Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Lần đầu làm mẹ, chắc hẳn một số chị em cảm thấy lúng túng khi con có dấu hiệu dị ứng đạm sữa bò. Do đó, trong bài viết này, Kabrita chia sẻ cách chăm sóc trẻ bị dị ứng đạm sữa bò chi tiết nhất, để các mẹ nắm rõ và bình tĩnh xử trí khi gặp trường hợp này. Tham khảo ngay nhé!
Đưa trẻ đi khám ngay nếu nghi ngờ dị ứng sữa bò
Ngay khi nhận thấy con có một số triệu chứng bất thường (như táo bón, tiêu chảy, nôn ói, phát ban…), mẹ nên chủ động đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ khám lâm sàng cho bé và có thể chỉ định thực hiện những bài kiểm tra sức khỏe bên dưới:
- Lấy da (Skin Prick Test).
- Xét nghiệm định lượng IgE đặc hiệu với các protein sữa bò (RAST).
- Test kích ứng đường miệng trực tiếp với sữa bò.
- Test loại trừ sữa bò (hay test ăn kiêng sữa bò).
Qua những bài kiểm tra kể trên, mẹ biết được chính xác trẻ có bị dị ứng đạm sữa bò hay không, từ đó có cách chăm sóc thích hợp nhất.
Muốn biết chính xác trẻ có đang bị dị ứng đạm bò hay không, cha mẹ nên đưa trẻ đi bác sĩ sớm.
Cho trẻ chuyển sang dùng sữa thủy phân hoàn toàn
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy trẻ bị dị ứng đạm sữa bò thì mẹ có thể tham vấn ý kiến bác sĩ về việc chuyển sang sử dụng loại sữa khác cho con, nhằm bảo đảm con có đủ dưỡng chất thiết yếu để phát triển tối ưu. Sữa thủy phân toàn phần (là loại sữa có protein sữa được phân cắt thành các acid amin, giúp trẻ dễ tiêu hóa và ít gây dị ứng), hay sữa công thức amino axit (là loại sữa có công thức từ những loại amino axit tự do, phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ bị dị ứng và hạn chế gây kích ứng).
Không tùy ý dùng sữa dê thay thế khi con dị ứng sữa bò
Gần như 100% trẻ dị ứng sữa bò có nguy cơ dị ứng với tất cả các loại sữa khác từ động vật, kể cả sữa dê hay sữa cừu. Vì thế, để hạn chế tình trạng phản ứng dị ứng chéo, phụ huynh không nên cho con tự ý sử dụng sữa dê, sữa cừu… thay thế sữa bò nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
>>> Xem thêm: Chọn sữa dê cho trẻ dị ứng đạm bò - Nên hay không nên?
Thay đổi chế độ ăn của mẹ nếu mẹ đang cho con bú
Nếu trẻ đang bú mẹ nhưng vẫn gặp hiện tượng dị ứng thì có thể do chế độ ăn của mẹ có chứa đạm sữa bò hoặc những sản phẩm chế biến từ sữa bò (như phô mai, sữa chua, bánh…). Vì vậy, mẹ nên kiêng ăn các sản phẩm đó và tích cực bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng (như yến mạch, đậu, thịt gà, cá hồi…) để bù đắp dưỡng chất thiếu hụt cho con.
> Xem thêm: Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, mẹ nên kiêng ăn gì?
Bổ sung vitamin D và canxi trong chế độ ăn của con
Sữa bò là nguồn cung cấp vitamin D và Canxi dồi dào cho trẻ nhỏ. Nếu loại bỏ hoàn toàn sữa trong chế độ ăn uống hàng ngày thì con có thể đối mặt với nguy cơ thiếu vitamin D và Canxi rất cao, ảnh hưởng đến sự phát triển xương - răng và chiều cao sau này. Vì lẽ đó, mẹ đừng quên bổ sung thêm những chất quan trọng này cho bé qua việc bú sữa mẹ (với trẻ dưới 6 tháng tuổi) và một số thực phẩm như rau xanh, cá hồi, hạnh nhân, bông cải xanh… (với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bắt đầu ăn dặm).
> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò và gợi ý món ăn cho trẻ
Trẻ dị ứng đạm sữa bò có thể bị thiếu hụt vitamin D và Canxi nghiêm trọng nên mẹ cần bù đắp thông qua việc bú đủ sữa mẹ hoặc bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, Canxi.
Thông báo cho người chăm sóc trẻ biết tình trạng dị ứng sữa của trẻ
Nếu không nắm rõ tình hình sức khỏe hiện tại của trẻ, người chăm sóc trực tiếp có thể vô tình để trẻ tiếp xúc với thành phần đạm sữa, dẫn tới dị ứng nghiêm trọng. Do vậy, mẹ hãy thông báo trước với người chăm sóc bé để biết cách chăm sóc phù hợp.
Khi nào nên cho con dùng lại sữa bò?
Thông thường, dị ứng đạm sữa bò ở trẻ nhỏ sẽ tự khỏi sau khi được 1 - 4 tuổi. Bởi, lúc này, hệ miễn dịch của trẻ đã hoàn thiện và ít xuất hiện phản ứng “hiểu nhầm” đạm sữa như trước. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn và tránh biến chứng nguy hiểm, mẹ vẫn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tiến hành kiểm tra lại và biết chính xác tình hình sức khỏe hiện tại.
Mặc dù sữa bò phổ biến nhưng lại có thành phần đạm khiến trẻ khó tiêu hóa. Do đó, xu hướng nổi bật hiện nay của các bậc phụ huynh hiện đại là cho con chuyển sang sử dụng sữa dê để phòng tránh rối loạn tiêu hóa và hạn chế mẫn cảm đạm sữa ngay từ ban đầu. Thương hiệu sữa dê Kabrita số 1 Thế giới là một trong những sản phẩm được nhiều phụ huynh đánh giá cao trong thời gian gần đây. Bởi lẽ, không chỉ thừa hưởng thành phần đạm ưu việt của sữa dê, Kabrita còn sở hữu công thức điều chỉnh tối ưu giữa tỷ lệ đạm Whey và đạm Casein, cũng như bổ sung những dưỡng chất tốt cho thị giác, trí não. Cụ thể, sữa dê Kabrita chỉ chứa đạm quý A2 dễ tiêu, hoàn toàn không chứa (hoặc chứa rất ít) đạm A1 (chất có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ) và nồng độ as1-casein (nguyên nhân gây dị ứng đạm sữa phổ biến) thấp hơn sữa bò. Nhờ đó, trẻ dễ dàng tiêu hóa dưỡng chất và giảm bớt tình trạng mẫn cảm đạm sữa, đầy bụng, táo bón… Bên cạnh hàm lượng Oligosaccharides và Nucleotides trong sữa dê, Kabrita còn chủ động bổ sung Beta-Palmitate, chất xơ GOS nhằm hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột phát triển và điều chỉnh tỷ lệ đạm Whey : đạm Casein tối ưu, giúp bé tiếp nhận đạm sữa dễ dàng, ít bị khó tiêu. Sữa dê Kabrita - Mát dịu từ thiên nhiên, hương vị thanh nhạt thơm ngon, cho bé tiêu hóa khỏe. >> Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác và đặt mua sản phẩm chính hãng ngay hôm nay tại https://www.kabrita.vn/. Hoặc trên các sàn thương mại điện tử uy tín như Tiki, Lazada… hay đến trực tiếp hệ thống phân phối như Con Cưng, BiboMart, KidsPlaza… |
Có thể thấy, biết cách chăm sóc trẻ bị dị ứng đạm sữa bò phù hợp vô cùng quan trọng, nhằm hạn chế ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của bé sau này. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ định kỳ hoặc ngay khi xuất hiện dấu hiệu bất thường để hiểu rõ hơn tình trạng sức khỏe và được hướng dẫn chăm sóc đúng cách.
>>> Xem thêm: