Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Khi nào con tôi sẵn sàng bắt đầu ăn thức ăn dặm đặc hơn?
Trong sáu tháng đầu tiên, con bạn có thể nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Từ 4 đến 6 tháng, bé có thể sẵn sàng để thử những loại thức ăn dặm đặc hơn. Chúng tôi liệt kê một số dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng:
- Sự hứng thú ăn uống tăng lên.
- Bé tò mò khám phá thức ăn của bạn trong bữa ăn.
- Bé không có phản xạ đẩy thức ăn khỏi lưỡi.
- Bé có thể ngồi với ghế đỡ.
- Bé có thể giữ đầu vững, tư thế thẳng và có thể xoay đầu về hướng thức ăn hoặc xoay đi.
- Bé há miệng khi bạn đút thức ăn bằng muỗng.
- Nếu con bạn có một trong những dấu hiệu trên, nghĩa là bé có thể đã sẵn sàng cho việc ăn thức ăn cứng hơn.
Bạn nên bắt đầu với loại thức ăn dặm nào?
Thức ăn dặm đặc là một trải nghiệm mới mẻ với cả bé và hệ tiêu hoá của bé. Do hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh vẫn đang phát triển nên tốt nhất bạn nên chọn thức ăn mềm và dễ tiêu hoá, chẳng hạn như bột một loại ngũ cốc và/hoặc trái cây và rau nghiền.
Bột một loại ngũ cốc tốt nhất nên trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức, để tạo ra mùi vị quen thuộc cho bé. Bạn có thể bắt đầu thêm một lượng rất nhỏ bột vào sữa để làm sữa đặc hơn một chút. Khi bé quen dần với việc nuốt thức ăn đặc hơn, bạn có thể tăng dần lượng bột để làm thức ăn dặm của bé đặc dần lên.
Trái cây và rau củ cũng là một loại tốt để bắt đầu ăn dặm. Bạn có thể thử khoai lang xay nhuyễn, bí, sốt táo, chuối, đào và lê, tất cả những loại này đều hấp dẫn trẻ sơ sinh vì chúng có vị ngọt. Để thức ăn dặm mịn hơn bạn có thể thêm một ít sữa mẹ hoặc sữa công thức vào trái cây và rau củ xay nhuyễn.
> Bài viết liên quan: Trái cây cho bé ăn dặm nên chọn loại nào?
Bạn nên bắt đầu cho bé ăn thức ăn dặm đặc mỗi ngày một lần, khi thuận tiện cho cả bạn và bé, nhưng đừng thử khi bé có vẻ mệt hoặc cáu kỉnh. Ban đầu, bé có thể không ăn nhiều, nhưng bạn hãy kiên nhẫn cho bé thời gian để thích nghi. Đầu tiên, bạn có thể cho bé bú mẹ hoặc bú bình và sau đó cho bé thử một hoặc hai muỗng cà phê thức ăn dặm đặc và nhuyễn. Một số trẻ sơ sinh cần tập giữ thức ăn trong miệng và nuốt. Khi lượng thức ăn dặm của bé tăng lên, bạn có thể thêm một cữ ăn dặm đặc cho bé.
Một số mẹo nhỏ
Những mẹo này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi thử thức ăn dặm đặc với bé.
- Chọn đúng thời điểm.
- Nếu bạn nghĩ bé đã sẵn sàng để thử thức ăn dặm đặc, vậy thì đừng bắt đầu khi bé đang đói. Thay vào đó, bạn nên đợi đến khi bé tỉnh táo và vui vẻ, khi đó bạn có thể cho bé ăn đặc chậm từng chút.
- Đảm bảo thức ăn đặc đã nghiền nhuyễn và dễ nuốt.
- Bé con cần phải học cách nuốt thức ăn dặm đặc, do đó bạn cần chắc chắn thức ăn được nghiền nhuyễn và mịn. Nếu bạn muốn thức ăn mịn hơn nữa, bạn có thể thêm vào một ít sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Giới thiệu thức ăn, đừng ép buộc trẻ.
- Bé sẽ chỉ ăn khi bé sẵn sàng. Bạn nên múc một lượng thật ít ở đầu muỗng và đút cho bé. Nếu bé hứng thú, bé sẽ mở miệng và di chuyển về thức ăn. Đừng ép trẻ ăn bằng cách đẩy muỗng vào miệng trẻ.
- Bạn luôn có thể thử lại ở giai đoạn muộn hơn.
- Một số trẻ chấp nhận thức ăn dặm đặc dễ dàng, trong khi số còn lại cần thêm thời gian. Nếu bé từ chối thức ăn lần này, bạn luôn có thể thử lại một vài ngày sau đó.
- Tăng lượng thức ăn và thay đổi độ thô của thức ăn thật chậm.
- Sau một vài ngày, bạn có thể bổ sung một vài loại thức ăn dặm khác. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận nhiều vị khác nhau. Khoảng tháng thứ 7, bạn có thể bắt đầu thay đổi độ thô của thức ăn và giới thiệu với bé thức ăn xay nhuyễn hoặc thái nhỏ.
> Chuyên mục cùng chủ đề:
- Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm khoa học và hiệu quả
- Làm thế nào để làm chủ quá trình ăn dặm của trẻ?
- Bé ăn dặm bị táo bón: Nguyên nhân và cách khắc phục
#Kabrita #suade #tieuhoa