Kabrita Việt Nam

Trẻ có hệ tiêu hóa kém: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đăng lúc 03/07/2023
Trẻ có hệ tiêu hóa kém: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Trẻ tiêu hóa kém trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và sức khỏe của con. Vì thế khi thấy con có vấn đề về tiêu hóa, mẹ cần tìm ra nguyên nhân và có hướng can thiệp kịp thời. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng trẻ có hệ tiêu hóa kém qua bài viết sau đây!

Thế nào là hệ tiêu hóa kém?

Tiêu hóa kém là tình trạng nguồn thức ăn từ bên ngoài có đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết được đưa vào cơ thể nhưng trẻ lại không thể hấp thụ được. Từ đó dẫn đến tình trạng con bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, sức khỏe giảm sút, dễ mắc bệnh. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ tiêu hóa kém

Sau đây là các dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ có hệ tiêu hóa hoạt động kém:

  • Đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, phân sống, có mùi tanh, đôi khi có lẫn các hạt thức ăn chưa tiêu hóa hết.
  • Có các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng.
  • Biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn, kém phát triển chiều cao.
  • Trẻ chán ăn và ăn ít hơn bình thường.
  • Sức khỏe yếu, dễ mắc bệnh vặt.

Nguyên nhân làm cho hệ tiêu hóa của bé kém 

Tình trạng tiêu hóa kém ở trẻ chủ yếu do các nguyên nhân sau đây gây ra:

Trẻ ăn dặm quá sớm

Ăn dặm quá sớm sẽ gây “áp lực” lên hệ tiêu hóa hóa còn non nớt của con. Điều này khiến cho hệ tiêu hóa của con bị tổn thương và gặp rối loạn, dẫn đến tình trạng con khó hấp thu các dưỡng chất. 

trẻ tiêu hóa kém nên uống sữa gì

Mẹ không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm vì có thể dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém hoặc rối loạn tiêu hóa.

Chế độ ăn uống không hợp vệ sinh

Nếu chế độ ăn uống không hợp vệ sinh (thức ăn chưa nấu chín, thực phẩm không rõ nguồn gốc,...) thì hệ tiêu hóa của con sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó dẫn đến các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy, viêm nhiễm đường tiêu hóa,... khiến sức khỏe hệ tiêu hóa của con bị suy yếu.

Trẻ ăn phải thực phẩm có tính kỵ nhau

Trẻ bị tiêu hóa kém cũng có thể do ăn phải các thực phẩm có tính kỵ nhau. Dù có những món ăn giàu dinh dưỡng nhưng khi kết hợp với nhau lại khiến hệ tiêu hóa không thể hấp thụ. Chẳng hạn như những cặp thực phẩm “đối đầu” với nhau như: cua và mật ong, tỏi và cá trắm,...

Ăn uống không điều độ

Việc trẻ ăn uống không điều độ như thường xuyên bỏ bữa, ăn một lúc nhiều loại thức ăn hoặc ăn quá nhiều thức ăn có cùng dưỡng chất gây áp lực, tổn thương cho hệ tiêu hóa. Từ đó gây ra tình trạng bé tiêu hóa kém và hấp thụ chậm.

Ảnh hưởng từ thuốc kháng sinh

Một số loại thuốc kháng sinh có công dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus có hại nhưng cũng làm giảm lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ. Điều này dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, hấp thu kém.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Sử dụng một số loại thuốc điều trị tiêu hóa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, việc mẹ cho trẻ ăn chế độ quá kiêng khem trong quá trình điều trị cũng làm chậm quá trình hấp thu dưỡng chất.

>>> Tham khảo thêm: Bé bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?

Tiêu hóa kém có nguy hiểm đến trẻ không?

Hệ tiêu hóa kém ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ dinh dưỡng của trẻ, dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu chất, từ đó khiến sức khỏe yếu, thân hình gầy gò, sức đề kháng kém và dễ bị mắc bệnh hơn. Vì thế, ngay khi phát hiện dấu hiệu trẻ tiêu hoá kém chậm lớn, bố mẹ cần đưa con đi khám để có biện pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo sự phát triển tối ưu cho trẻ. 

Làm thế nào để hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn?

Để chăm sóc và nâng cao sức khỏe tiêu hóa của trẻ, bố mẹ hãy tham khảo một số bí quyết dưới đây.

Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm

Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh tiêu hóa kém, mẹ nên cho con ăn dặm đúng thời điểm. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, độ tuổi tốt nhất cho trẻ ăn dặm là sau 6 tháng tuổi. Do đó, ở độ tuổi này, mẹ có thể tập cho con ăn dặm từ lỏng đến đặc, từ ít tới nhiều để hệ tiêu hóa của con thích nghi với loại thức ăn mới. 

sữa dành cho bé có hệ tiêu hóa kém

Mẹ cần đảm bảo cho trẻ ăn dặm đúng độ tuổi phù hợp và đầy đủ các bữa mỗi ngày.

Xây dựng chế độ ăn đủ chất, đủ bữa

Trẻ cần được đáp ứng chế độ ăn khoảng 5 bữa trong ngày với 3 bữa chính và 2 bữa phụ Trong đó, thực đơn ăn uống đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất có trong đa dạng các loại thực phẩm:

  • Chất đạm: Trứng, thịt bò, thịt gà, tôm, cá...
  • Chất béo: Trứng, phô mai, dầu oliu,...
  • Tinh bột: Cơm, khoai lang, khoai tây, yến mạch,...
  • Vitamin và khoáng chất: rau củ xanh, trái cây.

Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ

Bổ sung lợi khuẩn là một trong những cách xây dựng hàng rào bảo vệ cho hệ tiêu hóa của trẻ. Theo đó, mẹ có thể cho trẻ ăn những thực phẩm nhiều lợi khuẩn như sữa chua. Trường hợp sử dụng các men vi sinh chứa nhiều lợi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh kém cần có chỉ định của bác sĩ.

Khuyến khích trẻ vận động

Khi trẻ vận động sẽ tăng hoạt động co bóp ruột, giúp con ăn uống ngon miệng và thúc đẩy quá trình tiêu hóa dễ dàng và hấp thu dưỡng chất nhanh chóng. Vì thế, mẹ hãy khuyến khích con vận động thường xuyên nhé.

Chọn sữa dành cho trẻ tiêu hóa kém

Đối với trẻ có hệ tiêu hóa kém, mẹ nên chọn những loại sữa mát, dịu nhẹ. Ngày càng có nhiều phụ huynh cho con uống sữa dê bởi nguồn dinh dưỡng quý tự nhiên, thân thiện và nâng niu hệ tiêu hóa yếu ớt của trẻ. Trong đó, nổi bật là sữa dê Kabrita đã kế thừa đặc tính ưu việt của sữa dê nguyên bản, cùng với công thức cải tiến mới, góp phần cải thiện tiêu hóa khỏe và thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho trẻ. 

Sữa dê Kabrita chăm sóc hệ tiêu hóa non nớt của trẻ với thành phần 100% đạm quý A2 βcasein, không chứa A1 βcasein - nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường có trong sữa bò. Cùng với hàm lượng αs1 casein thấp, khi vào dạ dày sẽ ít kết tủa đông vón mà tạo ra mảng sữa mềm, lỏng giúp con hấp thu dưỡng chất nhanh chóng, đi ngoài dễ dàng. Đồng thời, sữa còn bổ sung dưỡng chất OligosaccharidesNucleotide dồi dào, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, chống mầm bệnh bám dính và luôn củng cố các tế bào niêm mạc đường ruột khỏe mạnh  để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe hơn.

sữa dành cho trẻ tiêu hóa kém

Sữa dê Kabrita tự hào là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều mẹ hiện nay.

Đặc biệt, sữa dê Kabrita phù hợp với trẻ có hệ tiêu hóa kém nhờ vào tỷ lệ đạm Whey: Casein được điều chỉnh ở mức tối ưu, cùng với việc bổ sung chất xơ hòa tan GOS, chất béo Beta-palmitate hỗ trợ tăng cường hoạt động tiêu hóa. 

Không chỉ chú trọng chăm sóc và bảo vệ hệ tiêu hóa cho bé yêu, sữa dê Kabrita còn giúp trẻ có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện với thành phần DHA, ARA và 22 loại vitamin - khoáng chất quan trọng. Ngoài ra, mẹ có thể yên tâm rằng sữa dê Kabrita mang đến cho bé yêu nguồn dinh dưỡng sạch, dịu nhẹ và an toàn cùng mùi vị dễ uống, thanh mát, phù hợp với khẩu vị của bé. 

>> Các mẹ có thể mua sữa dê Kabrita chính hãng trực tiếp tại website https://www.kabrita.vn.

Tẩy giun định kỳ (đối với trẻ trên 2 tuổi)

Đối với trẻ trên 2 tuổi, mẹ đừng quên cho con tẩy giun định kỳ để làm sạch và bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ để thực hiện tẩy giun định kỳ cho con.

Có thể thấy, tình trạng trẻ tiêu hóa kém do nhiều nguyên nhân và cần có cách chăm sóc đúng cách. Đặc biệt, mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ kết hợp sử dụng loại sữa dành cho bé có hệ tiêu hóa kém như Kabrita - chìa khóa giúp con tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh nhé!

>>> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ