Kabrita Việt Nam

Trẻ sơ sinh bị đau thắt bụng và cách khắc phục

Đăng lúc 08/06/2022
Trẻ sơ sinh bị đau thắt bụng và cách khắc phục

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Cơn đau thắt là gì và nó diễn ra như thế nào?

Cũng như ở người lớn, cơn đau thắt bụng ở trẻ sơ sinh là do ruột bị co thắt đột ngột. Thông thường, trẻ bị đau thắt bụng sẽ bắt đầu từ 15 đến 45 phút sau khi bú. Trẻ thường sẽ căng người, hoặc căng và duỗi chân. Bạn cũng sẽ thấy nếu trẻ bị co thắt ruột, trẻ sẽ đỏ mặt và nắm chặt tay. 

Chúng ta không hoàn toàn hiểu rõ nguồn gốc của cơn co thắt ruột ở trẻ sơ sinh. Nhìn chung, chúng tôi nghĩ rằng có sự liên hệ giữa hệ tiêu hoá và sự thích nghi với những loại thức ăn mới. Ngoài ra, các cơn co thắt cũng có thể liên quan đến một số vấn đề y khoa, chẳng hạn như tình trạng dị ứng với sữa bò. May mắn là tình trạng dị ứng sữa bò rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh (khoảng 2-3%), nhưng nếu bạn cho rằng bé có thể bị dị ứng với sữa bò, bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ ngay.

Khi nào trẻ sẽ bị co thắt ruột?

Trẻ thường sẽ biểu hiện triệu chứng khi trẻ được 2 tuần tuổi. Co thắt bụng gặp nhiều nhất vào khoảng tuần thứ sáu sau sinh, khi bé thường uống nhiều hơn. Điều đó nghĩa là hệ tiêu hoá phải làm việc nhiều hơn. Các cơn co thắt có thể bắt đầu trong lúc bé bú mẹ hoặc bú bình. Mỗi trẻ sẽ khác nhau về thời điểm chấm dứt các cơn co thắt này, nhưng nhìn chung, trong trường hợp tệ nhất, các cơn co thắt này cũng sẽ hết khi trẻ được 4 tháng tuổi. Khi đó, hệ tiêu hoá của trẻ đã quen với chế độ dinh dưỡng và đã phát triển tốt hơn trước.

Bạn có thể làm gì để giảm đau cho bé?

May mắn thay, bạn không cần phải đứng yên khi con bạn bị co thắt bụng. Mặc dù đây là một phần trong giai đoạn phát triển của trẻ, có nhiều cách để bạn có thể giúp bé giảm đau. Bạn có thể bắt đầu với việc quan sát chế độ dinh dưỡng của bé. Tương tự, tốc độ uống của con bạn cũng có ảnh hưởng đến mức độ của các cơn co thắt. Trẻ bị đói thường có khuynh hướng uống rất nhanh, khiến bé nuốt quá nhiều hơi. Bạn nên thử giúp bé uống chậm và từ tốn. 

Nếu bạn cho bé bú sữa công thức và trẻ bị co thắt ruột, bạn có thể thử một loại bình hoặc núm ti khác để giảm lượng không khi mà bé nuốt phải khi bú. Nếu vẫn không hiệu quả, bạn có thể trao đổi với bác sĩ nhi khoa để tìm ra một chế độ dinh dưỡng khác tốt hơn cho bé. 

Ngoài vấn đề về chế độ dinh dưỡng, bạn cũng có thể thử những phương pháp khác để giảm các cơn co thắt ruột của trẻ:

Massage cho bé

Bạn sẽ cảm nhận được việc tiếp xúc với bạn sẽ giúp bé bình tĩnh. Cần đảm bảo bàn tay của bạn đủ ấm và sử dụng một ít dầu, xoa theo chiều kim đồng hồ trên vùng bụng của bé. Đây là hướng di chuyển của thức ăn trong đại tràng. Massage thường xuyên có thể giảm các cơn co thắt. Ngoài ra, massage còn giúp bền chặt mối liên kết giữa mẹ và con.

Động tác “đạp xe"

Một cách khác để giải phóng khí bị ứ trong dạ dày là làm động tác “đạp xe" cho bé. Bạn có thể giữ hai chân của bé và di chuyển vòng tròn giống như bé đang “đạp xe". Động tác này giúp bé giải phóng khí ứ đọng và sẽ giúp bé giảm các cơn co thắt.

Địu bé

Bé bị co thắt ruột sẽ khóc rất nhiều nhưng bé sẽ cảm thấy an toàn hơn trong địu. Việc được ở gần mẹ sẽ giúp bé thấy an toàn. Các cơn co thắt sẽ không biến mất ngay lập tức, nhưng bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn vì bạn đã cho bé ở gần bạn. Một cái địu sẽ rất thích hợp cho các bé con. Sợi vải rất mềm và không gây kích ứng da. Nếu bé lớn hơn một chút bạn có thể sử dụng nôi xách tay. 

Đặt một chai nước ấm trên bụng của bé

Một chai nước ấm sẽ làm bé cảm thấy dễ chịu hơn khi bé đang bị co thắt ruột. Bạn cũng có thể sử dụng miếng dán nóng đặc biệt và chai nước nóng cho bé; những dụng cụ này an toàn và dễ làm nóng lại, cho bé thêm một chút ấm áp.

Thông tin trong bài báo này đã được biên soạn cẩn thận nhằm cung cấp cho những ông bố bà mẹ trẻ đang phải đối phó với những cơn co thắt bụng của bé con. Mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau, do đó chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế nếu tình trạng này nghiêm trọng và/hoặc kéo dài. Các chuyên gia sẽ nắm bắt được vấn đề của con bạn dễ dàng hơn. Do đó, họ có thể đưa ra quyết định cần làm thêm xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh. 

Về Kabrita

Sữa dê Kabrita dịu nhẹ với hệ tiêu hóa non nớt của bé, cùng những cải tiến ưu việt trong công thức giúp hệ tiêu hoá khoẻ, giúp bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh:  

  • Chứa đạm quý A2, không chứa A1 βcasein – chất gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Chứa ít αs1 casein giúp tạo ra các mảng sữa đông mềm, dễ tiêu hóa hơn.
  • Chứa phong phú hàm lượng oligossacharides giúp phát triển cân bằng hệ vi sinh đường ruột và bảo vệ chống lại các mầm bệnh.
  • Chứa hàm lượng nucleotide cao giúp cải thiện sự phát triển của hệ tiêu hóa trong giai đoạn đầu đời trẻ sơ sinh. 
  • Tỉ lệ đạm whey:casein tối ưu, hạn chế hình thành các mảng sữa đông.
  • Bổ sung chất xơ GOS hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột.
  • Bổ sung Beta-palmitate giúp đường ruột khoẻ mạnh và hỗ trợ sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh.
  • Bổ sung DHA & ARA hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển nói chung, nhận thức, thị lực và hành vi của trẻ.
  • Bổ sung 22 vitamin & khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Sữa dê Kabrita - Nhãn sữa dê số 1 thế giới - Nhập khẩu chính hãng từ Hà Lan.

> Xem thêm một số căn bệnh thường gặp ở bé:

Nguồn: Kabrita WorldWide
#Kabrita #suade #tieuhoa

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ