Kabrita Việt Nam

Hướng dẫn 7 tư thế cho bé bú đúng cách, không lo bị sặc

Đăng lúc 06/04/2023
Hướng dẫn 7 tư thế cho bé bú đúng cách, không lo bị sặc

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Mẹ có biết, tư thế cho bé bú đúng cách sẽ giúp làm giảm tình trạng nôn trớ, sặc sữa cũng như giúp con bú được nhiều sữa hơn không? Hãy cùng Kabrita tìm hiểu 7 tư thế cho trẻ sơ sinh bú mẹ đúng cách ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Hướng dẫn các tư thế mẹ cho con bú và lợi ích

Dưới đây là chi tiết 7 tư thế cho trẻ bú đúng cách để mẹ tham khảo.

Tư thế ôm nôi - tư thế bú mẹ cơ bản nhất

Lợi ích: Ôm nôi là tư thế cho bé bú phổ biến nhất, giúp cho cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái.

Cách thực hiện:

  • Mẹ ngồi vào ghế hoặc giường, tựa lưng thoải mái.
  • Ôm con bằng hai tay, đặt con nằm ngang bụng, dùng tay cùng phía với bên bé bú để đỡ người con, đảm bảo phần tai, vai, hông của trẻ nằm ngang.
  • Mặt bé áp sát vào vú mẹ, bụng mẹ chạm vào bụng bé rồi sau đó cho con bú sữa.

tư thế cho bé bú

Với tư thế ôm nôi, em bé cần nghiêng người về phía mẹ, không nên cho bé nằm ngửa, chỉ có đầu nghiêng về phía mẹ.

Cách cho trẻ bú đúng tư thế ôm bóng (thuận tay)

Lợi ích: Tư thế ôm bóng phù hợp với các trường hợp mẹ sinh mổ, mẹ có bầu vú hoặc đầu ti lớn, mẹ có núm vú bị dẹt hoặc tụt vào trong, sữa mẹ chảy ra quá mạnh. Tư thế này giúp mẹ kiểm soát đầu của trẻ tốt hơn và tránh để con nằm đè lên vết mổ.

Cách thực hiện:

  • Đặt bé nằm ngửa ở bên trái hoặc bên phải cánh tay của mẹ, miệng của con nằm ngang với đầu ti.
  • Trẻ nằm bên nào thì mẹ dùng tay bên đó đỡ phần đầu và gáy của con, tay còn lại giữ bầu vú để con bú.

Tư thế bé bú đúng cách khi ngược tay

Lợi ích: Tư thế cho bé bú ngược tay giúp mẹ đỡ phần đầu để bé ngậm bắt vú lâu hơn, phù hợp với trẻ sinh non và trẻ mút sữa yếu. 

Cách thực hiện:

  • Mẹ đặt trẻ nằm lên bụng, dùng cánh tay ngược bên với bầu vú mà trẻ bú để giữ người con.
  • Tay còn lại đỡ bầu ngực và cho bé bú. Ví dụ, nếu mẹ cho bé bú bên phải thì dùng tay trái để đỡ người con. 

Cách cho con bú đúng tư thế giữ Koala

Lợi ích: Tư thế cho bé bú Koala giúp mẹ cho bé bú thoải mái mà không cần dùng nhiều lực ở tay để đỡ con, phù hợp cho những mẹ bị đau mỏi tay. 

Cách thực hiện:

  • Mẹ ngồi thẳng, cho bé ngồi trên đùi, mặt hướng về phía mẹ, giữ cho đầu và thân bé thẳng.
  • Mẹ điều chỉnh bầu vú cho vừa tầm của trẻ, một tay giữ bầu vú và một tay đỡ phần cổ của con khi bú sữa. 

Tư thế bế bé bú đúng cách khi ngồi tựa lưng

Lợi ích: Tư thế cho bú khi ngồi tựa lưng cũng giúp mẹ không cần phải dùng nhiều sức khi cho con bú sữa. 

Cách thực hiện: 

  • Mẹ nằm ngả lưng một góc 45 độ trên giường hoặc ghế.
  • Cho bé nằm trên bụng, mặt hướng về phía bầu vú, mẹ dùng tay đỡ lưng hoặc đỡ phần cổ để trẻ bú.

tư thế cho con bú đúng cách

Cho trẻ sơ sinh bú đúng tư thế khi ngồi tựa lưng mang lại cảm giác thoải mái cho cả mẹ và bé.

Tư thế bú đúng cách cho trẻ sơ sinh khi nằm

Lợi ích: Tư thế cho bú khi nằm giúp mẹ được nghỉ ngơi và bé bú được nhiều sữa. Tư thế này phù hợp với mẹ sinh mổ, mẹ sau sinh sức khỏe còn yếu, mẹ sinh thường phải khâu tầng sinh môn hoặc muốn cho trẻ bú để con ngủ.

Cách thực hiện:

  • Mẹ nằm nghiêng người, kê cao đùi và đầu gối.
  • Cho bé nằm nghiêng, hướng vào phía mẹ. Dùng gối hoặc tay mẹ để đỡ đầu trẻ, tránh làm con sặc sữa khi bú.
  • Mẹ chỉnh núm vú sao cho vừa tầm miệng của trẻ và cho con bú. 

Tư thế cho bé bú mẹ đúng cách khi sinh đôi

Lợi ích: Với các mẹ sinh đôi thì nên áp dụng tư thế cho bú song sinh, giúp hai bé bú cùng lúc và nhận được đủ lượng sữa. 

Cách thực hiện:

  • Để hai bé nằm song song với hai bên hông của mẹ, đầu hướng ra phía trước và mặt áp vào bầu vú.
  • Có thể dùng gối để kê đầu trẻ. Lưu ý không để bé nằm hẳn xuống gối vì như vậy con sẽ không bú được.
  • Cho lần lượt từng bé bú, bé bú yếu thì nên cho bú sữa trước rồi đến bé kia.
  • Mẹ nên thay đổi vị trí của hai bé khi cho bú để đầu vú không bị lệch, sữa tiết nhiều và giúp mắt của bé hoạt động cân đối. 

Kỹ thuật giữ bầu vú khi cho trẻ bú

Ngoài các tư thế cho bé bú, mẹ cũng cần chú ý đến kỹ thuật giữ bầu vú để con bú được nhiều sữa hơn.

  • Dùng 4 ngón tay áp vào thành ngực ở dưới vú.
  • Ngón trỏ nâng ngực.
  • Ngón cái đặt ở phía trên.
  • Không để tay ở gần núm vú và chỉ nên đỡ nhẹ nhàng, không khum tay lại vì có thể chặn dòng sữa chảy ra.

Tư thế bú mẹ đúng cách của trẻ sơ sinh

Về phía trẻ sơ sinh, con cũng cần có tư thế phù hợp để bú mẹ hiệu quả nhất:

  • Đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng.
  • Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ.
  • Mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú.
  • Tay mẹ đỡ phần đầu và mông của trẻ.

Một số mẹo giúp bé bú ngoan, bú khỏe hơn

Để trẻ bú sữa ngoan và khỏe hơn, sau đây là một số mẹo cho mẹ tham khảo:

Cho bé bú ngay khi thấy con đói: Trẻ khi đói sẽ có những dấu hiệu như mút tay, quay đầu tìm vú mẹ, há miệng, chân tay cử động nhiều hơn. Khi bắt được tín hiệu đói của con, mẹ hãy cho trẻ bú ngay, không nên để con khóc rồi mới cho bú vì lúc này trẻ sẽ khó ngậm bắt vú đúng cách.

Ôm con sát người mẹ: Khi mẹ ôm ấp, tiếp xúc da kề da với bé sẽ giúp con cảm thấy thoải mái, dễ chịu, ít quấy khóc và trở nên gần gũi với mẹ hơn.

Làm theo các chỉ dẫn của trẻ: Trong thời gian cho con bú, mẹ nên quan sát và làm theo các chỉ dẫn của trẻ. Bởi có trẻ cần bú cả hai bầu vú, có trẻ lại chỉ cần bú 1 bên bầu vú là đủ. Hơn nữa, khi bé vẫn còn ngậm vú, mẹ nên giúp con bú cạn dòng sữa cuối chứa nhiều dưỡng chất.

Không dùng núm vú giả trong vài tuần sau sinh: Một vài tuần sau sinh mẹ nên cho trẻ bú mẹ trực tiếp, không nên dùng núm vú giả (chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ). Điều này giúp trẻ không bị nhầm lẫn giữa vú mẹ và núm vú giả cũng như giúp mẹ tiết ra nhiều sữa hơn.

Đánh thức trẻ dậy bú sữa: Ở vài tuần đầu sau sinh, nếu bé ngủ quá 4 giờ sau khi bú cữ trước đó thì mẹ nên đánh thức trẻ dậy bằng cách massage bụng/lưng, thay tã hoặc cho tiếp xúc da với mẹ. 

tư thế bú mẹ đúng cách cho trẻ sơ sinh

Lưu ý các mẹo giúp bé bú ngoan ở trên để con bú nhiều sữa, hấp thu đủ dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh.

Những câu hỏi thường gặp về tư thế cho trẻ bú đúng cách

Dưới đây là giải đáp cho một số câu hỏi về cách cho trẻ bú đúng tư thế mà nhiều mẹ thắc mắc.

Vì sao đã áp dụng tư thế cho trẻ sơ sinh bú mẹ đúng cách nhưng con vẫn không bú được?

Tư thế cho bú đúng nhưng trẻ vẫn không bú được sữa rất có thể do con đã ngậm bắt vú sai cách. Mẹ có thể nhận biết điều này qua các dấu hiệu ở trẻ như: 

  • Môi mím vào, miệng không ngậm hết mô vú phía dưới. 
  • Lưỡi đặt sau nướu hàm dưới và không ép vào xoang sữa. 
  • Cằm không chạm vào vú mẹ, có thể nghe thấy tiếng chép môi của trẻ.
  • Mẹ cảm thấy đau đầu vú, vú còn nhiều sữa (căng cứng), núm vú bị dẹp hoặc nhọn sau khi trẻ bú.

Cách ngậm bắt vú đúng như sau:

  • Mẹ ôm trẻ, áp mặt trẻ vào bầu vú và điều chỉnh núm vú nằm ngang với mũi của con.
  • Đầu bé ngửa ra sau, môi trên chạm đầu vú giúp trẻ mở rộng miệng hơn.
  • Khi thấy trẻ há miệng rộng, cằm chạm vào vú thì mẹ đưa đầu vú vào miệng để trẻ ngậm được sâu nhất.
  • Lúc này cằm của trẻ tựa hoàn toàn vào bầu vú, mẹ sẽ nhìn thấy quầng vú phía trên nhiều hơn bên dưới và hai má của con sẽ phồng ra nhiều hơn.

Đâu là các tư thế cho bé bú mà mẹ cần tránh?

Khi cho con bú, mẹ nên tránh các tư thế sau:

  • Đặt bé nằm xa so với vú mẹ, khiến bé kéo núm vú lại gần mình và làm mẹ bị đau.
  • Ép ngực mẹ vào miệng bé, dễ khiến trẻ khó thở và ngậm bắt vú không đúng cách.
  • Đầu và thân bé nằm theo hai hướng khác nhau, làm cho bé bú sữa khó khăn và ảnh hưởng đến sự phát triển của con. 

Cho trẻ sơ sinh bú đúng tư thế nhưng sữa không về phải làm sao?

Dù đã áp dụng các tư thế bé bú đúng cách nhưng sữa mẹ không về nhiều, điều này có thể do tình trạng rối loạn nội tiết tố, căng thẳng sau sinh, tác dụng phụ của thuốc…Tốt nhất là mẹ nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và có cách điều trị phù hợp. 

Trong thời gian này, mẹ có thể cho con bú các dòng sữa công thức thanh mát tự nhiên, êm dịu với đường ruột để con hấp thu đầy đủ dưỡng chất và tăng trưởng khỏe mạnh. Sữa dê Kabrita là một gợi ý lý tưởng dành cho mẹ bởi công thức dinh dưỡng đặc biệt, thích hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ trong những năm tháng đầu đời. 

Các ưu thế không thể bỏ qua của sữa dê Kabrita:

  • Trẻ tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón, tiêu chảy hay đầy bụng nhờ vào 100% đạm quý A2, không chứa đạm A1 gây rối loạn tiêu hóa (thường có trong sữa bò), hàm lượng đạm αs1-casein thấp (tạo mảng sữa đông mềm nhỏ).
  • Sức đề kháng tốt, đường ruột khỏe mạnh và ít khi bị ốm vặt với thành phần Oligosaccharides chống các mầm bệnh bám dính, Nucleotide cải thiện sự phát triển hệ tiêu hóa của trẻ. 
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, giúp trẻ ngủ ngon và ít quấy khóc khi sữa bổ sung thêm chất xơ GOS, β-palmitate, 22 loại vitamin và khoáng chất.
  • Phát triển hệ thần kinh - thị giác và hành vi của trẻ nhờ thành phần DHA, ARA, AA. 
  • Hương vị sữa thơm mát, hợp khẩu vị giúp trẻ uống ngon miệng, dễ làm quen ngay từ lần thử đầu tiên.

> Sữa dê Kabrita phù hợp với trẻ 0 - 12 tháng, 12 - 24 tháng và trên 24 tháng. Mua sản phẩm chính hãng TẠI ĐÂY.

tư thế bú đúng cách cho trẻ sơ sinh

Sữa dê Kabrita với công thức dinh dưỡng ưu việt, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Qua bài viết trên, hẳn là mẹ đã biết được các tư thế cho bé bú đúng cách. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà mẹ lựa chọn cách cho bú phù hợp để mẹ và bé đều thoải mái, đặc biệt là trẻ ngậm bắt vú đúng và bú được nhiều sữa nhé!

> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ