Bé ăn dặm bị táo bón do đâu và cách khắc phục hiệu quả – Kabrita Việt Nam

Kabrita Việt Nam

Bé ăn dặm bị táo bón do đâu và cách khắc phục hiệu quả

Đăng lúc 30/01/2023
Bé ăn dặm bị táo bón do đâu và cách khắc phục hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Bé ăn dặm bị táo bón là vấn đề khiến nhiều phụ huynh lo lắng, không biết nguyên nhân do đâu và làm sao để khắc phục. Trong bài viết sau, Kabrita sẽ giải đáp cho cha mẹ thắc mắc trên. Cùng tìm hiểu ngay!

Tại sao trẻ ăn dặm bị táo bón?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bé bị táo bón khi ăn dặm, có thể kể đến như:

Mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm phù hợp để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, có không ít trường hợp cha mẹ cho trẻ ăn dặm sớm, khiến hệ tiêu hóa của trẻ quá tải, dẫn đến con bị táo bón.

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa thích nghi kịp 

Trường hợp bé mới ăn dặm bị táo bón dù mẹ đã cho ăn khi đủ tuổi, khả năng là do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, còn khá nhạy cảm nên chưa làm quen được với các loại thức ăn đặc hơn sữa mẹ.

trẻ ăn dặm bị táo bón

Bé 6 - 7 tháng ăn dặm bị táo bón do cơ chế nhu động ruột chưa kịp làm quen với chế độ ăn mới.

Do chế độ ăn dặm chưa khoa học

Chế độ ăn thiếu chất xơ từ rau, củ, quả hoặc bổ sung đạm động vật quá nhiều cũng là nguyên nhân trẻ ăn dặm táo bón mẹ cần lưu ý.

Trẻ bị thiếu nước

Táo bón ở trẻ ăn dặm còn xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết, nhất là khi trẻ bị ốm sốt, nôn mửa thì càng mất nước nhanh hơn. Điều này làm cho phân của bé trở nên khô cứng và khó đi ngoài, dẫn đến táo bón.

Nguyên nhân do sữa mẹ hoặc sữa công thức 

Trong giai đoạn ăn dặm, sữa vẫn là nguồn thức ăn chính của trẻ. Do đó, với trẻ bú mẹ, nếu mẹ ăn uống thiếu chất xơ, nhiều gia vị cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ… sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa khiến trẻ sơ sinh ăn dặm bị táo bón.

Với trẻ uống sữa công thức cũng có nguy cơ táo bón, nếu sữa chứa đạm khó tiêu hoặc mẹ pha sai tỷ lệ. Việc cho quá nhiều lượng sữa so với hướng dẫn chẳng những khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, mà còn giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ.

Nhận biết dấu hiệu trẻ ăn dặm bị táo bón 

Để nhận biết trẻ có đang mắc táo bón trong giai đoạn ăn dặm hay không, bố mẹ có thể quan sát qua các dấu hiệu:

  • Trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần.
  • Phân khô, cứng, vón cục hoặc rời rạc giống viên.
  • Trẻ gặp khó khăn khi đi ngoài, mất nhiều thời gian hơn bình thường.
  • Bé có xu hướng no khá nhanh, biếng ăn và không muốn ăn nhiều.

Trẻ ăn dặm thường xuyên bị táo bón có sao không?

Thỉnh thoảng, mẹ cho trẻ ăn nhiều thức ăn đặc hơn thì con sẽ có dấu hiệu táo bón, trường hợp này không phải quá lo lắng. Tuy nhiên, bố mẹ cũng đừng nên chủ quan mà cần tìm cách khắc phục sớm. Bởi nếu để tình trạng bé ăn dặm bị táo bón tái diễn nhiều lần có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý và sức khỏe của trẻ:

  • Gây tích tụ chất độc làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác, do phân không được đào thải ra bên ngoài. Táo bón làm phân khô cứng, to khiến trẻ đau rát mỗi khi đi ngoài, từ đó dẫn đến ngại đi vệ sinh, nhịn đại tiện và lười ăn uống.
  • Tăng nguy cơ bị trĩ và các bệnh lý đường ruột vì thường xuyên phải gắng rặn khi đi đại tiện.
  • Có thể nứt kẽ hậu môn và chảy máu do phân lớn và cứng.

bé ăn dặm bị táo bón

Tình trạng ăn dặm táo bón kéo dài không chỉ khiến bé chán ăn, bỏ bữa mà còn tác động xấu đến sức khỏe và tinh thần.

Bé ăn dặm bị táo bón phải làm sao? Cách cải thiện táo bón hiệu quả

Để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ ăn dặm, bố mẹ có thể áp dụng những mẹo đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả sau đây:

Điều chỉnh chế độ ăn dặm của trẻ

Nhằm giúp trẻ táo bón phát triển khỏe mạnh, mẹ nên xây dựng chế độ ăn dặm đảm bảo đủ 4 nhóm chất thiết yếu từ những thực phẩm tự nhiên như rau, hoa quả, thịt đỏ, thịt gia cầm… Đồng thời, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ như mơ, lê, mận, đào, khoai lang, đậu hà lan, bông cải xanh và rau bina…

Bên cạnh đó, trong thực đơn của trẻ ăn dặm cần tránh một số thực phẩm gây táo bón như cà rốt, táo, phô mai… Nếu không được chế biến đúng cách có thể khiến cho phân cứng và trẻ khó đi ngoài hơn. Ngoài ra, nhu cầu nước của trẻ độ tuổi ăn dặm từ 6 - 12 tháng tuổi khoảng 100m/kg cân nặng cơ thể trong 1 ngày. Vì thế, bố mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ nước cho con bằng sữa, nước ép hoa quả tươi, sinh tố, canh, nước luộc rau củ…

>>> Có thể bạn quan tâm: Các chất dinh dưỡng cần thiết trong những năm tháng đầu đời của trẻ

Cho trẻ uống sữa công thức dễ tiêu hóa và hấp thu 

Để tránh tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ, bố mẹ nên lựa chọn sữa công thức dịu nhẹ, giàu chất xơ cho con. 

Gợi ý cho mẹ dòng sữa dê Kabrita có nguồn đạm quý A2 ß-casein, không chứa đạm A1 ß-casein, giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, giảm nguy cơ táo bón, đầy hơi, chướng bụng… Công thức sữa còn cung cấp hàm lượng lớn dưỡng chất quý Oligosaccharides và Nucleotide giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Kết hợp cùng chất xơ GOS và Beta-palmitate cho con khỏe bụng, hấp thu tốt các dưỡng chất trong sữa.

ăn dặm táo bón

Sữa dê Kabrita chứa nhiều dưỡng chất đặc biệt, tạo nền tảng tiêu hóa vững vàng cho trẻ ngay từ những năm đầu đời.

Sữa dê Kabrita còn sở hữu công thức cải tiến, bổ sung DHA, ARA cùng 22 loại vitamin và khoáng chất cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não, thị giác. Các mẹ hãy an tâm lựa chọn sữa dê Kabrita cho trẻ uống hàng ngày bởi sản phẩm được nhập khẩu 100% từ Hà Lan, đạt các chứng nhận an toàn GRAS của FDA, chứng nhận của EFSA, hoàn toàn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Massage bụng cho trẻ

Massage bụng là cách trị táo bón cho trẻ ăn dặm hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng. Qua các động tác massage nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ giảm cảm giác đầy bụng, khó tiêu và tăng cường nhu động ruột. 

Mẹ thực hiện như sau: Đặt bé nằm ngửa trên giường, xoa hai tay vào bụng bé theo chiều kim đồng hồ. Sau đó thực hiện ngược lại trong khoảng 15 phút. Lưu ý trước khi mát xa, bố mẹ cần rửa sạch tay và giữ tay ấm để con cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngâm hậu môn của trẻ với nước ấm 

Nếu không biết trẻ tập ăn dặm bị táo bón phải làm sao, mẹ hãy thử ngâm hậu môn của trẻ trong nước ấm từ 5 - 10 phút. Việc này sẽ giúp con thư giãn, thả lỏng cơ thể và giãn cơ vòng hậu môn để phân di chuyển ra ngoài dễ dàng.

Cho trẻ vận động thường xuyên

Vận động đều đặn là cách giúp kích thích hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Bố mẹ có thể thử các động tác nhẹ nhàng như duỗi tay chân, tư thế đạp xe… Hoặc khuyến khích con vận động bằng cách lăn, di chuyển các món đồ chơi như trái banh, xe ô tô để bé đuổi theo.

Tập thói quen đi vệ sinh hàng ngày cho con

Trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm sao? Hãy tập cho trẻ ngồi bô hoặc nhắc nhở trẻ đi ngoài vào đúng 1 khung giờ mỗi ngày khoảng 10 - 15 phút, ngay cả khi trẻ chưa muốn. Việc đi ngoài đúng khung giờ nhất định sẽ giúp cơ thể trẻ hình thành thói quen đi ngoài theo phản xạ, từ đó hạn chế bị táo bón.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ? 

Nếu tình trạng táo bón kéo dài hơn 2 tuần kèm theo các dấu hiệu sau đây, phụ huynh nên cho con đi khám ngay:

  • Bụng sưng, cứng.
  • Sốt, nôn mửa.
  • Chảy máu quanh vùng hậu môn.
  • Có máu hay chất nhầy lẫn trong phân.

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên đây bố mẹ đã biết được nguyên nhân bé ăn dặm bị táo bón và cách khắc phục hiệu quả. Nếu đã áp dụng các biện pháp trên vẫn không cải thiện được tình trạng, cần đưa trẻ tới bác sĩ để thăm khám, tránh tự ý dùng thuốc nhuận tràng cho trẻ tại nhà có thể gây hại đến sức khỏe.

>>> Xem thêm: 

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục