Kabrita Việt Nam

Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Đăng lúc 21/12/2021
Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Thống kê cho biết, có khoảng 20% trẻ sinh ra bị chàm sữa, với đặc điểm là da khô, bong vảy và xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở đầu, trán, mặt, nhất là hai bên má. Lúc này, nhiều bà mẹ bối rối không biết phải khắc phục làm sao, bởi bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh luôn khiến con cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Hiểu được điều này, trong bài viết dưới đây Kabrita sẽ cung cấp các thông tin cần biết về bệnh lý, nhằm giúp mẹ có cách chăm sóc bé bị chàm sữa tốt hơn để bệnh sớm cải thiện. Cùng theo dõi nhé!

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Chàm sữa (hay còn gọi là lác sữa, eczema) là tình trạng viêm da do cơ địa hoặc dị ứng thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi. Trong đó, các loại chàm ở trẻ sơ sinh được phân thành 3 cấp độ:

  • Cấp tính: Vùng da tổn thương với những mụn nước màu đỏ hồng, tiết dịch nhiều, có thể vỡ và gây phù nề.
  • Mãn tính: Mụn chàm sữa ở trẻ sơ sinh xuất hiện thành từng mảng, da khô ráp và có thể dày sừng, tróc vảy, biến đổi sắc tố da.
  • Bán cấp: Vết chàm sữa ở trẻ sơ sinh ít đỏ, tiết dịch ít hơn và không phù nề.

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Tình trạng trẻ sơ sinh bị chàm sữa không lây lan, nhưng dễ tái phát và khó điều trị nếu để lâu.

Nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa

Hiện vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân cụ thể gây bệnh, nhưng chủ yếu hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh xảy ra do:

Trẻ có cơ địa dị ứng từ lúc sinh ra

Những trẻ cơ địa nhạy cảm không chỉ dễ bị viêm da mà còn có nguy cơ mắc các bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng… Chưa kể, hàng rào bảo vệ da của bé mắc chàm sữa thường bị tổn thương, nên các tác nhân bên ngoài dễ dàng xâm nhập gây kích ứng, thoát nước quá mức dẫn đến khô da.

Yếu tố di truyền

Nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử bị dị ứng nổi mề đay, chàm, hen… thì nguy cơ lác sữa ở trẻ sơ sinh là rất cao.

Các yếu tố khác khiến trẻ dị ứng

Bên cạnh những nguyên nhân bé bị chàm sữa kể trên, các yếu tố kích thích và làm tình trạng bệnh của trẻ nặng thêm gồm có:

  • Sữa công thức không phù hợp, nhất là sữa bò chứa thành phần đạm có thể gây dị ứng khiến trẻ sơ sinh bị chàm đỏ, ngứa ngáy, kèm một số biểu hiện khác như đi ngoài phân có máu, nổi mề đay, thở khò khè… Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng tình trạng chàm sữa ở trẻ dị ứng hay mẫn cảm với đạm sữa bò có tác động đến hệ tiêu hóa. Về lâu dài trẻ sẽ kém hấp thu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển sau này.
  • Eczema ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện nếu mẹ tiêu thụ những thực phẩm gây dị ứng như trứng, thịt bò, phô mai, hải sản.
  • Trẻ sơ sinh bị chàm sữa ở mặt, tay chân nhiều khả năng do dính phải lông thú cưng.
  • Em bé bị chàm sữa do khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh, hanh khô.
  • Trẻ 1 tháng tuổi bị chàm sữa có thể do tắm rửa với xà phòng nhiều. Các thành phần tẩy rửa, hương liệu trong sản phẩm sẽ khiến làn da em bé trở nên khô sần và dễ gây kích ứng.
  • Ngoài ra, bé 6 tháng bị chàm sữa nhiều khả năng bị dị ứng với các tác nhân như: Phấn hoa, xà phòng, các chất tẩy rửa, nhiễm trùng vi khuẩn, virus, khói bụi, khói thuốc lá, nấm mốc…

bé bị chàm sữa

Không gian sống ô nhiễm, không đảm bảo có thể khiến trẻ tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng và xuất hiện chàm sữa.

Dấu hiệu nhận biết chàm sữa ở trẻ

Trong quá trình chăm sóc con, mẹ có thể nhận biết bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh thông qua những dấu hiệu sau:

  • Biểu hiện chàm sữa ở trẻ sơ sinh khởi đầu là những nốt mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, gây nứt da, rịn nước, đóng mày và tróc vảy.
  • Trên mặt, hai bên má và có thể lan ra toàn thân mình, tay chân… là những vị trí trẻ sơ sinh bị nổi chàm sữa.
  • Nếu chạm vào da trẻ sơ sinh bị chàm sữa, mẹ có thể cảm giác làn da khá thô ráp và có những vảy nhỏ li ti.
  • Những mảng da bị khô và mẩn đỏ cũng có thể xuất hiện thường xuyên ở những vùng da bị gập như: Cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, sau đầu gối, mắt cá chân.
  • Bên cạnh những dấu hiệu chàm sữa ở trẻ sơ sinh kể trên, các vùng da bị lác cũng gây ngứa ngáy khiến trẻ khó chịu, hay quấy khóc, bú kém và ngủ không ngon giấc.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nhìn chung, chàm sữa là bệnh lý viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và không có tính chất lây lan. Tuy nhiên, nếu phụ huynh không biết cách chăm sóc, hay để trẻ chạm, gãi liên tục vào vùng da bị chàm có thể làm mụn nước vỡ ra, gây chảy máu, nhiễm khuẩn (hoặc bội nhiễm).

Hơn nữa, tuy không nguy hiểm nhưng bệnh rất khó điều trị dứt điểm và thường xuyên tái phát. Do đó, nhiều phụ huynh khá thắc mắc chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không? Thông thường, hiện tượng chàm sữa sẽ thuyên giảm dần và có thể tự khỏi khi bé được trên 1 tuổi.

Song, nếu khi trẻ lớn (sau 4 tuổi) mà vẫn chưa khỏi, các vết chàm không chỉ hình thành sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này; mà còn có nguy cơ biến chứng thành chốc, viêm da mụn mủ (giống thủy đậu) và tiến triển thành chàm thể tạng khó điều trị.

Cách điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Như đã chia sẻ, bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh rất dễ tái phát. Vì vậy, mục tiêu của việc điều trị chủ yếu là giảm ngứa, tránh nhiễm khuẩn và bình thường hóa làn da, nhằm kéo dài thời gian lành bệnh để hạn chế tái phát nhiều lần.

Theo đó, khi được chẩn đoán bé bị lác sữa, cách điều trị tốt nhất là cha mẹ thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Cụ thể, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn mua thuốc đúng, đồng thời hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các chất dị ứng, nguồn gây bệnh. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa, phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc, hoặc làm  theo các bài thuốc dân gian vì có thể khiến bệnh chàm sữa trẻ em nặng thêm.

chàm sữa ở trẻ

Điều quan trọng nhất là, em bé bị chàm sữa cần được chăm sóc cẩn thận và kỹ lưỡng từ chế độ dinh dưỡng, vệ sinh làn da, quần áo cho đến môi trường sống xung quanh.

Cách chăm sóc trẻ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh chàm sữa

Để hỗ trợ điều trị căn bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên ghi nhớ các lưu ý chăm sóc tại nhà dưới đây:

Về cách vệ sinh và tắm rửa

  • Tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm cùng xà phòng dịu nhẹ sẽ là cách làm dịu đi sự ngứa ngáy chỗ viêm chàm. Lưu ý, phụ huynh cần tránh sử dụng các loại sữa tắm tạo bọt, xà bông có chất tẩy rửa và nên chọn khăn tắm làm từ chất liệu thoáng mát như cotton, sợi tre, tơ tằm… để không gây tổn thương da của bé.
  • Cắt móng tay gọn gàng để tránh trẻ cào xước chỗ da viêm. Bên cạnh đó, mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ có thể áp dụng là đeo bao tay hoặc sử dụng quần áo ngủ dài có bao tay kèm theo.
  • Không nên dùng nước hoa, phấn rôm cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa.
  • Thoa kem dưỡng ẩm đặc chế cho trẻ bệnh chàm da. Các sản phẩm có mặt trong danh mục hướng dẫn của Hiệp Hội Bệnh Chàm Quốc Gia tại Mỹ dành cho người bị chàm sẽ là lựa chọn tốt. Mẹ cần thoa kem ít nhất một lần trong ngày cho trẻ. Thời điểm tốt nhất để thoa là lúc da còn ẩm sau khi tắm.

trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Để kem dưỡng phát huy hiệu quả, mẹ nên đợi vài phút cho kem thấm vào da trước khi mặc đồ cho con nhé!

Về quần áo

  • Cho trẻ mặc quần áo từ vải cotton, tránh chất liệu len, sợi tổng hợp là cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh tránh gây bội nhiễm, kích ứng da.
  • Khi chọn bột giặt/ nước giặt cho bé bị chàm, phụ huynh nên chọn những sản phẩm chứa ít hàm lượng chất hoạt tính bề mặt có thể gây kích ứng mạnh lên da trẻ và không chứa chất huỳnh quang làm trắng, chất tạo màu, tạo mùi.

Về môi trường sống

  • Cách chăm sóc trẻ bị chàm sữa cần chú ý là nên quét dọn hàng ngày, giữ cho phòng ngủ thông thoáng, sạch sẽ. Lưu ý, bố mẹ không nên để nhiệt độ trong phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm thấp - yếu tố gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh.
  • Không nên nuôi động vật và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng như chó, mèo.

Về dinh dưỡng

  • Trẻ dưới 6 tháng nên tiếp tục cho bú mẹ. Trong đó, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn loại bỏ đạm sữa bò (sữa đặc, sữa tươi, phô mai…), các thực phẩm giàu chất tanh (như tôm, cua, cá), món ăn chứa nhiều chất béo (thịt mỡ, đồ chiên rán), hay các loại gia vị cay như ớt, tiêu… Đây là cách trị lác sữa ở trẻ sơ sinh còn bú mẹ hiệu quả, tránh làm trẻ khởi phát tình trạng dị ứng.
  • Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, cha mẹ nên xây dựng thực đơn ăn dặm tránh các món dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, lạc, sữa và các chế phẩm từ sữa… Đồng thời, đừng quên cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức hàng ngày để hấp thu đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Nhưng cần lưu ý, đối với nhóm trẻ bị chàm do mẫn cảm sữa bò, cha mẹ có thể thay thế bằng sữa dê cho con để giảm thiểu sự xuất hiện các dấu hiệu dị ứng.
 

Sữa dê Kabrita - Sự lựa chọn thông minh cho con trẻ

Kabrita là thương hiệu sữa dê số 1 thế giới, thuộc Tập đoàn Ausnutria - Hà Lan được hàng triệu bà mẹ thông thái tin chọn cho con yêu. Bởi sản phẩm sở hữu công thức ưu việt, là sự kết hợp giữa đặc tính tự nhiên của sữa dê và sự cải tiến hiện đại từ nhà sản xuất để tạo nên một sản phẩm sữa giàu dưỡng chất, dịu nhẹ với hệ tiêu hóa của trẻ.

Cụ thể, bảng thành phần lành tính của sữa dê Kabrita chỉ chứa 100% đạm quý A2 ß-casein, không có đạm A1 ß-casein (loại đạm gây rối loạn tiêu hóa có nhiều ở sữa bò), nồng độ đạm αs1-casein thấp nên tạo ra sữa đông mềm và lỏng hơn, nhờ vậy trẻ dễ tiêu hóa và giảm nôn trớ. Chưa kể, Kabrita còn chứa hàng loạt dưỡng chất giúp cải thiện đường ruột như chất xơ GOS, Beta-palmitate, HMO, nucleotide, đặc biệt là tỷ lệ đạm Whey:Casein tối ưu hạn chế hình thành các mảng sữa đông.

Minh chứng rõ nhất là các thống kê từ US Market Research cho biết, sữa dê Kabrita giúp cải thiện tốt các triệu chứng của dị ứng đạm bò như phát ban, chàm ở trẻ sau một thời gian sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung DHA, AA cùng 22 loại vitamin và khoáng chất cần thiết hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện về trí não, thị lực lẫn thể chất.

mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Từ khi chuyển sang dùng sữa dê Kabrita, nhiều mẹ vui mừng vì con chẳng những không còn gặp phải tình trạng dị ứng do mẫn cảm với đạm sữa, mà còn tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh để tăng trưởng khỏe mạnh.

Hiện Kabrita có 3 dòng sữa chính, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ ở từng độ tuổi. Mẹ truy cập TẠI ĐÂY để biết thêm giá cả và mua hàng ngay nhé!

 

Tóm lại, làn da của trẻ nhỏ vô cùng nhạy cảm và mỏng manh, nhất là ở những năm tháng đầu đời. Vậy nên, nếu phát hiện các dấu hiệu chàm sữa ở trẻ sơ sinh, cha mẹ không nên tự ý xử trí mà cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để có cách thức điều trị phù hợp, tránh làm bệnh kéo dài và tái phát nhiều lần.

>>> Xem thêm một số bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ