ở môi trường bên ngoài với nhiệt độ từ 25 - 35 độ C thì bảo quản được 6 - 8 giờ. Nếu để ngăn mát tủ lạnh, sữa bảo quản được 3 - 5 ngày, nếu để ngăn đá tủ lạnh sẽ giữ được 3 tháng.

    >>> Có thể bạn quan tâm: Sữa mẹ để ngoài được bao lâu và cách bảo quản đúng

     

    Những vấn đề thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ

    Trong quá trình nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, chắc hẳn nhiều chị em cũng gặp không ít khó khăn như sau:

    Mẹ không đủ sữa cho bé bú

    Vì nhiều nguyên nhân mà làm giảm sự tiết sữa ở người mẹ. Khi đó, mẹ hãy cho bú thường xuyên và đúng cách để kích thích phản xạ tiết sữa. Trong trường hợp vẫn không đủ sữa, mẹ có thể cho bé kết hợp dùng sữa công thức để con nhận đủ nguồn dưỡng chất thiết yếu.

    Một trong những sản phẩm hàng đầu được nhiều mẹ lựa chọn là sữa dê Kabrita nhập khẩu từ Hà Lan đảm bảo 100% chất lượng. Khác với sữa bò thông thường, sữa dê có công thức dịu nhẹ cho hệ tiêu hóa, chứa hoàn toàn đạm quý A2, không chứa đạm A1 nên ngăn ngừa các triệu chứng táo bón hay tiêu chảy thường gặp ở trẻ sơ sinh.

    Sản phẩm còn khiến các mẹ bất ngờ khi chứa phong phú hàm lượng HMO, nucleotide, chất xơ GOS, Beta-palmitate giúp đường ruột của bé thêm khỏe mạnh. Khi hệ tiêu hóa của bé hoàn thiện dần, bé sẽ ngày càng tăng sức đề kháng và hạn chế ốm vặt trong những năm tháng đầu đời, từ đó mẹ càng thêm an tâm.

    hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ

    Với đặc tính dịu nhẹ từ thiên nhiên và những cải tiến độc quyền chuẩn châu  u, sữa dê Kabrita là lựa chọn đúng đắn khi mẹ không đủ sữa cho con bú.

    Các mẹ truy cập NGAY TẠI ĐÂY để xem giá bán và đặt mua sữa dê Kabrita chính hãng nhé!

    Mẹ bị cương tức vú

    Sau khi sinh khoảng 2 - 5 ngày, rất nhiều chị em có cảm giác căng tức ngực, đau nhẹ hoặc nóng. Tuy đây là hiện tượng bình thường của quá trình tạo sữa, nhưng khiến các sản phụ thấy khó chịu sau mỗi lần cho bú. Vì vậy trước khi cho con bú, mẹ nên massage hai bầu ngực nhẹ nhàng giúp ngực mềm ra, giảm căng tức. Bên cạnh đó, mẹ nên chườm ấm cho ngực hoặc tắm nước ấm để tuyến sữa tăng lưu thông, tránh tắc tia sữa.

    Tắc ống dẫn sữa và viêm vú

    Ở một số bà mẹ cho con bú gặp tình trạng ống dẫn sữa bị tắc nghẽn dẫn đến việc lưu thông sữa kém hoặc không đủ để nuôi con, kèm theo đó là các triệu chứng như: đau ở một vị trí đặc biệt trên vú, sưng và căng trên vú, vùng da bị sần ở một vùng, xuất hiện những đốm sữa trắng trên núm vú. Thông thường, nuôi con bằng sữa mẹ liên tục là cách tốt nhất để khắc phục tình trạng tắc ống dẫn sữa. Ngoài ra có vài phương pháp giúp làm trống trống ống dẫn sữa và giảm đau như: chườm ấm lên vùng vú hoặc ngâm bầu ngực trong bồn nước ấm khoảng 10 phút, massage nhẹ nhàng chỗ tắc nghẽn.

    Ngoài ra cũng cần lưu ý, một ống dẫn sữa bị tắc có thể gây ra viêm vú và nếu có nhiễm trùng sẽ làm cho các triệu chứng nặng hơn. Khi đó, chị em cần đến gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.

    Núm vú bị nứt, tổn thương

    Ngoài vấn đề phải làm sao đủ sữa nuôi con, nhiều bà mẹ cũng rất mệt mỏi với tình trạng nứt đầu ti khi đang cho con bú, gây đau nhức và thậm chí gây chảy máu. Nguyên nhân có thể do cho con bú sai tư thế, sử dụng máy hút sữa không đúng cách hoặc mẹ mắc các bệnh ngoài da ở núm vú. Khi phát hiện dấu hiệu nứt đầu ti, mẹ không nên tiếp tục cho con bú, mà cần chờ cho đến khi tổn thương ở đầu ti lành trở lại.

    Núm vú bị tụt vào trong

    Một số sản phụ gặp tình trạng đầu ngực bị tụt hẳn vào bên trong quầng ngực, hoặc chỉ nhú một ít phần đầu ra khỏi quầng ngực. Với tình trạng này, tuy vẫn cho con bú được nhưng rất khó khăn, đồng thời còn làm tăng nguy cơ gây tắc nghẽn dòng sữa. Khi đó, mẹ hãy kích thích núm vú bằng cách vê đầu ti bằng ngón tay trong khoảng 30 giây trước khi cho bé bú. Còn đối với các trường hợp đầu ti của mẹ thụt do bệnh lý thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho con bú.

    Cách chăm sóc mẹ cho con bú để có nguồn sữa dồi dào

    Để có nguồn sữa chất lượng cho con bú, bản thân người mẹ nên thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Dưới đây là một vài lời khuyên:

    Chế độ ăn uống khoa học

    • Mẹ nên ăn đầy đủ các nhóm chất, chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như tôm, cua, cá, trứng, sữa, thịt, đậu đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín.
    • Gợi ý một số món ăn giúp gọi sữa về dào dạt cho mẹ: móng giò, canh rau đay, hạt bí, rong biển, yến mạch, rau khoai lang…
    • Mẹ hãy uống nhiều nước hơn bình thường, khoảng 2,5 - 3 lít nước/ngày. Đó có thể là nước lọc, nước ấm hoa quả, sữa ấm, nước gạo lứt rang, nước vừng đen…
    • Mẹ đang cho con bú nên kiêng các loại thức ăn nhiều gia vị (ớt, tiêu, hành tỏi), không ăn cá biển chứa nhiều thủy ngân, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, thận trọng với các loại thảo mộc. Đặc biệt, mẹ tuyệt đối không uống rượu và cà phê.

    Nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái

    Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ là thiết lập thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt những ngày đầu sau sinh, mẹ chỉ nên ngồi khi cho bé bú, thời gian còn lại hãy cố gắng nằm và nghỉ ngơi, thỉnh thoảng có thể đứng lên đi lại nhẹ nhàng.

    Mẹ không nên thức khuya và cần ngủ đủ giấc mỗi ngày, dành thời gian thư giãn như đọc sách, ngồi thiền, nghe nhạc, dạo phố, trò chuyện cùng bạn bè… để tránh căng thẳng và trầm cảm sau sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa mẹ.

    Vận động nhẹ nhàng 

    Trong 2 tuần đầu sau sinh, mẹ nên vận động nhẹ nhàng, sau đó từ từ tăng mức vận động và thời gian vận động, nhưng tuyệt đối KHÔNG khiêng vác hay vận động mạnh. Đồng thời mỗi ngày, mẹ hãy massage ngực đúng cách để giúp lưu thông máu, kích thích việc tiết sữa và ngăn ngừa nguy cơ tắc sữa.

    Sau đó, mẹ hãy bắt đầu tập thể dục bằng hình thức đi bộ nhẹ nhàng (có thể cho bé ngồi trong xe đẩy hoặc địu bé bên người, hai mẹ con cùng đi đạo). Khi đã khỏe hơn, mẹ có thể chạy bộ chậm, hoặc tham gia các lớp yoga, tập thể dục sau sinh, bơi lội hoặc khiêu vũ đều được. Việc luyện tập đều đặn sẽ giúp cơ thể tăng mức độ prolactin của cơ thể - hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ, bên cạnh đó còn kích thích giải phóng endorphin - hormone giúp cải thiện tâm trạng của mẹ trong thời gian cho con bú.

    Như vậy có thể thấy, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn không khó như các mẹ nghĩ. Hãy áp dụng các phương pháp trên, chắc chắn chị em nào cũng có thể nuôi con bằng sữa mẹ dễ dàng trong 6 tháng đầu. Đừng quên theo dõi https://www.kabrita.vn/ để cập nhật thêm nhiều kiến thức nuôi con khỏe mạnh nhé!

    >>> Xem thêm:

    Chia sẻ bài viết này Share
    Bài viết khác
    • Bài viết trước:
    • Bài viết sau:
    Danh mục