Kabrita Việt Nam

Bé bị kén ăn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đăng lúc 08/06/2022
Bé bị kén ăn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Tại sao con tôi kén ăn?

Bé đang tập ăn thức ăn đặc hơn, nhưng đó vẫn còn là những trải nghiệm thú vị mới mẻ đối với bé. Bé có thể làm quen với mùi vị, màu sắc và nhiều độ thô khác nhau của các loại thức ăn mà bé được giới thiệu. Mặc dù trẻ nhỏ thường cần sự nhất quán và quen thuộc với sự vật sự việc chẳng hạn như thói quen đi ngủ và chơi, nhưng khi đề cập đến thức ăn thì bé con rất khó đoán. 

Thói quen ăn uống của trẻ nhỏ có thể thay đổi theo ngày. Thực phẩm bé thích hôm qua, có thể hôm nay bé không muốn ăn và ngược lại. Bạn cũng cần hiểu rằng trẻ nhỏ cần thời gian để làm quen với những loại thực phẩm mới và có thể từ chối thử loại thức ăn đó cho đến khi bạn giới thiệu với bé thêm một vài lần nữa. Sự kén chọn có thể một phần xuất phát từ nhu cầu dinh dưỡng thấp của trẻ, do tốc độ tăng trưởng của trẻ chậm dần. Đó cũng có thể là kết quả của việc con bạn đang trở nên độc lập hơn và học cách đưa ra quyết định của bé. 

Mặc dù việc kén ăn khiến bạn rất khó chịu, nhưng đây cũng là dịp để bạn có thể dạy bé và giúp bé thử nhiều loại thức ăn mới. Thông qua việc giới thiệu với bé đa dạng các thức ăn bổ dưỡng và ngon miệng nhiều lần trong ngày, bé có thể thử chúng theo ý thích của mình và phát triển vị giác thông qua những hương vị mới và lành mạnh này. Điều đó sẽ tạo nên cơ sở vững chắc cho tương lai để bé có thể ăn nhiều loại thức ăn bổ dưỡng khác nhau. 

Một số mẹo nhỏ

Những mẹo này (dựa trên bài viết của Mayo Clinic) sẽ giúp bạn ứng phó với sự kén ăn của bé:

  • Tôn trọng hứng thú ăn uống của bé.
  • Nếu bé không đói, đừng bắt bé ăn bữa chính hoặc ăn nhẹ. Tương tự, đừng dụ dỗ hoặc ép buộc bé ăn một số loại thức ăn nhất định hoặc dọn đĩa của bé. Điều này chỉ kích thích - hoặc củng cố - sự chán ghét thức ăn. Thêm vào đó, bé có thể lo lắng và thất vọng khi đến bữa ăn, hoặc ít nhạy cảm với cảm giác no và đói.
  • Bạn nên cho bé ăn từng chút một để tránh gây áp lực cho bé, và cho bé cơ hội tự giác yêu cầu thêm khẩu phần ăn khi có nhu cầu.

Giữ thói quen

Bạn nên cho bé ăn bữa chính và bữa phụ cùng một thời điểm mỗi ngày. Bạn có thể cho bé uống sữa hoặc nước trái cây nguyên chất với đồ ăn, nhưng chỉ nên cho bé uống nước giữa các bữa ăn. Nếu bạn cho bé uống nhiều nước trái cây, sữa hay ăn bữa nhẹ trong ngày sẽ làm giảm hứng thú ăn bữa chính của bé.

Bạn cần kiên nhẫn khi giới thiệu món ăn mới

Trẻ nhỏ thường chạm hoặc ngửi mùi thức ăn mới, và có thể chỉ ăn một miếng nhỏ xíu và sau đó sẽ thử lại trong những lần sau. Bạn có thể cần phải giới thiệu lặp lại nhiều lần món ăn mới trước khi bé nếm miếng thức ăn đầu tiên.

Bạn nên động viên bé thông qua việc nói chuyện về màu sắc, hình dạng, mùi vị và độ thô của thức ăn, không phải chỉ nói là thức ăn có ngon hay không. Bạn có thể cho bé thử những món mới cùng với loại thức ăn yêu thích của bé.

Hãy tạo sự vui vẻ

Bạn nên cho bé ăn bông cải xanh và một số loại rau củ khác với một sốt chấm bé yêu thích. Bạn có thể cắt thức ăn thành nhiều hình dạng khác nhau bằng dụng cụ tạo hình bánh quy. Bạn có thể cho bé ăn những thức ăn sáng vào buổi tối. Và nên cho bé ăn những món ăn có nhiều màu sắc tươi sáng khác nhau.

Nhờ con bạn hỗ trợ trong việc nấu nướng

Ở chỗ bán rau, bạn có thể nhờ bé chọn trái cây, rau củ và các loại thực phẩm bổ dưỡng khác. Đừng mua những thứ bạn không muốn bé ăn. Ở nhà, bạn nên khích lệ bé giúp bạn rửa rau củ, khuấy bột hoặc dọn bàn ăn. 

Hãy là một tấm gương tốt

Nếu bạn ăn nhiều món ăn bổ dưỡng khác nhau, bé sẽ noi theo để có thói quen ăn uống tốt. 

Hãy sáng tạo

Bạn có thể thêm bông cải xanh hoặc ớt chuông xanh cắt nhuyễn vào nước sốt mì ý, đặt trên chén ngũ cốc những lát trái cây, hoặc trộn bí ngòi và cà rốt bào vào món hầm hoặc canh. 

Hạn chế sự phiền nhiễu

Bạn nên tắt tivi và các thiết bị điện tử trong bữa ăn. Điều này sẽ giúp bé tập trung vào việc ăn. Bạn nên nhớ rằng các quảng cáo trên tivi có thể kích thích bé ăn những thực phẩm nhiều đường và ít dinh dưỡng hơn. 

Đừng đưa món tráng miệng như một phần thưởng

Việc giữ lại món tráng miệng cho bé hiểu rằng tráng miệng là món ăn ngon nhất, điều này có thể chỉ làm tăng sự thèm ngọt của bé. Bạn nên chọn một hoặc hai bữa tối mỗi tuần để cho bé ăn tráng miệng, và những ngày khác thì không có món tráng miệng - hoặc xác định món tráng miệng sẽ là trái cây, sữa chua hoặc những lựa chọn tốt cho sức khoẻ khác. 

> Có thể bạn quan tâm: 4 cách làm món ăn vặt từ trái cây bổ dưỡng cho bé tại nhà

Đừng là một đầu bếp ngắn hạn

Việc chuẩn bị những bữa ăn riêng biệt cho trẻ sau khi bé từ chối ăn món thông thường có thể sẽ làm tăng nguy cơ kén ăn của trẻ. Bạn nên động viên bé ngồi trên bàn vào lúc ăn - ngay cả khi bé không ăn gì. Bạn nên duy trì việc giới thiệu cho bé những món ăn bổ dưỡng cho đến khi bé trở nên quen thuộc và yêu thích các món ăn này. 

Nếu bạn cho rằng việc kén ăn đang ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé, bạn nên trao đổi với bác sĩ của bé. Họ có thể vẽ biểu đồ tăng trưởng của bé cho bạn theo dõi. Ngoài ra, bạn nên ghi lại loại và lượng thức ăn của bé trong 3 ngày. Cái nhìn tổng thể có thể làm giảm bớt các lo lắng của bạn. Nhật ký món ăn cũng có thể giúp bác sĩ của bé nhận định những vấn đề bé đang gặp phải. 

Trong khi chờ đợi, bạn nên nhớ rằng thói quen ăn uống của bé không thể thay đổi một sớm một chiều, nhưng từng bước nhỏ bạn thực hiện mỗi ngày có thể giúp hình thành thói quen ăn uống lành mạnh của bé. 

> Xem thêm: 

Nguồn: Kabrita WorldWide
#Kabrita #suade #tieuhoa

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ