Kabrita Việt Nam

Trẻ sơ sinh bị táo bón: Nguyên nhân và cách xử lý mẹ cần biết

Đăng lúc 07/03/2023
Trẻ sơ sinh bị táo bón: Nguyên nhân và cách xử lý mẹ cần biết

Khi nuôi con, nhiều mẹ rất lo lắng và trở nên lúng túng khi trẻ có dấu hiệu táo bón, đại tiện khó khăn. Đặc biệt với những trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa còn non nớt, tình trạng này nếu cứ kéo dài sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng và chậm phát triển. Vậy nên ngay từ bây giờ, các mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón do đâu và “bỏ túi” một số cách khắc phục ngay từ sớm nhé!

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón

Để nhận biết con mình có đang bị táo bón hay không, mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu dưới đây:

Tần suất đi ngoài ít

Thông thường, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đi ngoài từ 2 - 3 lần/ngày (tùy trường hợp bú mẹ hay dùng sữa công thức), trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi đi ngoài khoảng 3 - 4 lần/ngày.

Nếu thấy tần suất đi ngoài của con chỉ 2 - 3 lần/tuần hoặc 3 ngày liên tục không đi ngoài thì khả năng cao trẻ bị táo bón.

Phân cứng và khô 

Phân trẻ sơ sinh bị táo bón có kích thước lớn hơn bình thường, vón cục như phân dê, màu sẫm, khô cứng, sần sùi (có các vết nứt trên bề mặt). Đặc biệt, khi phân to cọ xát niêm mạc hậu môn sẽ gây trầy xước, chảy máu và hậu quả là trong phân của trẻ cũng có lẫn máu.

>>> Có thể bạn quan tâm: Màu phân của bé nói lên điều gì về sức khỏe?

Trẻ quấy khóc, sợ đi ngoài

Khi bị táo bón, trẻ rất sợ đi ngoài, mẹ có thể thấy trẻ phải dùng nhiều sức để rặn nhằm đẩy phân ra ngoài. Khi đó, mặt con đỏ bừng, vã mồ hôi và quấy khóc.

Trẻ bị chướng bụng, đầy hơi

Triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh không chỉ là đi ngoài khó khăn, mà còn có dấu hiệu chứng bụng, mẹ sờ vào bụng con thấy bụng cứng, căng lên, đôi khi sưng phù. Do bị đầy hơi, chướng bụng nên cơ thể con xảy ra phản ứng loại bỏ khí bằng cách ợ hơi nhiều, hoặc xì hơi liên tục, thậm chí còn xì hơi nặng mùi.

trẻ sơ sinh bị táo bón

Khi trẻ bị táo bón, mẹ có thể dễ nhận thấy con cảm thấy đau đớn bởi việc phải dùng sức rặn để đẩy phân ra ngoài.

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, phổ biến nhất là:

Do sữa công thức của trẻ

  • Trẻ không dung nạp đạm trong sữa bò (gọi là dị ứng sữa bò) hoặc khó tiêu các thành phần chất đạm và chất béo trong sữa bò (gọi là mẫn cảm sữa bò). Khi đó trẻ không chỉ bị táo bón, mà còn gặp nhiều triệu chứng khác như: đau bụng, trào ngược, nôn trớ, phù quanh miệng…
  • Mẹ pha sữa quá đặc, không đúng theo tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất khiến hệ tiêu hóa của con phải làm việc nhiều hơn, dễ gây ra táo bón.
  • Một số mẹ cho bé dùng sữa ngoài quá sớm, trong khi đó hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện, chưa kịp thích ứng với nguồn dinh dưỡng khác sữa mẹ, dẫn đến táo bón và nhiều vấn đề rối loạn tiêu hóa khác.
  • Táo bón ở trẻ sơ sinh còn do nguyên nhân mẹ cho bé uống sữa ngoài quá sớm. Sữa công thức kết hợp rất nhiều chất, trong khi dạ dày của con phát triển chưa hoàn thiện nên rất khó tiêu hóa.

Do chế độ ăn uống của mẹ

Trong giai đoạn nuôi con bú, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con. Nếu mẹ ăn nhiều đồ khó tiêu, cay nóng, ít chất xơ sẽ khiến con dễ bị táo bón.

Do trẻ bổ sung vi chất từ bên ngoài

  • Trẻ sinh non, trẻ sơ sinh có mẹ bị thiếu sắt trong giai đoạn mang thai thường được chỉ định bổ sung sắt, tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc sắt là thường gây ra táo bón hoặc tiêu chảy ở trẻ.
  • Ngoài ra nếu mẹ bổ sung thêm canxi hoặc vitamin D bên ngoài với liều lượng quá lớn sẽ khiến cơ thể trẻ bị dư thừa, không thể hấp thu. Những chất này lưu lại trong ruột, kết hợp với acid béo gây ra táo bón.

Do chế độ ăn dặm của trẻ

Trẻ có thể bị táo bón ở mọi giai đoạn phát triển, nhưng thường gặp nhất là ở giai đoạn ăn dặm:

  • Một số trẻ bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm, hệ tiêu hóa chưa kịp làm quen với thực phẩm mới nên dễ bị rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt với những trẻ ăn dặm quá sớm, trước 4 tháng tuổi rất dễ gặp tình trạng này.
  • Trẻ 6 tháng bị táo bón còn do chế độ ăn dặm quá ít chất xơ, thiếu nước dẫn đến phân khô cứng, khó đẩy ra ngoài.

Do trẻ mắc một số bệnh lý

Một số trẻ gặp tổn thương hoặc dị tật đường tiêu hóa, phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng có triệu chứng táo bón kéo dài, kèm theo đau bụng, chướng bụng…

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường không nghiêm trọng, nhưng sẽ khiến trẻ sợ hãi mỗi khi muốn đại tiện, ngày càng mệt mỏi và chán ăn, từ đó gây suy dinh dưỡng. Đáng lo hơn, chứng táo bón còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn thương hậu môn, bị trĩ, táo bón mãn tính, rò hậu môn, sa trực tràng.

Đồng thời, nhiều mẹ cũng thắc mắc trẻ bị táo bón có bị sốt không? Câu trả lời là Có. Vì hậu quả của táo bón kéo dài là mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, số lượng hại khuẩn tăng nhanh và tiết ra độc tố kích thích các tế bào miễn dịch của cơ thể tiết ra cytokin, dẫn đến trẻ bị sốt khi bị táo bón.

cách trị táo bón cho trẻ

Tình trạng viêm nhiễm và sốt có thể xảy ra ở trẻ bị táo bón, mẹ cần hết sức lưu ý.

Các cách xử trí và khắc phục khi trẻ bị táo bón

Nếu mẹ còn loay hoay không biết trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao, hãy tham khảo ngay các biện pháp dưới đây.

Cách chăm sóc khi trẻ bị táo bón

  • Tắm nước ấm: Trong những ngày con đi ngoài khó khăn, mẹ nên cho con tắm nước ấm để tăng cường hoạt động nhu động ruột, kích thích hoạt động của các cơ vòng hậu môn giúp trẻ đại tiện dễ dàng. Hoặc một số mẹ còn ngâm hậu môn của trẻ bằng nước ấm từ 1 - 2 lần/ngày, khoảng 5 phút/lần để hỗ trợ điều trị táo bón cho con.
  • Massage bụng: Đây là cách giúp điều hòa nhu động ruột và đào thải phân ra bên ngoài dễ dàng. Mẹ hãy dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, sau đó đặt lên vùng bụng (gần rốn) của con rồi xoa nhẹ nhàng trong 3 phút, thực hiện 1-2 lần/ngày.
  • Không cho trẻ dùng thuốc bừa bãi: Thực tế có nhiều mẹ ngại đưa con đi khám nên tự ý mua men tiêu hóa về cho con uống. Tuy nhiên, bổ sung men tiêu hóa không điều trị được táo bón, nếu dùng bừa bãi có thể khiến mức độ táo bón trầm trọng hơn.

Đổi sữa công thức phù hợp cho con

Nếu nguyên nhân gây táo bón cho trẻ sơ sinh là do sữa công thức, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi hoặc chuyên gia dinh dưỡng để thay thế loại sữa khác phù hợp hơn.

Trong trường hợp trẻ bị mẫn cảm với sữa bò công thức, thì sữa dê Kabrita là sự lựa chọn lý tưởng. Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ Hà Lan với bảng thành phần nổi trội nâng niu hệ tiêu hóa của con, chứa hoàn toàn đạm quý A2, không chứa A1 (thành phần gây rối loạn tiêu hóa có ở sữa bò), hàm lượng đạm αs1 casein rất ít nên dễ dàng tiêu hóa. Đặc biệt, thành phần Kabrita còn chứa hàng loạt dưỡng chất tốt cho đường ruột (như HMO, nucleotide, chất xơ GOS, Beta-palmitate...).

táo bón ở trẻ

Sữa dê Kabrita - bí quyết nuôi con tiêu hóa khỏe, “tạm biệt” táo bón và đầy hơi.

Sau một thời gian chuyển sang dùng sữa dê Kabrita, nhiều trẻ không còn tình trạng táo bón hay rối loạn tiêu hóa nữa. Hơn nữa sản phẩm có mùi vị thơm ngon, con ngày càng thích thú bú ngoan và tăng cân đều, mẹ càng thêm an tâm. Xem giá cả và đặt mua TẠI ĐÂY.

Cho trẻ uống thêm nhiều nước

Trẻ dưới 6 tháng tuổi không cần uống nước vì trong sữa mẹ hoặc sữa công thức đã có lượng nước đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ mỗi ngày. Tuy nhiên nếu trẻ trên 6 tháng và bị táo bón, hãy đảm bảo cung cấp đủ lượng nước trung bình khoảng 100ml/kg cân nặng. Lượng nước này bao gồm nước đun sôi để nguội, nước ép rau củ quả tươi, nước luộc rau giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động thuận lợi.

Điều chỉnh chế độ ăn dặm của con

Trong thực đơn ăn dặm của trẻ, mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả chứa chất xơ dồi dào như: bông cải xanh, cà rốt, rau cải, bí đỏ, xoài, chuối… Những loại thực phẩm này vừa chống táo bón, vừa kích thích vị giác cho con. Đồng thời, hãy hạn chế cho con ăn những loại thực phẩm gây khó tiêu như cơm trắng, bơ sữa.

Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ

Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: rau dền, rau bina, rau mồng tơi, ngọn khoai lang, mận, lê, táo… tạo ra nguồn sữa chất lượng kích thích nhu động ruột và làm mềm phân cho trẻ. Xem cụ thể hơn TẠI ĐÂY.

Trẻ sơ sinh bị táo bón khi nào nên đi khám?

Khi thấy trẻ bị táo bón, kèm theo các dấu hiệu bất thường như: ọc sữa, nôn trớ, đau bụng dữ dội hoặc có máu trong phân; hãy đưa trẻ đi khám ngay. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân chính xác và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho mẹ trong cách xử lý khi trẻ bị táo bón. Hãy thật kiên trì cùng con vượt qua giai đoạn này nhé, và đừng quên cho con làm quen với sữa dê Kabrita ngay từ bây giờ để xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh - nền tảng sức khỏe vững vàng trong những năm đầu đời.

>>> Xem thêm: 

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ