Trẻ bị nôn trớ do đâu? Cách xử trí phù hợp – Kabrita Việt Nam

Kabrita Việt Nam

Trẻ bị nôn trớ do đâu? Cách xử trí phù hợp

Đăng lúc 08/02/2023
Trẻ bị nôn trớ do đâu? Cách xử trí phù hợp

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Nôn trớ tuy là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng vẫn khiến không ít ba mẹ lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con yêu. Hãy cùng Kabrita tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị nôn trớ cũng như cách khắc phục hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

Nhận biết dấu hiệu nôn trớ ở trẻ

Nôn trớ là hiện tượng các chất trong dạ dày, bao gồm sữa và dịch dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng trẻ. Tình trạng nôn trớ có thể xảy ra sau khi trẻ bú sữa, vặn mình hoặc chơi đùa cùng với các biểu hiện từ nhẹ như ho, nấc cụt, đến nghiêm trọng hơn như nôn nhiều phun thành vòi, trẻ nôn trớ ra dịch màu vàng, khóc nhiều, cáu gắt, khó ngủ, bỏ bú…

Nguyên nhân trẻ bị nôn trớ

Trẻ nhỏ bị nôn trớ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

Nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Hệ tiêu hóa non nớt, chưa phát triển hoàn thiện là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị nôn trớ nhiều. Khi còn nhỏ, dạ dày của con sẽ nằm ngang, cơ vòng giữa dạ dày và thực quản (tâm vị) còn yếu nên rất dễ làm cho trẻ nôn trớ khi bị đầy hơi hay quá no.

trẻ bị nôn trớ

Hệ tiêu hóa non yếu là một yếu tố khiến cho trẻ dễ bị nôn trớ.

Trẻ bị nôn trớ do bệnh lý liên quan tiêu hóa

Dưới đây là một số bệnh lý dễ gây ra triệu chứng nôn trớ ở trẻ:

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ do cơ thắt phía đầu trên của dạ dày không được đóng kín, khiến trẻ nôn trớ về đêm, nôn trớ liên tục, ợ nóng, ho, khò khè,...
  • Viêm dạ dày: Tình trạng viêm dạ dày làm cho trẻ nôn trớ nhiều (khoảng 10 - 30 phút/lần trong 1 - 12 giờ), đi cùng sốt cao, đau bụng và tiêu chảy.
  • Tắc ruột: Tắc ruột khiến ruột của trẻ bị xoắn lại, vừa gây nôn trớ vừa gây đau bụng, nôn ra mật xanh vàng, da tái xanh, đổ nhiều mồ hôi.
  • Lồng ruột: Lồng ruột là hiện tượng khúc ruột phía trên di chuyển rồi chui vào khúc ruột bên dưới và ngược lại, gây tắc nghẽn mạch máu, cản trở hoạt động tiêu hóa. Khi bị lồng ruột, trẻ sẽ nôn trớ, bỏ bú, đau gập bụng mà không đi ngoài được.
  • Ngộ độc thức ăn: Ngộ độc thức ăn làm cho trẻ nôn trớ nhiều, nôn ra dịch màu vàng nhưng không sốt, kèm theo tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi... và biểu hiện nôn thường xuất hiện sau 2 - 12 giờ kể từ khi ăn uống.

Trẻ nôn trớ do chế độ ăn uống

  • Ăn hoặc bú quá no: Khi trẻ bú sữa hoặc ăn quá no khiến cho dạ dày bị đầy và phải đẩy phần thức ăn còn dư ra ngoài, gây nôn trớ ở trẻ.
  • Bú bình không đúng cách: Đối với các bé bú bình, mẹ cho con bú sữa không đúng cách khiến trẻ nuốt nhiều khí, gây chướng bụng và dẫn đến nôn trớ.
  • Không dung nạp sữa bò công thức: Một số trẻ nhỏ không tiêu hóa được đạm trong sữa bò nên bị rối loạn tiêu hóa, khiến con nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, bỏ bú, chán ăn và quấy khóc.

Trẻ hay bị nôn trớ liên tục, ba mẹ phải làm sao?

Khi trẻ hay bị nôn trớ, ba mẹ cần nghiêng đầu trẻ sang một bên, rồi làm sạch chất nôn trong mũi và miệng trẻ bằng cách dùng khăn lau hoặc hút chất nôn (thực hiện ở miệng trước, mũi sau) và thay quần áo cho con. Đồng thời ba mẹ cũng vỗ nhẹ hai bên lưng từ trên xuống để hạn chế con bị nôn tiếp và trò chuyện nhẹ nhàng để con bình tĩnh, đỡ sợ hơn.

Khi con đã hết nôn trớ, ba mẹ có thể cho trẻ uống 1 ít nước lọc hoặc oresol theo từng ngụm nhỏ để bù nước, giúp con cảm thấy dễ chịu.

Vậy trẻ bị nôn trớ có nên cho ăn tiếp không? Ba mẹ không nên ép trẻ ăn ngay sau khi hết nôn trớ vì có thể làm con mệt và lại tiếp tục bị nôn. Nếu sau 12 - 24 giờ trẻ không bị trớ nữa thì phụ huynh có thể cho trẻ ăn uống như bình thường, đồng thời bổ sung nhiều nước.

Trường hợp trẻ bị nôn trớ liên tục, ho nhiều, da tím tái hoặc người co cứng/mềm nhũn, thở nấc hay ngưng thở thì ba mẹ nên xử lý như sau:

  • Vỗ lưng: Đặt trẻ nằm sấp thấp đầu (đầu nghiêng sang 1 bên), dùng tay vỗ 5 cái vào vùng giữa hai bả vai theo hướng xuống dưới và hướng ra trước. 
  • Ấn ngực: Dùng một tay giữ trẻ ở tư thế nằm ngửa, tay còn lại ấn vào ⅓ dưới xương ức của trẻ và thực hiện 5 lần liên tục. 
  • Sau khi đã tống hết chất nôn và trẻ đã thở được, da hồng hào thì ba mẹ nên đưa con đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị. 

cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ

Xử lý nôn trớ đúng cách giúp ngăn ngừa tình trạng trẻ bị sặc chất nôn.

Trẻ bị nôn trớ - Khi nào nên đưa con đến gặp bác sĩ?

Trẻ bị nôn trớ có sao không? Đa phần nôn trớ ở trẻ nhỏ thường xuất hiện sớm, ít chất nôn và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con. Tuy nhiên, nếu nôn trớ kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm và đi kèm sốt, co giật, đau bụng, mất nước thì ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám, kịp thời điều trị.

Các biện pháp giúp hạn chế nôn trớ ở trẻ

Để ngăn ngừa tình trạng nôn trớ ở trẻ nhỏ, ba mẹ hãy lưu ý một vài điều sau:

Cho trẻ bú lượng sữa phù hợp độ tuổi: Nên cho con bú đủ lượng sữa theo nhu cầu và độ tuổi, không ép con bú thêm sữa khi trẻ đã no. Chẳng hạn như với trẻ 7 ngày tuổi nên bổ sung 5 - 35 ml sữa/ngày, trẻ tuần thứ 2 đến 3 tháng tuổi là 35 - 120 ml sữa/ngày, trẻ 4 - 6 tháng là 90 - 180 ml sữa/ngày, trẻ 7 - 12 tháng là 180 - 240 ml sữa/ngày.

>>> Bài viết có liên quan: Bảng tham khảo và cách tính lượng sữa cho bé sơ sinh chính xác nhất

Chú ý tư thế cho trẻ bú: Với trẻ bú sữa mẹ, mẹ nên cho con bú bên trái trước rồi đến bên phải để sữa đi xuống dạ dày dễ dàng, không gây nôn trớ. Còn với trẻ bú bình, mẹ nên đặt trẻ ở tư thế cao đầu, nghiêng bình để sữa chảy đầy phần núm vú, hạn chế bé nuốt phải nhiều khí.

Không cho bé nằm ngay sau khi bú sữa: Khi trẻ bú sữa no, mẹ nên vỗ ợ hơi và bế trẻ thẳng đứng khoảng 10 - 15 phút rồi mới đặt con nằm.

Cho trẻ ngủ đúng tư thế: Mẹ cho trẻ ngủ trên nệm có độ dốc, phần đầu cao hơn so với dạ dày hoặc đặt gối lưng để con nằm nghiêng về bên trái, giúp êm bụng, ngủ ngon hơn.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Với trẻ đã bắt đầu ăn dặm, có thể ăn được các loại thức ăn như người lớn, mẹ nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa chua, cháo, khoai lang, bơ, chuối, rau xanh,...

Chọn sữa dê công thức thay sữa bò (trường hợp trẻ mẫn cảm với sữa bò): Với những trẻ chỉ mẫn cảm với sữa bò, sữa dê là một sự lựa chọn thay thế hoàn hảo khi sở hữu thành phần tự nhiên lành tính, rất phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu và nhạy cảm của trẻ. 

Kabrita - thương hiệu sữa dê số 1 thế giới với hơn 100 năm kinh nghiệm hiện đang được rất nhiều mẹ Việt quan tâm. Sữa dê Kabrita “ghi điểm” với các mẹ bởi bảng thành phần ưu việt, kết hợp giữa sự tự nhiên vốn có của sữa dê cùng với công thức cải tiến hiện đại đến từ hãng, tạo ra sản phẩm sữa chuẩn chất lượng, nuôi dưỡng con trẻ toàn diện ngay từ những năm tháng đầu đời.

Những đặc điểm siêu nổi bật ở sữa dê Kabrita mà mẹ không nên bỏ qua:

  • 100% đạm quý A2 ß-casein, không chứa đạm A1 ß-casein (đạm gây rối loạn tiêu hóa, có nhiều trong sữa bò) hỗ trợ trẻ tiêu hóa dễ dàng, tránh bị đầy hơi, chướng bụng và giảm bớt tình trạng nôn trớ.
  • Lượng đạm αs1 casein thấp hơn sữa bò giúp tạo ra các mảng sữa đông mềm nhỏ, loãng và không bị vón cục, nhờ vậy mà trẻ cũng tiêu hóa tốt hơn.
  • Tỷ lệ đạm Whey: Casein được điều chỉnh tối ưu, giúp hạn chế hình thành các mảng sữa đông nên giúp bé cải thiện được các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, chướng bụng...
  • OligosaccharideNucleotide tự nhiên trong sữa dê Kabrita giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, chống mầm bệnh bám dính cũng như tăng cường phát triển hệ tiêu hóa để trẻ khỏe mạnh, ngăn ngừa ốm vặt.
  • Bổ sung chất xơ GOS, β-palmitate, 22 vitamin - khoáng chất thiết yếu hỗ trợ tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh để con tăng trưởng cân đối và đường ruột khỏe mạnh, hạn chế tình trạng nôn trớ. 
  • Hương vị sữa thơm ngon, thanh mát rất dễ uống và phù hợp với khẩu vị của trẻ. 

trẻ bị nôn trớ phải làm sao

Sữa dê Kabrita mát dịu từ thiên nhiên, cho bé tiêu hóa khỏe mạnh, hạn chế nôn trớ hiệu quả.

>> Sữa dê Kabrita hiện có 3 loại phù hợp với các giai đoạn phát triển của trẻ. Mua ngay TẠI ĐÂY với giá chính hãng.

Nhìn chung, trẻ bị nôn trớ tuy là một tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhỏ, thế nhưng mẹ vẫn cần biết cách xử lý và chăm sóc đúng cách để bảo vệ sức khỏe cũng như sự phát triển cho con yêu. Đừng quên theo dõi Kabrita để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích, nuôi dưỡng con khỏe mạnh nhé!

>>> Xem thêm: 

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục