Kabrita Việt Nam

Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm đúng, hiệu quả và khoa học

Đăng lúc 06/04/2023
Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm đúng, hiệu quả và khoa học

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Mẹ băn khoăn không biết cho bé ăn dặm như thế nào mới đúng cách? Đừng lo lắng bởi bài viết sau sẽ hướng dẫn mẹ cách cho bé ăn dặm lần đầu đơn giản, an toàn và đầy hiệu quả, giúp con yêu hấp thụ trọn vẹn dưỡng chất để phát triển đạt chuẩn. 

Ăn dặm là gì? Khi nào nên cho bé bắt đầu tập ăn dặm là tốt nhất?

Ăn dặm (hay ăn bổ sung) là cho trẻ ăn thêm các thức ăn giàu năng lượng và chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hoặc đặc. 

Thời điểm tốt nhất để em bé bắt đầu tập ăn dặm là 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số bé có thể bắt đầu tập ăn dặm sớm hoặc trễ hơn thời điểm trên. Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy con yêu đã sẵn sàng ăn dặm.

  • Con thường chăm chú nhìn mọi người (ông bà, bố mẹ, anh chị…) ăn.
  • Con thường cho mọi thứ cầm được vào trong miệng. 
  • Con thường có hành động như đang nhai và dịch chuyển hàm lên xuống.

cách cho bé ăn dặm

6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng để con yêu bắt đầu tập ăn dặm.

Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm khoa học

Để con dễ dàng làm quen với những món ăn mới, hạn chế tối đa nguy cơ sặc hoặc rối loạn tiêu hóa, mẹ cần chú ý:

Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

Trước 1 tuổi, sữa mẹ và sữa công thức là nguồn thức ăn chính cho bé, không phải là ăn dặm. Chính vì thế, mẹ không nên bắt bé ăn dặm quá nhiều ngay trong lần đầu tiên. Thay vào đó, mẹ hãy bắt đầu cho bé làm quen bằng 1 đến 2 thìa bột loãng. Sau đó, mẹ có thể tăng số lượng và cữ ăn bột trong ngày lên theo nhu cầu của bé.

Cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc

Cách cho em bé ăn dặm khoa học là nên bắt đầu bằng những thìa bột loãng trong từ 2 - 3 ngày, sau đó tăng dần độ đặc lên. Kế tiếp, khi trẻ đã ăn thành thạo bột đặc, mẹ có thể chuyển sang cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát... để trẻ có thể nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn.

> Xem thêm: Những thức ăn đậm đặc cho bé mới ăn dặm

Phối hợp các loại thức ăn với nhau

Mẹ nên thay đổi thức ăn hàng ngày, phối hợp nhiều loại món ăn khác nhau. Đây là cách cho bé ăn dặm hiệu quả để con nhận được đầy đủ dưỡng chất và không bị nhàm chán. 

Mặc dù cần giới thiệu đa dạng món ăn, tuy nhiên khi mới bắt đầu, mỗi lần mẹ chỉ nên giới thiệu 1 món, tập cho bé quen từ từ vài ngày mới chuyển sang món mới. Món nào bé không thích thì có thể tạm ngưng, đợi vài ngày sau mới cho bé tập làm quen trở lại.

cách cho bé ăn dặm đúng cách

Cách cho em bé ăn dặm hiệu quả là phối hợp nhiều nguyên liệu với nhau để con nhận đa dạng dưỡng chất mà không bị nhàm chán.

Cho trẻ ăn đúng giờ

Mẹ nên cho bé ăn vào những khung giờ cố định hàng ngày để giúp cho dạ dày bé làm quen với thức ăn, từ đó quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Ngoài ra, điều này còn giúp con hình thành thói quen tốt, ngoan ngoãn ngồi vào bàn ăn mỗi khi đến giờ. 

Đảm bảo an toàn thực phẩm

Hệ tiêu hóa và miễn dịch của con trong những năm đầu đời vô cùng non yếu. Chính vì thế, để tránh các vi khuẩn xâm nhập, khiến con bị bệnh, tất cả dụng cụ chế biến phải được vệ sinh kỹ lưỡng, đồng thời thực phẩm phải có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra, mẹ cũng cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn và cho trẻ ăn. 

Tạo hứng thú cho bé khi ăn

Để con hứng thú với các buổi ăn dặm hơn, mẹ có thể chọn các loại chén, muỗng, yếm,… có hình dáng ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc. 

Mẹ cũng có thể cho bé ngồi chung với gia đình để tạo cảm giác đông vui, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên cần tránh ồn ào quá mức làm cho bé không tập trung vào bữa ăn.

Tuyệt đối không ép bé ăn

Khi mới bắt đầu tập ăn dặm, bé có thể không “hợp tác”, từ chối các món ăn. Thế nhưng thay vì la mắng, mẹ nên kiên nhẫn và động viên con. Bởi trẻ sẽ ăn nhiều hơn nếu không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái.

hướng dẫn cách cho bé ăn dặm

Việc la mắng có thể làm con sợ hãi, gây ám ảnh tâm lý và khiến con bị biếng ăn.

Ưu, nhược điểm của các cách cho bé ăn dặm phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều cách cho em bé ăn dặm lần đầu. Mỗi cách sẽ có ưu, nhược điểm riêng, cụ thể:

Ăn dặm truyền thống

Ăn dặm truyền thống là cho trẻ ăn bột xay nhuyễn chung với các loại thức ăn như rau củ, cá, thịt... Đến khi con bắt đầu mọc răng thì mới cho con chuyển sang ăn cháo. 

Ưu điểm: Giúp quá trình tiêu hoá thức ăn của trẻ tốt hơn, hạn chế tối đa nguy cơ táo bón và rối loạn tiêu hóa nói chung cho trẻ. 

Nhược điểm: 

  • Chậm phát triển khả năng ăn thức ăn thô hơn so với 2 phương pháp còn lại.
  • Bột và các loại thức ăn được xay nhuyễn với nhau nên khiến cho trẻ khó cảm nhận được hương vị riêng của từng loại thực phẩm.

Ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp cho bé ăn dặm với cháo loãng qua rây tỷ lệ 1:10 chứ không khuấy bột. Các loại thức ăn như rau, thịt cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp với khả năng nhai, nuốt của bé.

Ưu điểm:

  • Các loại thức ăn trong bữa ăn này không bị trộn lẫn vào nhau nên trẻ sẽ cảm nhận được hương vị của từng loại thức ăn tốt hơn.
  • Trẻ có thể phát triển khả năng ăn thô sớm hơn.

Nhược điểm:

  • Trẻ dễ bị táo bón hơn do hệ tiêu hóa phải tập làm quen với thức ăn thô sớm.
  • Mất nhiều thời gian để chuẩn bị và tập cho bé ăn.

Ăn dặm BLW

Cách cho bé ăn dặm BLW (Baby Led Weaning hay ăn dặm chỉ huy) là cho phép trẻ được tự quyết định món ăn và cách ăn theo ý mình. Với phương pháp này, bé sẽ bỏ qua giai đoạn ăn thức ăn xay, nghiền và dùng tay để cầm nắm món ăn. 

Ưu điểm:

  • Giúp trẻ khám phá hương vị, kết cấu cũng như màu sắc của thực phẩm.
  • Tăng phản xạ và kỹ năng nhai nuốt của trẻ.
  • Tiết kiệm thời gian để chuẩn bị thực đơn hàng ngày cho trẻ.

Nhược điểm:

  • Việc cho trẻ tự ăn những thực phẩm chế biến thô có thể khiến cho trẻ bị hóc, nghẹn hoặc khó nuốt… Vì thế khi trẻ ăn theo phương pháp này mẹ cần ngồi cùng và quan sát trẻ. 
  • Cách ăn này sẽ làm cha mẹ mất thời gian dọn dẹp vệ sinh do trẻ làm rơi vãi thức ăn khắp nơi.

hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách

Cách cho em bé ăn dặm BLW khá đơn giản, tuy nhiên mẹ cần quan sát cẩn thận để đảm bảo an toàn cho con nhé.

Một số lưu ý khác khi cho bé ăn dặm

Để cho con có khởi đầu ăn dặm dễ dàng và hấp thu đầy đủ dưỡng chất, mẹ có thể áp dụng thêm các mẹo sau:

  • Thêm dầu, mỡ hoặc vừng, lạc (đậu phộng) sẽ giúp cho bát bột thơm, béo, mềm, giúp trẻ dễ ăn hơn và cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.
  • Nên chú ý khi cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như mật ong, tôm, cua…
  • Không nêm thêm muối bởi lượng muối sẵn có trong bột và thực phẩm (thịt, rau, củ…) đã đáp ứng đủ nhu cầu của bé.
  • Ngoài ra, ăn dặm là giai đoạn bé dễ bị táo bón nhất do hệ tiêu hóa của bé chưa kịp thích nghi. Do đó khi thấy trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ có thể kết hợp thêm trái cây để bổ sung chất xơ để cải thiện nhu động ruột, giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn. Một số loại trái cây phù hợp cho trẻ ăn dặm có thể kể đến như bơ, kiwi, đu đủ…
  • Ngoài ra, trong giai đoạn trẻ tập ăn dặm, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Nếu mẹ ít sữa hoặc đang muốn cho bé dùng sữa ngoài (sữa công thức) để chuẩn bị quay lại công việc thì Kabrita là gợi ý mà mẹ không nên bỏ qua.

Kabrita - êm dịu với hệ tiêu hóa của con

Kabrita là thương hiệu sữa dê số 1 toàn cầu được nhiều phụ huynh tin dùng. Nhờ sử dụng nguồn sữa dê chất lượng từ châu Âu, Kabrita chứa rất ít αs1 casein, vì thế tạo ra các mảng sữa đông mềm để bé tiêu hóa dễ dàng. Ngoài ra, sữa dê cũng được chứng minh là chứa hàm lượng Oligosaccharides dồi dào, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đặc biệt, trong sữa dê còn chứa đạm quý A2, không chứa A1 βcasein - thành phần gây ra các rối loạn tiêu hóa (táo bón, đầy hơi, chướng bụng…).

Bên cạnh giữ lại những đặc tính tuyệt vời của sữa dê, Kabrita còn bổ sung các thành phần giúp êm dịu đường tiêu hóa của con như:

  • Tỉ lệ đạm Whey:Casein được điều chỉnh tối ưu, hạn chế hình thành các mảng sữa đông nên giúp bé cải thiện được các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung chất xơ GOS và Beta-Palmitate giúp đường ruột khỏe mạnh.

Để khám phá thêm về những ưu điểm của Kabrita và lựa chọn sản phẩm phù hợp, mẹ hãy truy cập https://www.kabrita.vn/collections/sua-kabrita

cho bé ăn dặm đúng cách

Thành phần của Kabrita vô cùng thân thiện với hệ tiêu hóa còn non nớt của con yêu.

Trên đây là hướng dẫn cách cho bé ăn dặm khoa học và hiệu quả. Mẹ cần lưu ý rằng, thời điểm bắt đầu tập ăn dặm giữa các bé có thể khác biệt. Đồng thời, không có phương pháp ăn dặm nào là hoàn hảo. Vì thế, mẹ hãy luôn quan sát để lựa chọn thời điểm và phương pháp ăn dặm phù hợp nhất với con nhé.

>>> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ