Kabrita Việt Nam

Lịch sinh hoạt, ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi mà mẹ nên biết

Đăng lúc 15/12/2022
Lịch sinh hoạt, ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi mà mẹ nên biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Tròn 8 tháng tuổi, ngoài ăn uống và nghỉ ngơi thì bé đã bắt đầu tập bò, chơi và tương tác với môi trường xung quanh. Vì vậy, lịch sinh hoạt của bé có thể thay đổi so với giai đoạn trước đó. Cha mẹ nên lưu ý điều này để sắp xếp thời gian biểu phù hợp với con. Đồng thời, đừng quên xây dựng chế độ ăn dặm giàu dinh dưỡng để con yêu có nhiều năng lượng hoạt động trong ngày.

Cụ thể là bé 8 tháng ăn mấy bữa, ăn dặm theo lịch như thế nào thì phát triển tốt? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây!

1. Bé 8 tháng ăn mấy bữa, lượng bao nhiêu là đủ?

Từ giai đoạn 8 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé đã tăng lên. Vì vậy, mẹ phải cho bé ăn từ 2 - 3 bữa chính, kết hợp với 1 - 2 bữa phụ một ngày.

Trong đó, bữa ăn chính cần có đầy đủ dưỡng chất thiết yếu như: 

  • Tinh bột: Hãy cung cấp cho bé 8 tháng từ 50g - 60g tinh bột (chủ yếu đến từ gạo) mỗi ngày. Điều này giúp bé có nhiều năng lượng cho việc vui chơi, vận động. 
  • Chất đạm: Em bé 8 tháng tuổi đã có thể ăn được các loại thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt heo nạc, tôm, cá với hàm lượng khuyến nghị là 50g/ngày. 
  • Chất béo: Chế độ ăn của bé 8 tháng phải có 10g - 15g chất béo đến từ dầu ăn hoặc mỡ động vật mỗi ngày. 
  • Vitamin và khoáng chất: Mẹ nên cho con ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng hấp thụ vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin A, C, E, kẽm, canxi, sắt. Từ đó, giúp con được khỏe mạnh và phát triển toàn diện. 

lịch sinh hoạt cho bé 8 tháng

Bữa ăn dặm của bé 8 tháng phải có đầy đủ chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất với hàm lượng vừa phải theo khuyến nghị. 

Đối với bữa phụ, mẹ có thể cho bé ăn các loại hoa quả xay, sữa chua, trứng luộc băm nhỏ, sinh tố, nước ép để con được làm quen với nhiều thực phẩm, nhờ đó bé thích thú hơn khi thưởng thức món ăn. 

Đặc biệt, trong giai đoạn 8 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất đối với sức khỏe và sự phát triển của bé. Mẹ nên cho con bú 710ml sữa mỗi ngày, tương đương với 4 - 6 cữ bú, để trẻ được hấp thu nguồn dinh dưỡng thiết yếu, qua đó bắt kịp đà tăng trưởng ổn định. Trong trường hợp mẹ không có khả năng nuôi con bằng sữa mẹ thì có thể lựa chọn sữa dê với nguồn dinh dưỡng tự nhiên, êm dịu với đường tiêu hóa của bé. 

Nổi bật trên thị trường hiện nay có sữa dê Kabrita. Sản phẩm kế thừa đặc tính dịu nhẹ của sữa dê, chứa đạm quý A2, không chứa đạm A1 βcasein và có nồng độ αs1-casein thấp, tạo ra nhiều mảng sữa đông mềm giúp bé tiêu hóa dễ dàng, đi ngoài phân tốt và giảm đầy hơi, chướng bụng, nôn trớ. Cùng với đó, sữa dê Kabrita còn cung cấp hàm lượng cao oligosaccharides và nucleotide giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ tiêu hóa khỏe mạnh cho bé. 

lịch sinh hoạt ăn dặm cho bé 8 tháng

Sữa dê Kabrita có công thức giàu dinh dưỡng, êm dịu với đường tiêu hóa của bé. 

Sữa dê Kabrita còn có tỷ lệ đạm whey:casein được căn chỉnh tối ưu, giúp hạn chế hình thành các mảng sữa đông; chất xơ GOS nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột và  Beta-palmitate thúc đẩy hoạt động tiêu hóa. 

Ngoài ra, sản phẩm bổ sung thêm DHA - ARA giúp bé tăng cường tư duy, cùng với 22 loại vitamin - khoáng chất góp phần nâng cao hệ miễn dịch, tạo nền tảng cho con phát triển vững vàng. 

Lựa chọn sữa dê Kabrita, mẹ có thêm an tâm khi nguồn sữa mát chất lượng được nhập khẩu chính hãng từ Hà Lan và không sử dụng nguyên liệu biến đổi gen. Nhờ công thức không thêm đường, không hương liệu mà sữa dê Kabrita còn có hương vị thơm ngon, thanh nhẹ tự nhiên và hạp vị của bé. Điều này giúp bé dễ dàng làm quen, uống ngon miệng, nhiều hơn để khôn lớn khỏe mạnh. 

2. Lịch sinh hoạt, ăn dặm tham khảo cho bé 8 tháng tuổi

Một ngày sinh hoạt, ăn uống của em bé 8 tháng tuổi có thể diễn ra như sau:

  • 7 giờ sáng: Thức dậy và cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa dê Kabrita phù hợp với độ tuổi (180ml nước pha với 6 muỗng bột sữa). 
  • 7 giờ 30 sáng: Cho bé chơi trên sàn nhà hoặc cùng với anh chị khác (nếu có). 
  • 8 giờ sáng: Cho con ăn nhẹ với trái cây, ví dụ kiwi nghiền mịn và uống một ít nước từ cốc. 
  • 8 giờ 30 sáng: Để bé tự do vận động, vui chơi nhiều hơn. 
  • Từ 9 giờ đến 9 giờ 30 sáng: Hãy cho con ngủ một giấc ngắn. 
  • 11 giờ trưa: Bé thức dậy và chơi đùa với cha mẹ. 
  • 12 giờ trưa: Cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa dê Kabrita phù hợp với độ tuổi (180ml nước pha với 6 muỗng bột sữa). Ngoài ra, bữa trưa của bé còn có một vài miếng bánh mì nguyên cám hoặc bánh mì đen. Nếu cần thiết mẹ có thể cắt thành từng miếng, sau đó phết một ít bơ thực vật và/hoặc phô mai tươi (được làm từ sữa các loại động vật như dê, cừu, trâu, bò) để giúp bữa ăn thơm ngon, hấp dẫn bé hơn. 
  • 12 giờ 30 trưa: Hãy cho bé tự do sinh hoạt một lúc sau bữa trưa. 
  • 13 giờ 30 chiều: Sắp xếp không gian yên tĩnh để bé được ngủ trưa. 
  • 13 giờ 30 chiều: Cho bé ăn bữa phụ với trà loãng (không đường hoặc mật ong), nước lọc từ cốc và món ăn tùy chọn (vỏ bánh mì). 
  • 14 giờ chiều: Thời gian để chơi, có thể cho bé đi dạo. 
  • 15 giờ chiều: Cho bé ăn tối, trong đó bữa ăn phải cung cấp 50gr rau xanh như rau chân vịt, 30gr mì ống làm từ lúa mì nguyên cám và 15gr thịt, có thể là thịt gà mềm hoặc các loại cá như cá tuyết. 
  • 17 giờ 30 chiều: Cho bé vận động nhẹ một chút. 
  • 18 giờ 30 chiều: Tắm cho bé. 
  • 9 giờ tối: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa dê Kabrita phù hợp với độ tuổi (180ml nước pha với 6 muỗng bột sữa), sau đó ru con ngủ. 

Lưu ý: Lịch sinh hoạt, ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi trên đây chỉ có tính chất tham khảo. Để có thêm thông tin, giải thích cụ thể hoặc nhiều ví dụ hơn, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

3. Lưu ý khi xây dựng thời khóa biểu cho bé 8 tháng

Khi xây dựng lịch sinh hoạt - ăn dặm cho bé 8 tháng, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau: 

3.1 Đối với lịch sinh hoạt

  • Khi bố mẹ đã thiết lập lịch sinh hoạt cho bé 8 tháng thì hãy duy trì điều này liên tục, đừng thay đổi kể cả khi đi chơi hoặc du lịch. Điều này giúp bé sớm hình thành nề nếp sinh hoạt ổn định. 
  • Cần thiết lập thời gian ngủ cho bé đều đặn, đặc biệt là vào mỗi tối. Nếu bé có dấu hiệu không hợp tác, mẹ đừng vội mắng con. Thay vào đó, hãy kể chuyện, cho con bú sữa, hát ru hoặc vỗ về nhẹ nhàng để bé có thể chìm vào giấc ngủ. 
  • Cha mẹ không nên ép con phải thích nghi với lịch sinh hoạt nhanh chóng. Thay vào đó, hãy cho con có thời gian làm quen với thời khóa biểu được đặt ra. 

bé 8 tháng ăn mấy bữa

Ngoài xây dựng lịch sinh hoạt cho bé 8 tháng phù hợp, cha mẹ cũng phải dành thời gian để bé có thể làm quen và thực hiện tốt thời khóa biểu đã đặt ra. 

3.2 Đối với lịch ăn dặm

Mẹ nên xây dựng lịch ăn dặm có đầy đủ bữa chính và bữa phụ, đồng thời sắp xếp các bữa ở khoảng thời gian phù hợp, để bé được hấp thu nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Ngoài ra, trong chế độ ăn dặm của con, mẹ cần lưu ý thêm:

  • Cung cấp đa dạng thực phẩm như trái cây, rau, ngũ cốc, thịt, cá trong thực đơn ăn dặm của bé
  • Hãy chắc chắn rằng em bé của bạn được cung cấp tất cả màu sắc của cầu vồng từ các loại trái cây và rau củ quả. Điều này phải được lặp đi lặp lại liên tục. Trẻ em đôi khi phải nếm một thứ gì đó mới 10-15 lần, trước khi làm quen với mùi vị mới. Vì vậy, hãy kiên trì mẹ nhé!
  • Cách chế biến và trình bày món ăn cũng phải khác nhau. Chẳng hạn như, mẹ không chỉ nấu món rau luộc mà còn có thể nướng hoặc hấp. 
  • Mẹ có thể chuẩn bị một bữa ăn nhẹ thơm ngon cho bé với một thìa dầu hướng dương hoặc dầu ô liu. Ngoài ra, còn có các món ăn nhẹ lành mạnh khác như rau, trái cây hoặc bánh mì. 
  • Từ 8 tháng tuổi, bé đã ăn được một ít sữa chua tách béo hoặc ít béo tự nhiên, miễn là sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn thức ăn chính cho đến khi bé được 1 tuổi. Mẹ có thể cho con ăn một bát nhỏ sữa chua với một ít trái cây nghiền - đây là món tráng miệng lành mạnh nhưng không nhất thiết phải là món này mỗi ngày. Hãy thay đổi các món liên tục để con được làm quen với đa dạng thực phẩm. 
  • Không thêm muối, đường hoặc mật ong vào bữa ăn dặm của bé. Bởi, trong thực phẩm tự nhiên đã có đủ muối và thận của bé không thể xử lý khi cơ thể hấp thu nhiều muối. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có nụ vị giác nhiều hơn người lớn nên bé cũng nhạy cảm với mùi vị hơn. 
  • Rửa sạch tất cả trái cây và rau quả, cũng như nấu chín các loại thịt cá, động vật có vỏ và trứng trước khi cho bé ăn. Điều này nhằm hạn chế nguy cơ ngộ độc, nhiễm trùng đường ruột ở bé. 

lịch ăn cho bé 8 tháng

Khi thiết lập lịch ăn cho bé 8 tháng, mẹ nên đảm bảo có đủ bữa chính và bữa phụ, đồng thời sắp xếp các bữa ở khoảng thời gian hợp lý để bé hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. 

Qua thông tin trên đây, hi vọng cha mẹ đã biết cách xây dựng lịch sinh hoạt, ăn dặm cho bé 8 tháng phù hợp, để giúp con hình thành nề nếp tốt và phát triển một cách tối ưu nhất. Để tìm hiểu thêm bí quyết chăm sóc con khỏe mạnh, cha mẹ hãy theo dõi các bài viết sắp tới của Kabrita NGAY TẠI ĐÂY!

>>> Xem thêm: 

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ