Nuôi con bằng sữa công thức có tốt không? Mẹ cần lưu ý gì? – Kabrita Việt Nam

Kabrita Việt Nam

Nuôi con bằng sữa công thức có tốt không? Mẹ cần lưu ý gì?

Đăng lúc 06/03/2023
Nuôi con bằng sữa công thức có tốt không? Mẹ cần lưu ý gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Nuôi con bằng sữa công thức có tốt không? Mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ sử dụng sữa để không ảnh hưởng đến sự phát triển của con? Đây là băn khoăn của nhiều người, đặc biệt là khi mẹ có nguồn sữa ít hay gặp vấn đề sức khỏe nên không thể cung cấp đầy đủ sữa mẹ cho trẻ. Bài viết sau của Kabrita sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này. Cùng theo dõi nhé!

Có nên nuôi con bằng sữa công thức?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 1 năm hoặc lâu hơn. Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt đối với trẻ trong những năm đầu đời.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp người mẹ không thể hoặc không có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, nên phải chuyển sang dùng sữa công thức để bảo đảm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong những năm đầu đời. Cụ thể:

  • Mẹ ít sữa hoặc không có sữa do từng có phẫu thuật ngực, đang phải dùng thuốc, sức khỏe không đảm bảo…
  • Trẻ sinh non hoặc mắc một số bệnh lý cần được nuôi bằng sữa công thức để giúp con tăng cân nhanh và phát triển toàn diện.
  • Mẹ sinh đôi, sinh ba nên nuôi con bằng sữa ngoài, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.
  • Mẹ phải đi làm sớm, không có điều kiện ở bên con thường xuyên khiến nguồn sữa mẹ bị giảm nên cần bổ sung thêm sữa công thức cho bé.
  • Trẻ chậm tăng cân cần kết hợp uống sữa mẹ và sữa công thức.

Lợi ích khi cho con dùng sữa công thức

Nhiều mẹ lo ngại việc nuôi con bằng sữa ngoài có thể khiến bé không hấp thu được nguồn dưỡng chất tối ưu như sữa mẹ vốn có. Song, nếu biết cách nuôi khoa học và lựa chọn sản phẩm sữa công thức chất lượng, dồi dào dinh dưỡng thì đây sẽ là giải pháp thay thế lý tưởng với những lợi ích nhất định:

- Bổ sung sữa công thức giúp giảm bớt áp lực cho mẹ ít sữa hoặc không có sữa, nhưng vẫn đảm bảo con nhận được dưỡng chất cần thiết để tăng trưởng và phát triển.

- Một trong những lợi ích tiếp theo của việc tập cho trẻ uống sữa công thức là có thể nhờ người thân cho bé bú. Các thành viên trong gia đình nên cùng nhau san sẻ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc bé và cho bé bú sữa, tạo điều kiện để mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

- Việc được nghỉ ngơi nhiều hơn sẽ giúp mẹ mau chóng hồi phục sức khỏe, từ đó có thể sớm đi làm trở lại.

- Khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa công thức, tình trạng sức khỏe hay chế độ ăn uống của mẹ sẽ không ảnh hưởng đến bé. Vì thế mẹ không phải lo lắng hoặc kiêng khem quá nhiều làm cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

- Qua việc cho trẻ bú bình, mẹ có thể dễ dàng kiểm soát lượng sữa hàng ngày của con và chia cữ bú phù hợp nhu cầu.

Nhu cầu lượng sữa công thức cho bé là bao nhiêu?

Trong quá trình phát triển, ở mỗi độ tuổi trẻ sẽ có những thay đổi về mặt thể chất và tinh thần với rất nhiều hoạt động khác nhau. Do đó, mẹ nên chú ý đến nhu cầu dùng sữa công thức cho trẻ sơ sinh cụ thể theo từng tháng:

  • Trẻ dưới 1 tháng cần tổng lượng sữa khoảng 480ml/ngày, trung bình 60ml/lần và chia thành 8 - 10 lần/ngày.
  • Trẻ 1 - 2 tháng cần tổng lượng sữa khoảng 630ml/ngày, trung bình 90ml/lần và chia thành 7 - 10 lần/ngày.
  • Trẻ 2 - 4 tháng cần tổng lượng sữa khoảng 720ml/ngày, trung bình 120ml/lần và chia thành 6 - 10 lần/ngày.
  • Trẻ 4 - 6 tháng cần tổng lượng sữa khoảng 900ml/ngày, trung bình 150ml/lần và chia thành 6 - 8 lần/ngày.

nuôi con bằng sữa công thức

Dựa vào nhu cầu ở mỗi tháng tuổi của trẻ, mẹ pha sữa công thức theo tỷ lệ phù hợp mà nhà sản xuất khuyến nghị.

Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa công thức

Để hành trình nuôi con bằng sữa ngoài diễn ra thuận lợi và phát triển khôn lớn, khỏe mạnh từng ngày, các bậc phụ huynh nên “bỏ túi” một số kinh nghiệm dưới đây:

Chọn sản phẩm sữa phù hợp 

Như đã chia sẻ, trẻ bú sữa công thức vẫn phát triển khỏe mạnh bình thường nếu phụ huynh chọn được sữa bột phù hợp và cho bú đủ sữa. Trong đó, cha mẹ cần lưu ý kiểm tra nhãn hiệu, bao bì sản phẩm có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng hay không. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm đã được các tổ chức dinh dưỡng và an toàn thực phẩm công nhận về an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng, chỉ tiêu hàm lượng… để đảm bảo an toàn cho trẻ. Đồng thời, kiểm tra kỹ hàm lượng các thành phần của sữa công thức cho bé có đầy đủ chất đạm, chất béo, DHA, ARA, vitamin… nhằm mang lại cho trẻ một nguồn dinh dưỡng chất lượng trong những năm tháng đầu đời.

Đặc biệt với những trẻ sinh non, nhẹ cân, hoặc có vấn đề về đường tiêu hóa cần có một công thức dinh dưỡng đặc biệt thì việc chọn đúng sản phẩm là điều quan trọng. Hiện nay, các mẹ Việt ưu tiên cho con sử dụng sữa dê nhiều hơn, thay vì sữa bò. Lý do là sữa dê có đặc tính dịu nhẹ, ít chất gây dị ứng, dễ tiêu hóa hơn so với sữa bò nên rất phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Nổi bật trên thị trường có sữa dê Kabrita được nhiều mẹ lựa chọn đồng hành cùng con trong giai đoạn đầu đời. Sản phẩm thừa hưởng toàn bộ đặc tính êm dịu, mát lành tự nhiên của sữa dê, chứa 100% đạm quý A2 βcasein, không có đạm A1 βcasein và có nồng độ αs1-casein thấp, giúp tạo ra mảng sữa mềm - lỏng, cho bé hấp thu nhanh và dễ dàng tiêu hóa.

Bên cạnh đó, sữa dê Kabrita còn chứa Oligosaccharide và Nucleotide tăng cường đề kháng, chống lại vi khuẩn gây bệnh, hỗ trợ phát triển hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Sản phẩm cũng được cải tiến theo công thức ưu việt, mang lại nguồn dinh dưỡng trọn vẹn, hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện như:

  • Tỷ lệ đạm whey:casein được điều chỉnh tối ưu giúp hạn chế hình thành mảng sữa đông, cho bé hấp thu nhanh và phát triển thể chất.
  • Chất xơ GOS nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, kết hợp với Beta-palmitate giúp đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ sự tăng trưởng của bé.
  • DHA và AA giúp tăng cường sự phát triển hệ thần kinh - trí não, cho bé tư duy nhạy bén và tăng khả năng tập trung.
  • 22 loại vitamin - khoáng chất quan trọng giúp tăng cường đề kháng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé 1 tuổi.
  • Kabrita còn chinh phục khẩu vị của bé yêu với hương vị sữa thơm ngon, dịu nhẹ, dễ uống.

kinh nghiệm nuôi con bằng sữa công thức

Có sữa dê Kabrita, từ nay mẹ thêm an tâm khi con được hấp thu nguồn dinh dưỡng cân đối, tốt cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ sự phát triển toàn diện.

Cho bé bú đúng tư thế

Bé sẽ bú sữa công thức dễ dàng hơn, không bị sặc và hạn chế tình trạng nôn trớ, nếu được nằm trong tư thế thoải mái. Khi cho em bé ti bình, mẹ cần đảm bảo phần đầu lúc nào cũng phải cao hơn phần thân và giữ bình sữa ở góc nghiêng 45 độ so với miệng. Tránh cho trẻ nhỏ tự cầm bình ti, hoặc lơ là trong thời gian cho ti, có thể khiến trẻ bị sặc sữa.

> Tham khảo ngay: Nằm lòng 7 cách cho bé bú bình được nhiều sữa không bị sặc

Chọn bình sữa thích hợp với con

Theo kinh nghiệm nuôi con bằng sữa công thức nhiều mẹ chia sẻ, chọn bình sữa cũng là yếu tố quan trọng để bé thích nghi dần với việc bú sữa công thức. Một số tiêu chí phụ huynh cần biết khi chọn bình sữa như:

  • Kiểu dáng: Trên thị trường có hai dạng bình phổ biến là bình sữa cổ rộng và bình cổ hẹp. Đối với trẻ nhỏ chưa tự cầm nắm được thì nên chọn bình cổ hẹp; tuy có thể làm mẹ khó khăn khi rửa và pha sữa nhưng phần thân cao, gọn gàng sẽ giúp trẻ cầm vừa tay. Ngược lại, với bé lớn thì ưu tiên chọn bình cổ rộng có đường kính miệng bình lớn để pha sữa và vệ sinh thuận tiện hơn.
  • Núm ti: Hiện nay có 2 loại chất liệu núm ti là cao su và silicone. Với núm ti cao su chất liệu mềm mại, tạo cảm giác giống ti mẹ thì nên chọn cho những bé mới sinh giúp con dễ làm quen với việc bú bình. Còn núm ti silicon có độ cứng chắc và giữ dáng lâu hơn sẽ phù hợp với trẻ trong giai đoạn mọc răng - thường có thói quen nhai và cắn núm ti.
  • Chất liệu: Mẹ có thể chọn bình sữa nhựa, thủy tinh, thép không gỉ cho trẻ sử dụng. Nhưng lưu ý, không hâm nóng bình sữa nhựa trong lò vi sóng, máy rửa chén… vì nhiệt độ cao có thể giải phóng hóa chất gây hại.
  • Sử dụng thuận tiện: Bên cạnh yếu tố kiểu dáng, chất liệu thì mẹ cần xem xét liệu miệng bình sữa có đủ rộng để đổ 1 thìa sữa bột không? Hay các vạch thể tích trên bình có dễ đọc? Ngoài ra, mẹ có thể kiểm tra dòng chảy của bình sữa bằng cách dốc ngược bình. Nếu sữa chảy ra từ núm ổn định thì mẹ nên mua bình sữa đó cho trẻ bú.

Pha sữa và bảo quản sữa đúng cách

Khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa công thức, cách pha sữa và bảo quản là một trong các yếu tố then chốt giúp trẻ hấp thu trọn vẹn dưỡng chất. Theo đó, trước khi pha sữa, mẹ cần phải tiệt trùng dụng cụ (bình sữa, núm vú) và rửa tay sạch sẽ để loại bỏ các vi khuẩn có hại. Tiếp theo mẹ đọc kỹ hướng dẫn pha sữa với tỷ lệ phù hợp ở mỗi độ tuổi của trẻ, tránh pha quá loãng sẽ làm cho vị của sữa khá nhạt khiến trẻ lười uống; ngược lại nếu pha sữa quá đặc có thể dẫn đến táo bón hoặc thừa cân.

Sữa sau khi pha xong nên bảo quản ngăn mát trong vòng 24 giờ hoặc tối đa 2 giờ ở nhiệt độ phòng. Sau thời gian này, nếu như trẻ uống sữa còn dư, cha mẹ hãy đổ bỏ, không nên cho bé dùng lại để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Ngoài ra, phụ huynh không được dùng lò vi sóng hâm nóng sữa vừa khiến dinh dưỡng mất đi, vừa có nguy cơ làm trẻ bị bỏng miệng khi bú.

> Có thể bạn quan tâm: Sữa công thức pha xong để được bao lâu và bảo quản ra sao?

nuôi con bằng sữa ngoài

Để tránh vi khuẩn lẫn vào sữa làm ảnh hưởng đến hệ đường ruột và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, cha mẹ cần đảm bảo khu vực chuẩn bị bình sữa cho con luôn sạch sẽ.

Vỗ ợ hơi cho con sau khi bú sữa

Khi cha mẹ thực hiện thao tác vỗ lưng ợ hơi sau bú sẽ giúp bé tống được các khí đang bị kẹt trong dạ dày ra ngoài. Qua đó, bé sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, tiêu hóa tốt nên bú được nhiều sữa, ít quấy khóc và ngủ ngon hơn.

Để vỗ lưng giúp bé ợ hơi, cha mẹ có thể lựa chọn một trong các cách sau đây:

  • Cách 1: Mẹ đặt một chiếc khăn sạch lên vai rồi bế vác trẻ sao cho đầu tựa vào vai của mẹ. Một tay mẹ bế bé, một tay mẹ chụm lại vỗ lưng theo hướng từ dưới lên để bé ợ hơi.
  • Cách 2: Đặt một chiếc khăn sạch lên đùi, cho bé ngồi và tựa vào ngực mẹ. Một tay mẹ giữ đầu và ngực bé và chụm tay còn lại rồi vỗ nhẹ từ dưới lên. Lưu ý, nên cho bé ngồi hơi nghiêng về trước để quá trình ợ hơi được dễ dàng hơn.
  • Cách 3: Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay mẹ, đảm bảo phần đầu bé cao hơn ngực. Sau đó mẹ xoa lưng bé theo hình tròn, hoặc đặt bé nằm sấp trên đùi và vỗ lưng nhẹ nhàng để giúp bé ợ hơi.

Cha mẹ nên làm gì khi bé không chịu bú sữa công thức?

Trường hợp đã áp dụng những cách trên nhưng bé vẫn không chịu bú bình, để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, mẹ hãy thử cho trẻ bú bình khi thực sự đói, tránh bắt ép sẽ khiến bé sợ và lười bú hơn. Để cho trẻ bú sữa trong môi trường yên tĩnh, đồng thời mở nhạc êm dịu không lời nhẹ nhàng cũng có thể làm dịu cảm xúc của bé và giúp bé dễ bú bình hơn. Đồng thời, mẹ nên thay đổi núm ti mềm hơn, có thể núm ti quá cứng làm trẻ không thích hoặc khó bú mỗi lần bú bình.

> Xem thêm: Bé không chịu bú bình phải làm sao? Mẹo hay dành cho mẹ

Hy vọng toàn bộ thông tin chia sẻ trong bài viết trên đã giúp các mẹ có thêm những kiến thức bổ ích, để hành trình nuôi con bằng sữa công thức được hoàn hảo và trọn vẹn. Bên cạnh việc chăm sóc trẻ đúng cách, điều quan trọng nhất vẫn là chọn được sản phẩm sữa cung cấp nguồn dưỡng chất dễ tiêu hóa, giúp hấp thu nhanh, từ đó hỗ trợ trẻ phát triển khỏe mạnh và bắt kịp đà tăng trưởng toàn diện!

> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục