Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Ăn dặm là bước đệm đầu đời giúp con phát triển ổn định và hoàn thiện kỹ năng ăn uống. Tuy nhiên, nhiều gia đình mới có con vẫn còn bỡ ngỡ, không biết xây dựng thực đơn ăn dặm của bé như thế nào thì khoa học và đầy đủ dinh dưỡng. Để hỗ trợ bố mẹ về điều này, bài viết sau đây Kabrita gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân, chóng lớn. Phụ huynh hãy tham khảo và áp dụng ngay nhé!
Bé của mẹ đã sẵn sàng ăn dặm chưa?
Ăn dặm nghĩa là cho bé ăn bổ sung các loại thực phẩm khác bên cạnh bú mẹ. Chế độ ăn này được khuyến khích áp dụng khi bé tròn 6 tháng tuổi bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển phù hợp để hấp thụ được thức ăn đặc và phức tạp hơn sữa mẹ/ sữa công thức.
Phụ huynh có thể xác định bé đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa, thông qua một số dấu hiệu sau đây:
- Bé đã biết đưa môi dưới về phía trước để tiếp nhận thức ăn từ thìa/muỗng.
- Con hay nhìn chăm chú vào những gì bố mẹ đang ăn và có thể đòi lấy thức ăn.
- Bé đã biết ngoảnh đầu đi nơi khác, nếu không muốn dùng món ăn nào đó.
- Lưỡi của bé không còn phản xạ tự động đẩy mọi vật lạ ra ngoài.
>> Xem thêm: Cách cho bé ăn dặm khoa học, hiệu quả.
Nhìn chăm chú, lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy mọi vật ra ngoài và đưa môi dưới tiếp nhận thức ăn là một vài dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm.
Tìm hiểu cách chế biến thực đơn ăn dặm cho bé
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), bố mẹ nên xây dựng thực đơn ăn dặm cho con dựa theo 8 nguyên tắc sau đây:
- Tập cho con ăn các loại bột ngọt đầu tiên, sau đó mới làm quen với bột mặn.
- Bổ sung thức ăn từ loãng đến đặc, như vậy giúp hệ tiêu hóa của bé dễ làm quen và hấp thu tốt hơn.
- Hãy cho con ăn từ ít đến nhiều, để dạ dày không phải làm việc quá sức, dẫn đến đầy bụng và khó tiêu.
- Hạn chế nêm đường, muối và mắm vào thức ăn của bé vì điều này dễ ảnh hưởng đến thận, cũng như khiến con bị sâu răng, béo phì.
- Tham khảo tháp dinh dưỡng cho bé ăn dặm để lựa chọn thực phẩm phù hợp và xây dựng thực đơn đủ chất cho con.
- Áp dụng nguyên tắc “tô màu chén bột”, tức là bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất như nhóm bột đường (gạo, bún, phở, ngô), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa), nhóm chất béo (dầu thực vật, pho mát, các loại hạt có dầu), nhóm vitamin và khoáng chất (rau củ và trái cây tươi) để giúp con phát triển tốt.
- Thay đổi thực đơn mỗi ngày, đồng thời trang trí món ăn bắt mắt để kích thích hứng thú, giúp con ăn ngon miệng hơn.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân, mau lớn với 10 món ngon dễ làm
Nếu mẹ đang xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ sơ sinh 6 tháng thì đừng bỏ qua các món ăn ngon, bổ dưỡng sau đây:
Táo hầm quế
Quả táo chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón cho bé. Thông thường, quả táo được bổ sung vào bữa phụ bằng cách cắt nhỏ hoặc làm nước ép. Tuy nhiên, để thay đổi khẩu vị cho con, mẹ có thể nấu món táo hầm quế dựa theo hướng dẫn sau đây.
Nguyên liệu:
- 1 quả táo.
- Nước.
- Bột quế.
Cách thực hiện:
- Táo rửa sạch, lột vỏ và cắt hạt lựu.
- Nấu chín trong nồi áp suất khoảng 2 - 3 tiếng.
- Nghiền nhỏ táo vừa nấu và trộn đều với một ít bột quế.
- Rây hỗn hợp thật mịn là mẹ đã có thể cho con ăn.
Xoài nghiền
Xoài cũng là một lựa chọn tuyệt vời để đưa vào thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng. Trái cây này cung cấp vitamin dồi dào, bao gồm vitamin A hỗ trợ hoàn thiện thị giác, vitamin B tốt cho hệ thần kinh và vitamin C tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho bé.
Nguyên liệu:
1 quả xoài.
Cách thực hiện:
- Xoài rửa sạch, lột vỏ và cắt thành hạt lựu.
- Cho vào máy xay sinh tố để nghiền nhỏ.
- Sau đó, lọc qua rây để tạo ra hỗn hợp mịn, giúp bé dễ hấp thu.
- Do xoài cũng là trái cây ngọt tự nhiên nên mẹ có thể cho con ăn ngay, mà không cần phải nêm nếm.
Món xoài nghiền cung cấp nhiều loại vitamin, hỗ trợ trẻ 6 tháng phát triển tốt hơn.
Bột yến mạch
Bột yến mạch rất giàu chất xơ, hỗ trợ tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Ngoài ra, thực phẩm này bổ sung protein, vitamin - khoáng chất dồi dào, giúp bé phát triển thể chất ổn định, đồng thời có nhiều năng lượng cho việc vận động, khám phá cả ngày.
Nguyên liệu:
- 1 bát nhỏ bột yến mạch.
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- ½ quả chuối.
- 2 cốc nước.
Cách thực hiện:
- Đun sôi nước trong nồi.
- Cho từ từ bột yến mạch vào nước đã sôi, khuấy liên tục để tránh vón cục.
- Sau khi bột yến mạch được nấu chín, hãy thêm vào 2 muỗng canh sữa hoặc mẹ có thể kết hợp với chuối, để món ăn có hương vị thơm ngon.
Bí ngô (bí đỏ) nghiền
Thực đơn ăn dặm cho bé tập ăn chắc chắn không thể thiếu món bí đỏ nghiền. Theo đó, bí đỏ chứa nhiều vitamin A, vitamin C, Canxi, Sắt, Kẽm giúp bé sáng mắt, chắc xương và giảm nguy cơ thiếu máu.
Nguyên liệu:
- ¼ quả bí ngô.
- Nước.
Cách thực hiện:
- Bỏ hạt bí đỏ và cùi, tiếp đó cắt thành từng miếng nhỏ.
- Đun sôi nước và cho bí đỏ vào. Đậy nắp và nấu trong vài phút.
- Khi bí đỏ đã chín, hãy cho vào bát, dùng thìa nghiền thành bột nhão mịn, sau đó đút con ăn.
Bí đỏ nghiền là một cách chế biến thực đơn ăn dặm cho bé đơn giản nhưng đảm bảo bổ dưỡng và đủ chất.
Khoai lang nghiền trộn trứng
Khoai lang kết hợp với trứng tạo ra món ăn thơm ngon trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng. Không chỉ vậy, món này rất giàu tinh bột, protein và chất xơ, vừa cung cấp năng lượng, vừa hỗ trợ tiêu hóa tốt.
Nguyên liệu:
- 2 củ khoai lang.
- 1 quả trứng gà.
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Cách thực hiện:
- Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, hấp chín và nghiền nhỏ.
- Trộn khoai lang với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau đó, bắc lên bếp nấu chín lần nữa.
- Tách lòng đỏ trứng gà và cho vào hỗn hợp. Khuấy đều và nấu thêm vài phút..
- Tắt bếp, để nguội, cho bé thưởng thức.
Khoai tây nghiền
Nếu mẹ chưa biết bổ sung món gì vào thực đơn ăn dặm cho con thì khoai tây nghiền chính là gợi ý đáng cân nhắc. Khoai tây cung cấp vitamin C hỗ trợ tăng cường đề kháng. Cùng với hàm lượng chất xơ dồi dào, các món ăn từ khoai tây giúp con khỏe bụng và đi ngoài dễ dàng.
Nguyên liệu:
- 2 củ khoai tây.
- Sữa mẹ/sữa công thức.
Cách thực hiện:
- Khoai tây rửa sạch, lột vỏ và cắt thành từng khối nhỏ.
- Đun sôi nước, tiếp đó cho các khối khoai tây vào, nấu trong 1 - 2 tiếng.
- Khi khoai tây đã chín, hãy nghiền thật nhuyễn bằng thìa.
- Trộn đều với sữa mẹ hoặc sữa công thức, sau đó cho bé thưởng thức.
Khoai tây chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ cải thiện vấn đề khó chịu ở hệ tiêu hoá của bé.
Cà rốt nghiền
Cà rốt là thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm, hỗ trợ kiểm soát tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, trong cà rốt chứa nhiều Luteolin giúp phát triển nhận thức và tăng cường trí nhớ của bé.
Nguyên liệu:
- 1 củ cà rốt.
- 1 bát nước.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và cắt nhỏ cà rốt.
- Cho vào nồi, thêm nước, luộc cho chín mềm.
- Đợi cà rốt nguội, hãy cho vào máy xay sinh tố để nghiền mịn.
- Cuối cùng, lọc qua rây lần nữa là có thể cho con ăn.
Bơ xay nhuyễn
Quả bơ có kết cấu mềm, dễ ăn, ít gây nghẹn và dị ứng ở bé. Ngoài ra, trái cây này rất giàu dinh dưỡng, bao gồm chất xơ, chất béo, vitamin A, C, E, K, Kẽm, Canxi, Kali hỗ trợ phát triển chiều cao, cân nặng và trí tuệ của con.
Nguyên liệu:
- 1 quả bơ chín.
- Sữa mẹ.
Cách thực hiện:
- Cho bơ và sữa mẹ vào máy xay sinh tố.
- Xay nhuyễn đến khi hỗn hợp sền sệt là được.
- Cuối cùng, mẹ dùng rây lọc để hỗn hợp mềm, mịn hơn.
- Cho bé dùng như một bữa ăn tráng miệng.
Thực đơn ăn dặm cho bé tăng cân nên có trái cây giàu dinh dưỡng như bơ, giúp con phát triển thể chất và trí tuệ.
Đậu xay nhuyễn
Các loại đậu cung cấp nhiều protein, giúp bé cảm thấy no lâu và ít thèm ăn đồ vặt. Thêm vào đó, đậu còn có axit folic hỗ trợ phát triển cơ quan trong cơ thể, đồng thời tăng cường chức năng não bộ. Phụ huynh có thể làm món đậu xay nhuyễn, vừa giúp con dễ hấp thu, vừa bổ sung dinh dưỡng đủ đầy.
Nguyên liệu:
- 3 chén đậu Hà Lan.
- ½ cốc sữa mẹ.
Cách thực hiện:
- Đậu Hà Lan rửa sạch, hấp hoặc nấu chín trong nồi.
- Sau đó, cho vào máy xay sinh tố cùng với sữa mẹ.
- Nghiền cho đến khi tạo ra hỗn hợp sệt. Tiếp tục lọc qua rây để mịn hơn và cho bé thưởng thức.
Chuối nghiền
Thực đơn ăn dặm cho bé bắt đầu ăn dặm nên có thêm trái cây là chuối. Không chỉ giàu chất xơ tốt cho sức khỏe đường ruột, quả chuối còn chứa nhiều chất sắt, hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu, da xanh xao, mệt mỏi ở trẻ sơ sinh.
Nguyên liệu:
- 1 quả chuối chín.
- Sữa mẹ.
Cách thực hiện:
- Lấy thìa hoặc nĩa nghiền nhỏ quả chuối chín.
- Cho thêm sữa mẹ vào, tiếp tục trộn đều để tạo ra hỗn hợp mịn.
- Có thể cho bé thưởng thức sau bữa ăn chính.
Chuối chín được nghiền mịn, trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức là món ăn thơm ngon, giàu chất sắt giúp bé giảm nguy cơ thiếu máu.
Gợi ý bảng thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi
Dưới đây là mẫu thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng trong một tuần. Phụ huynh có thể tham khảo để chuẩn bị bữa ăn đủ chất và hợp lý cho con.
Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | Thứ 7 | Chủ nhật | |
Sáng sớm | Sữa mẹ hoặc sữa công thức | Sữa mẹ hoặc sữa công thức | Sữa mẹ hoặc sữa công thức | Sữa mẹ hoặc sữa công thức | Sữa mẹ hoặc sữa công thức | Sữa mẹ hoặc sữa công thức | Sữa mẹ hoặc sữa công thức |
Bữa sáng | Táo hầm | Rau chân vịt, bí ngô xay nhuyễn | Lê hầm | Cháo cà rốt nghiền | Bột khoai lang nấu trứng | Cháo bắp cải nhuyễn, đậu xanh | Cháo yến mạch rau củ |
Bữa trưa | Khoai tây nghiền | Cháo gạo | Súp đậu lăng, rau chân vịt | Súp bầu/bí | Canh bí đỏ cà chua | Cháo bí đao kèm rau mồng tơi | Cải thìa, khoai lang nghiền |
Bữa phụ | Tráng miệng với chuối cắt nhỏ | Nước ép táo | Nước ép cà rốt, củ dền | Bơ nghiền trộn sữa | Xoài nghiền | Nước cam ngọt | Đu đủ chín |
Bữa tối | Sữa mẹ hoặc sữa công thức | Sữa mẹ hoặc sữa công thức | Sữa mẹ hoặc sữa công thức | Sữa mẹ hoặc sữa công thức | Sữa mẹ hoặc sữa công thức | Sữa mẹ hoặc sữa công thức | Sữa mẹ hoặc sữa công thức |
Một số câu hỏi thường gặp về thực đơn ăn dặm của bé
Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho con, các bậc phụ huynh còn có nhiều thắc mắc liên quan như:
Thực phẩm nào không nên xuất hiện trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng?
Đối với trẻ 6 tháng tuổi và dưới 1 tuổi nói chung, mẹ nên hạn chế bổ sung những thực phẩm như mật ong, hải sản và động vật có vỏ, lòng trắng trứng… trong thực đơn tập ăn dặm vì dễ gây rối loạn tiêu hóa và hàng loạt vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Có nên cho bé uống nước sau khi ăn dặm không?
Sau mỗi bữa ăn của bé, mẹ nên cho con uống ít nước để tráng miệng và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Trong đó, đối với các trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi thì hàm lượng nước cần bổ sung là 125 - 250 ml (tương đương ½ ly đến 1 ly nước mỗi ngày).
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm bao nhiêu là đủ?
Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi nên ăn 50 - 80 ml cháo, 20 - 30ml rau củ, 10 - 15ml đạm, tổng tất cả khoảng 100ml mỗi ngày. Song song đó, hãy cho con bú mẹ đều đặn theo hàm lượng khuyến nghị bởi trước 1 tuổi, sữa là thức ăn chính cho bé chứ không phải là ăn dặm.
Trường hợp bé không thể bú sữa mẹ, mẹ ít sữa hoặc đang có nhu cầu cho con chuyển sang bú bình thì sữa công thức là lựa chọn thay thế phù hợp. Tuy nhiên, nên chọn sữa công thức nào để con dễ dàng tiếp nhận, hạn chế tối đa nguy cơ các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa là điều khiến nhiều mẹ lo lắng.
Hiện tại, nhiều mẹ có xu hướng cho con dùng sữa dê vì thành phần thiên nhiên mát dịu, thân thiện với hệ tiêu hóa. Trong đó, nổi bật là sữa dê Kabrita. Kế thừa toàn bộ đặc tính dịu nhẹ của sữa dê nguyên bản, sữa dê Kabrita chứa 100% đạm quý A2 βcasein, không có đạm A1 βcasein và có nồng độ αs1-casein thấp, tạo ra mảng sữa mềm và lỏng, giúp con hấp thu nhanh và dễ dàng tiêu hóa.
Sản phẩm còn có nhiều thành phần quý như Oligosaccharides, Nucleotides, chất xơ GOS, Beta - Palmitate giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, bảo vệ tiêu hóa khỏe mạnh cho bé. Đặc biệt là tỷ lệ đạm Whey:Casein cũng được điều chỉnh tối ưu, hạn chế hình thành các mảng sữa đông nên khi uống sữa, trẻ ít gặp phải vấn đề khó chịu như nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
Sữa dê Kabrita cung cấp nguồn dinh dưỡng mát dịu từ thiên nhiên, giúp bé tiêu hoá khoẻ, hấp thu nhanh và phát triển ổn định.
Thêm vào đó, sữa dê Kabrita sở hữu công thức cải tiến độc quyền, bổ sung thêm DHA - ARA giúp con phát triển não bộ, nhận thức và tư duy; 22 loại vitamin - khoáng chất hỗ trợ tăng cường miễn dịch, cho bé khôn lớn khỏe mạnh trong giai đoạn đầu đời. Đặc biệt, sản phẩm còn có hương vị thơm ngon, hạp vị của bé. Điều này giúp bé dễ làm quen, uống ngon miệng và nhiều hơn để đạt mốc phát triển cân đối.
Mẹ có thể khám phá chi tiết hoặc mua sản phẩm TẠI ĐÂY.
Bài viết trên đây đã gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Bố mẹ hãy tham khảo để xây dựng bữa ăn phù hợp, đủ chất và tốt cho quá trình phát triển của con. Ngoài ra, đừng quên sữa cũng là nguồn dinh dưỡng cần thiết ở giai đoạn này. Phụ huynh cần cho con bú mẹ đúng cữ hoặc nếu không thể nuôi con bằng sữa mẹ thì hãy lựa chọn sữa dê công thức như Kabrita.
Với nguồn dinh dưỡng được hoàn thiện bằng khoa học, sữa dê Kabrita nâng niu sức khỏe tiêu hóa, cho con khỏe bụng, hấp thu nhanh và bắt kịp đà tăng trưởng ổn định. Các dòng sản phẩm của Kabrita vô cùng đa dạng, phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ em trên 2 tuổi. Bố mẹ có thể tham khảo giá và đặt mua sản phẩm chính hãng TẠI ĐÂY.
> Xem thêm: