Kabrita Việt Nam

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em: Dấu hiệu và cách chăm sóc

Đăng lúc 08/06/2022
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em: Dấu hiệu và cách chăm sóc

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, vì bệnh có thể gây ra các biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con. Vậy dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin và có cách chăm sóc phù hợp mẹ nhé!

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng dịch vị, thức ăn hay chất lỏng từ dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Trong đó, có đến 90% trường hợp dưới 1 tuổi gặp tình trạng này, do các cơ giữa dạ dày và thực quản chưa phát triển hoàn chỉnh. Hầu hết các trường hợp, trào ngược sẽ tự mất sau một năm đầu tiên, khi những cơ này đã phát triển tương đối hoàn chỉnh.

Mặc dù vậy, các triệu chứng trào ngược có thể gây khó chịu cho trẻ, nếu để kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng, viêm thực quản và biến chứng lên đường hô hấp.

Các loại trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được phân thành hai loại, gồm có:

Trào ngược sinh lý

Đây là loại trào ngược phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng, có xu hướng giảm dần theo thời gian, chậm nhất là đến khi trẻ được 1 tuổi. Mặc dù trẻ mắc trào ngược sinh lý có biểu hiện nôn, trớ sữa nhiều lần trong ngày, nhưng con vẫn lên đều, không bị khò khè và sinh hoạt bình thường.

Trào ngược bệnh lý

Tình trạng trào ngược này thường xảy ra đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên. Theo đó, bé bị trào ngược thực quản do bệnh lý sẽ có triệu chứng nôn trớ sữa, biếng ăn, khàn giọng, hen phế, quản hay thở khò khè trong lúc ngủ, tái phát nhiều lần,... Lúc này, phụ huynh nên đưa con đến bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

Trẻ trào ngược dạ dày có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý, tùy vào mỗi loại mà gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Tùy theo tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em mà nguyên nhân gây ra sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân sinh lý

Dưới đây là nguyên nhân trẻ bị trào ngược thực quản do sinh lý:

- Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Trẻ nhỏ dễ bị trào ngược do hệ tiêu hóa đang trong quá trình phát triển, đồng thời dạ dày của trẻ khá nhỏ, nằm ngang và cao hơn so với người lớn nên có nhiều nguy cơ trào ngược.

- Cơ thắt thực quản dưới chưa phát triển ổn định: Nguyên nhân gây trào ngược thực quản ở trẻ có thể liên quan đến cơ thắt thực quản dưới. Cụ thể, do hoạt động đóng mở của cơ thắt thực quản để giữ thức ăn trong dạ dày chưa tối ưu, nên trẻ dễ bị trào ngược thức ăn lên thực quản.

- Sữa công thức không phù hợp: Trẻ uống sữa công thức chứa đạm khó tiêu, không đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa. Lượng sữa không tiêu hóa hết sẽ ở lại lâu hơn trong dạ dày, từ đó có nguy cơ trào ngược hơn.

- Kết cấu thức ăn của trẻ: Một số loại thức ăn cho trẻ có dạng lỏng, mềm nên rất dễ đi qua các khe hở nhỏ của cơ vòng.

- Tư thế cho bú không đúng: Nằm ngang cho trẻ bú có thể là tư thế giúp tiết sữa nhiều, nhưng điều này cũng khiến dạ dày của trẻ bị nằm ngang. Vì thế khi sữa đi xuống dạ dày sẽ dễ dàng trào ngược ra ngoài.

dấu hiệu bé bị trào ngược dạ dày thực quản

Tư thế cho bú sai cách có thể khiến sữa dễ bị trào ngược lên thực quản.

Nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có thể do một số bệnh lý như thoát vị cơ hoành, sa dạ dày cấp độ nặng,... Trẻ mắc bệnh này thường có cơ thắt thực quản dưới khá yếu, làm cho thức ăn hay bị trào ngược lên miệng. Cụ thể:

- Thoát vị cơ hoành: Là tình trạng cơ hoành không được hoàn thiện đầy đủ, khiến các tạng trong ổ bụng (như dạ dày, ruột, gan, lách) di chuyển lên khoang lồng ngực qua các khe hở của cơ hoành. Tùy thuộc vào mức độ thoát vị, bệnh nhi có thể có biểu hiện suy hô hấp, khó thở, bụng phình bất thường.

- Sa dạ dày cấp độ nặng: Sa dạ dày là bệnh mạn tính, xảy ra khi đáy của dạ dày nằm thấp hơn so với vị trí thông thường. Trẻ bị sa dạ dày thường có triệu chứng khó chịu, đầy bụng, ợ hơi, ăn uống kém, hay buồn nôn,...

- Viêm ruột: Bệnh lý xảy ra do các vi khuẩn, virus xâm nhập qua đường ăn uống và hô hấp. Tùy thuộc vào tình trạng của đường ruột, các triệu chứng xuất hiện từ nhẹ đến nặng, bao gồm đau quặn bụng, tiêu ra máu, sốt, sụt cân, ăn không ngon miệng,...

- Nhiễm trùng: Đây là tình trạng nhiễm trùng thường gặp ở trẻ sơ sinh, do hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh. Trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh sớm sẽ có các triệu chứng tiêu hóa như bỏ bú, trướng bụng, ứ dịch dạ dày, tiêu chảy,...

Dấu hiệu bé bị trào ngược dạ dày thực quản

Bên cạnh việc thức ăn bị trào ngược ra ngoài, phụ huynh có thể nhận biết qua một số triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ như:

  • Hay ói hoặc ọc sữa ra nhiều, chủ yếu qua đường miệng hoặc cả mũi.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, ngủ không tròn giấc, nhất là vào ban đêm.
  • Biếng ăn hoặc chỉ ăn với một lượng nhỏ.
  • Trẻ hay bị mắc bệnh về đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm mũi,...
  • Thường xuyên nấc cụt.
  • Ở trẻ lớn hơn sẽ có biểu hiện đau vùng thượng vị, ợ nóng, thở khò khè,...

trẻ bị trào ngược thực quản

Trẻ mắc trào ngược dạ dày thực quản thường có triệu chứng nôn, trớ sữa, thức ăn,... đặc biệt khi trẻ bú hoặc ăn no.

Cách xử trí tại nhà khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và góp phần cải thiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản, phụ huynh có thể áp dụng những cách chăm sóc sau đây:

Chia nhỏ lượng sữa các cữ bú

Thay vì cho trẻ bú một lượng lớn như trước, mẹ nên chia nhỏ lượng sữa ở mỗi cữ, khoảng 30 - 60ml/lần. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên điều chỉnh khoảng cách giữa các lần bú ít nhất 2 tiếng rưỡi để dạ dày được làm trống, tránh gây ra trào ngược. Lưu ý, không áp dụng cách này với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng và trẻ tăng cân chậm.

Cho bé bú đúng tư thế

Để giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em, phụ huynh cần chú ý đến tư thế cho con bú. Theo đó, mẹ nên cho trẻ bú ở tư thế ngồi hoặc giúp bé nằm nghiêng để bú, sao cho sữa đi xuống dạ dày thuận lợi. Ngoài ra, mẹ không ép bé bú thêm nếu có biểu hiện khó chịu, quấy khóc.

Vỗ ợ hơi sau khi cho trẻ bú

Đây là cách giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu, giảm tình trạng nôn trớ sau bú hiệu quả. Mẹ thực hiện theo hướng dẫn sau: Bế bé theo tư thế thẳng đứng, đặt cằm bé lên vai mẹ. Một tay mẹ nâng đỡ phần đầu và cổ của con. Sau đó mẹ chụm bàn tay lại, nhẹ nhàng xoa và vỗ vào lưng bé.

chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ được vỗ ợ hơi thường xuyên sẽ giảm tình trạng đầy hơi, nôn trớ,... từ đó bú nhiều sữa hơn.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học

Thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng là biện pháp khắc phục trào ngược dạ dày ở trẻ hiệu quả. Theo đó, với những bé ăn dặm và mẹ cho con bú, nên hạn chế thức ăn có vị chua, cay, chocolate, cà phê, đồ uống có gas,... Đây là những thực phẩm có tính kích thích dễ làm triệu chứng trào ngược trở nặng.

Chọn sữa công thức êm dịu với hệ tiêu hóa

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, mẹ đừng quên chú ý đến việc chọn sữa công thức chất lượng cho con bú. Mẹ nên ưu tiên sữa chứa thành phần mát dịu với hệ tiêu hóa, nhằm giúp trẻ tiêu hóa tốt, tăng cường sức khỏe đường ruột và hấp thu nhanh dưỡng chất để tăng trưởng khỏe mạnh.

Một gợi ý lý tưởng cho mẹ là sữa dê Kabrita - nổi bật với bảng thành phần vượt trội, vừa cung cấp nguồn dinh dưỡng đủ đầy, vừa êm dịu và nâng niu của hệ tiêu hóa của trẻ. Nhờ kế thừa đặc tính dịu nhẹ của sữa dê nguyên bản, sữa dê Kabrita chứa 100% đạm A2 dễ tiêu hóa, hạn chế dị ứng; không chứa đạm A1 khó tiêu và có hàm lượng αs1-casein thấp tạo sữa đông mềm nhỏ. Qua đó, giúp trẻ uống sữa có trải nghiệm tiêu hóa dễ dàng, đi ngoài phân tốt.

Sản phẩm còn cung cấp dưỡng chất quý OligosaccharidesNucleotide giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe đường ruột của trẻ. Kết hợp với chất xơ GOS, Beta-palmitate hỗ trợ trẻ tiêu hóa tốt, lớn khôn vững vàng. Thêm vào đó, sữa dê Kabrita sở hữu công thức cải tiến, bổ sung DHA - ARA và 22 loại vitamin - khoáng chất cần thiết, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và thị giác trong giai đoạn đầu đời. Ngoài ra, sữa có hương vị thanh mát tự nhiên, nhờ công thức không thêm đường - không hương liệu nên rất hợp khẩu vị, trẻ uống thích mê!

bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Sữa dê Kabrita được nhập khẩu nguyên lon từ Hà Lan, đạt các chứng nhận an toàn GRAS, EFSA,... nên mẹ hoàn toàn an tâm cho trẻ uống sữa mỗi ngày.

> Hiện tại, các dòng sản phẩm của Kabrita đã có mặt tại hệ thống siêu thị ConCung, Bibomart, Kidsplaza, Bebubam, Babymall & Care, BebéCare hoặc các sàn thương mại điện tử Lazada, Tiki,... Bố mẹ có thể tham khảo giá và mua ngay sản phẩm chính hãng TẠI ĐÂY.

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Trào ngược dạ dày nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm thực quản, barrett thực quản, thở khò khè, hen suyễn,... Do đó, phụ huynh nên chú ý theo dõi, nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường cần đưa đến bác sĩ ngay:

  • Nôn ra máu hoặc dịch mật (màu xanh).
  • Khó thở.
  • Quấy khóc kéo dài hơn 2 giờ.
  • Bỏ bú, chậm tăng cân.
  • Hay lừ đừ, mệt mỏi.
  • Cảm giác khó nuốt hoặc thường xuyên bị ợ nóng.
  • Có vấn đề về hô hấp như thở khò khè, ho mãn tính hoặc khàn giọng.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Thông thường, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản sẽ cải thiện theo thời gian. Khi trẻ được 7 - 8 tháng tuổi, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản sinh lý sẽ giảm dần. Khi trẻ biết đi được vài tháng, trào ngược dạ dày thực quản nặng cũng có thể biến mất.

Cách phòng ngừa trào ngược thực quản ở trẻ

Nhằm ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

- Nên chia bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ và cho ăn trước khi đi ngủ 2 - 3 tiếng.

- Không nên cho trẻ bú quá no.

- Không cho trẻ nằm ngay sau khi bú sữa.

- Tránh đè ép lên vùng bụng của trẻ.

- Sau khi bú, bạn cần bế trẻ ở tư thế thẳng đứng khoảng 30 phút để dạ dày có thời gian tiêu hóa.

- Cha mẹ nên đặt trẻ bị trào ngược thực quản nằm ngửa khi ngủ, với tư thế đầu cao hơn mặt giường khoảng 30 độ.

Hy vọng qua bài viết trên, phụ huynh đã nắm được nguyên nhân, dấu hiệu và cách giảm thiểu trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em. Nếu nhận thấy tình trạng trào ngược ở trẻ kéo dài không thuyên giảm, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

>>> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ