Kabrita Việt Nam

Nhiễm trùng đường ruột trẻ em: Dấu hiệu và cách xử trí

Đăng lúc 04/07/2023
Nhiễm trùng đường ruột trẻ em: Dấu hiệu và cách xử trí

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Nhiễm trùng đường ruột trẻ em là một bệnh lý tiêu hóa khá phổ biến, xảy ra do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn chưa biết dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột như thế nào, cũng như cách xử lý và phòng ngừa ra sao. Trong bài viết dưới đây, cùng Kabrita tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em là gì?

Nhiễm trùng đường ruột (hay nhiễm khuẩn đường ruột) là tình trạng tổn thương đường tiêu hóa xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng.

Đây được cho là bệnh lý tiêu hóa phổ biến, thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

nhiễm trùng đường ruột trẻ em

Nhiễm trùng đường ruột có nguy cơ lây lan từ khác sang trẻ trong quá trình tiếp xúc.

Nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nhiễm trùng đường ruột:

Do vi khuẩn

Các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng tiêu hóa trẻ em là Salmonella; E.coli; Clostridium perfringens (vi khuẩn kỵ khí sinh bào tử gram dương); Listeria; Staphylococcus (nhiễm trùng tụ cầu). Những vi khuẩn này có nhiều trong thực phẩm bị ô nhiễm, thức ăn sống, trái cây chưa rửa, sữa chưa nhiệt trùng, thực phẩm không bảo quản kỹ,...

Do virus

Một số loại thực phẩm ô nhiễm chứa virus Norovirus - loại virus có thể lây từ người sang người. Chẳng hạn nếu người chăm sóc trẻ bị nhiễm virus Norovirus, khả năng trẻ bị lây là rất cao.

Ngoài ra còn có Rotavirus - một loại virus khác gây nên tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng khiến trẻ phải nhập viện điều trị. Loại virus này thường bám trong đồ chơi, nếu trẻ cầm nắm và mút tay thì rất dễ bị nhiễm bệnh.

Do ký sinh trùng

Giun sán đường ruột, giun/sán đơn bào có tên gọi là Giardia và Cryptosporidiosis là những loại ký sinh trùng phổ biến gây nhiễm trùng đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, một số bệnh ký sinh khác cũng có thể lây từ động vật sang người, chẳng hạn như Toxoplasmosis có trong phân mèo. Từ đó, khi tiếp xúc với trẻ sẽ khiến trẻ bị nhiễm trùng đường ruột.

trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột.

Do chế độ dinh dưỡng không đủ chất

Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất có thể làm suy giảm miễn dịch, khiến cơ thể trẻ dễ bị mầm bệnh virus, vi khuẩn xâm nhập, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại có thể gây rối loạn hấp thu, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

Do môi trường sống không đảm bảo vệ sinh

Nếu trẻ sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, các vật dụng gia đình như chăn, màn, nguồn nước,... không sạch sẽ thì các vi khuẩn gây bệnh sẽ sinh sôi, xâm nhập vào cơ thể khiến bé bị nhiễm trùng đường ruột. Đồng thời, nếu bàn tay người chăm sóc trẻ không được vệ sinh kỹ càng trước khi chế biến thức ăn hoặc khi chạm vào cơ thể cũng khiến trẻ dễ bị lây bệnh.

Dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Dưới đây là những biểu hiện nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ nên biết để kịp thời theo dõi và xử lý:

  • Tiêu chảy: Là tình trạng thường gặp khi trẻ bị nhiễm trùng tiêu hóa, biểu hiện qua việc trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng lẫn chất nhầy hoặc lẫn máu.
  • Đau bụng: Bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em gây đau bụng quặn ở vùng quanh rốn hoặc dưới rốn, khiến trẻ có biểu hiện nhăn nhó, ôm bụng, quấy khóc, khó chịu. Cơn đau có thể diễn ra liên tục, cách nhau 3 - 5 phút khiến trẻ không thể thoải mái hoạt động.
  • Biếng ăn: Khi mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột, bé thường hay chán ăn, bỏ bú. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng và nhu cầu hấp thu dinh dưỡng cũng không được đảm bảo.
  • Buồn nôn: Bệnh làm suy giảm chức năng tiêu hóa của trẻ, dẫn đến triệu chứng buồn nôn, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.
  • Ho, sổ mũi, sốt nhẹ: Đối với một vài bé có sức khỏe đề kháng yếu, khi bị nhiễm trùng tiêu hóa thì cơ quan hô hấp cũng ảnh hưởng gây mệt mỏi, ho, sổ mũi, sốt nhẹ.

triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em

Tiêu chảy, đau bụng, quấy khóc,... là những biểu hiện phổ biến khi trẻ em bị nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường ruột có thể tự khỏi nếu ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài lâu ngày mà không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, xuất huyết đường ruột, viêm loét đại trực tràng, suy dinh dưỡng, suy kiệt,...

Vậy khi nào nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ? Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt nếu có các biểu hiện bất thường như đau bụng dữ dội, sốt cao, tiêu chảy hơn 2 ngày, nước tiểu sẫm màu, ít đi tiểu, miệng khô, má và mắt trũng sâu,...

Cách khắc phục và chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Dưới đây là một vài cách khắc phục và chăm sóc trẻ tại nhà cha mẹ nên biết:

Bù nước

Với trẻ bị tiêu chảy, bù nước rất quan trọng để cơ thể trẻ không bị mất nước gây kiệt sức và tăng nguy cơ tử vong. Ngoài cho bé uống nước lọc, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng dung dịch điện giải Oresol và ăn các thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp,...

Tăng cường cho trẻ bú mẹ

Nên cho trẻ bú mẹ thường xuyên để hấp thu đầy đủ dưỡng chất, tăng cường miễn dịch. Từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng khả năng đào thải vi khuẩn để tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột nhanh khỏi hơn.

Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa

Trẻ nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì cũng là lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Theo đó, với trẻ dưới 6 tháng, mẹ nên tập trung cho bé bú mẹ. Còn với trẻ trên 6 tháng, song song với bú sữa mẹ, trẻ nên ăn đầy đủ 4 nhóm chất (gồm chất đạm, chất đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất). Đặc biệt, cha mẹ nên ưu tiên các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của con như: thịt gà, khoai lang, quả bơ, chuối, bột yến mạch, sữa chua,...

Chia nhỏ bữa ăn

Hệ tiêu hóa của trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột thường bị suy yếu, khó chịu, khiến trẻ lười ăn. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn, đồng thời ưu tiên các món ăn nhỏ, mềm, lỏng để đường ruột dễ thích nghi và tiêu hóa, tăng cường hấp thu, tránh để trẻ bị mất sức.

nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

Chia nhỏ các bữa ăn vừa giúp bé no lâu, vừa hấp thu đủ dinh dưỡng.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ

Với trẻ bú mẹ, hầu hết các chất dinh dưỡng mà trẻ hấp thu đều đến từ nguồn sữa mẹ. Do đó, mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, ưu tiên ăn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé như sữa chua, rau củ (cải xoăn, rau bina, măng tây, khoai tây,...), trái cây (chuối, bơ, vú sữa,...), các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều, hạt bí,...).

>>> Xem thêm: Mẹ nên ăn gì để tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh?

Dùng thuốc kháng sinh

Trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn nặng, trẻ có thể nhập viện để dùng thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp phù hợp khác, tuy nhiên phải có sự chỉ định của bác sĩ. 

Cách phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em

Có rất nhiều cách phòng ngừa bệnh nhiễm trùng tiêu hóa trẻ em, cụ thể:

  • Lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Tuyệt đối giữ vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm để vi khuẩn không thể xâm nhập vào thức ăn.
  • Bổ sung đủ 4 nhóm chất cho trẻ để cơ thể hấp thu đầy đủ vi chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường đề kháng, tránh mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Không nên để trẻ mút tay hoặc ngậm đồ chơi.
  • Phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn không gian nhà và các vật dụng trong gia đình, giúp trẻ có môi trường sinh hoạt sạch sẽ.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những bệnh nhân đang gặp vấn đề về đường hô hấp và bệnh tiêu hóa.
  • Lựa chọn loại sữa công thức phù hợp giúp nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.

Gợi ý đến các mẹ sữa dê Kabrita - sản phẩm sữa số 1 thế giới đến từ Hà Lan, được nhiều phụ huynh lựa chọn với mong muốn giúp con có đề kháng vượt trội và hệ tiêu hóa vững vàng, 

Sản phẩm có thành phần OligosaccharidesNucleotide giúp trẻ tăng cường đề kháng vượt trội, ngăn ngừa mầm bệnh bám dính, bảo vệ sức khỏe đường ruột của trẻ. Bên cạnh đó, nguồn sữa dê chất lượng cao chỉ chứa 100% đạm quý A2, không chứa đạm A1 khó tiêu, cùng nồng độ αs1-casein thấp giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, hạn chế tình trạng chướng bụng hoặc đầy hơi.

Ngoài ra, sản phẩm còn chứa B-palmitate và chất xơ GOS - dưỡng chất cần thiết giúp tăng sinh Probiotic, tạo điều kiện cho bé được bổ sung lợi khuẩn đường ruột mỗi ngày, giúp hạn chế bị nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa. Thành phần DHA & ARA trong Kabrita giúp cải thiện thị lực, trí não, cho bé thông minh nhanh nhạy; 22 loại vitamin và khoáng chất giúp trẻ phát triển toàn diện, lớn khôn đúng lứa tuổi.

trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột

Lựa chọn sữa dê Kabrita giúp bé tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt, tăng cường đề kháng, hạn chế mầm bệnh bám dính.

Hiện nay, sữa dê Kabrita chính hãng được bày bán tại các siêu thị mẹ và bé trên toàn quốc như ConCung, Bibomart, Kidsplaza, Bé Bụ Bẫm, Babymall & Care,... và các trang thương mại điện tử như Tiki, Lazada,... Hoặc mẹ có thể mua hàng trực tiếp trên website https://www.kabrita.vn

Hy vọng thông qua bài viết, các bậc phụ huynh có cách khắc phục và phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột ở trẻ hiệu quả, đồng thời “bỏ túi” thêm bí quyết kết hợp cho bé bú sữa mẹ và sữa công thức để tăng cường đề kháng và cải thiện sức khỏe đường ruột hữu hiệu.

>>> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ