Bật mí 9 bí quyết tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ – Kabrita Việt Nam

Kabrita Việt Nam

Bật mí 9 bí quyết tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Đăng lúc 03/07/2023
Bật mí 9 bí quyết tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Tăng cường miễn dịch cho trẻ là ưu tiên hàng đầu của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Bởi, một hệ thống miễn dịch tốt là nền tảng giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Tuy nhiên, cha mẹ có biết ở giai đoạn nào thì hệ miễn dịch của con suy giảm? Cần có biện pháp nào giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch của con trong suốt quá trình lớn khôn. Hãy cùng Kabrita tham khảo tiếp bài viết dưới đây nhé!

Hệ miễn dịch của trẻ là gì?

Hệ miễn dịch (thuật ngữ tiếng anh: Immune System) là hệ thống phòng thủ tự nhiên và cũng là “lá chắn” bảo vệ cơ thể trước tác hại của vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng.

Ở giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch trẻ em được hình thành thông qua 2 cơ chế: 

  • Miễn dịch bẩm sinh: Đây là miễn dịch được hình thành sẵn từ khi mới sinh ra. Chủ yếu là kháng thể từ mẹ truyền qua nhau thai ở cuối thai kỳ và một lượng đáng kể IgA, các chất dinh dưỡng được hấp thu từ sữa mẹ.
  • Miễn dịch đáp ứng: Đây là miễn dịch có được khi cơ thể trẻ tiếp xúc với kháng nguyên (tác nhân gây bệnh) và hình thành trí nhớ miễn dịch. 

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, một hệ miễn dịch khỏe mạnh có tác động tích cực đến sức khỏe về lâu dài, đồng thời tạo nền tảng thuận lợi cho trẻ phát triển tối ưu. 

Tác dụng của hệ miễn dịch đối với trẻ

Sau đây là 2 chức năng quan trọng của hệ miễn dịch đối với trẻ sơ sinh và trẻ em: 

Bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh

Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và phát huy toàn bộ chức năng cần thiết, để bảo vệ cơ thể cũng như loại bỏ mầm bệnh xâm nhập. Thêm vào đó, khi hệ miễn dịch được tăng cường giúp ngăn ngừa mọi vấn đề sức khỏe, từ cảm lạnh thông thường cho đến bệnh ung thư nguy hiểm.

Tạo kháng thể chống bệnh cũ tái phát

Hệ thống miễn dịch tạo ra “ngân hàng” kháng thể khi cơ thể của trẻ lần đầu tiếp xúc với mầm bệnh. Sau đó, “ngân hàng” kháng thể này hình thành khả năng chống lại bệnh tật và ngăn ngừa tái bệnh trong tương lai. Nhờ vậy, sức khỏe của trẻ cũng được duy trì ổn định, hạn chế nguy cơ ốm vặt thường xuyên.

tăng cường miễn dịch cho trẻ

Hệ miễn dịch tốt giúp bảo vệ trẻ khỏi tác hại của mầm bệnh và tạo nền tảng cho con lớn khôn từng ngày.

Khi nào hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện?

Thời điểm khi mới sinh cho đến 6 tháng tuổi, cơ thể của trẻ chủ yếu hình thành miễn dịch thụ động, tức là nhận được kháng thể  từ mẹ truyền sang qua nhau thai và qua sữa mẹ với các trẻ bú mẹ hoàn toàn. Sau giai đoạn này, kháng thể từ nhau thai không còn và kháng thể từ sữa mẹ truyền sang trẻ giảm đi rất nhiều ( Miễn dịch thụ động). Còn miễn dịch chủ động của trẻ và phải đến 3 - 4 tuổi mới hoàn thiện, cũng như sản xuất đầy đủ kháng thể giúp chống lại bệnh tật. 

Như vậy, giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở đi cho đến 3 tuổi được xem là “khoảng trống miễn dịch”. Khi đó, cơ thể trẻ vô cùng nhạy cảm và dễ mắc phải bệnh lý nhiễm trùng như: tiêu chảy, dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Vì thế, phụ huynh cần chú trọng biện pháp tăng cường miễn dịch cho con trong giai đoạn này.

hệ miễn dịch của trẻ

Ở giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”, trẻ dễ mắc phải bệnh lý nhiễm trùng hoặc tiêu hóa, nên cha mẹ cần tìm cách tăng cường miễn dịch cho trẻ phù hợp. 

Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của trẻ suy giảm 

Suy yếu hệ miễn dịch ở trẻ em được chia thành 2 loại chính, bao gồm tiên phát và thứ phát với nguyên nhân khác nhau. 

  • Suy giảm hệ miễn dịch tiên phát: Suy giảm miễn dịch tiên phát xảy ra khi cơ thể của trẻ xuất hiện khiếm khuyết về mặt di truyền; suy giảm chức năng của tế bào miễn dịch B và T; hình thành rối loạn hệ thống bổ thể hoặc rối loạn hệ thống thực bào. 
  • Suy giảm hệ miễn dịch thứ phát: Hệ miễn dịch suy giảm ở dạng thứ phát chủ yếu liên quan đến sử dụng thuốc glucocorticoid, phẫu thuật hoặc chấn thương. 

Bên cạnh nguyên nhân trên đây, tình trạng suy giảm miễn dịch ở trẻ còn xuất phát từ yếu tố khác, bao gồm: 

  • Trẻ mắc bệnh tiểu đường, thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc suy dinh dưỡng.
  • Trẻ bị nhiễm virus. 
  • Trẻ được cấy ghép nội tạng. 
  • Trẻ mắc phải ung thư hoặc đang điều trị ung thư. 

Cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh và trẻ em 

Để tăng cường hệ miễn dịch cho bé, phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp sau đây: 

Nuôi con bằng sữa mẹ 

Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ cũng như Bộ Y tế Việt Nam khuyến khích, các mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời và kéo dài đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Lý do là vì trong sữa mẹ chứa nhiều kháng thể IgA (globulin miễn dịch) và đại dưỡng chất HMO giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, tiêu chảy, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm màng não, dị ứng, bệnh tiểu đường, bệnh Crohn, hội chứng đột tử và một số bệnh ung thư nguy hiểm khi trưởng thành.

Ngoài ra, một số nghiên cứu còn khẳng định, bú mẹ hoàn toàn sẽ giúp trẻ thông minh hơn, tốt cho sự phát triển trí não của con.

tăng hệ miễn dịch cho bé

Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể IgA, IgG và HMO giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ sơ sinh. 

Xây dựng chế độ ăn đủ chất cho trẻ

Dưới đây là những thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch của trẻ, bảo vệ con trước các bệnh nhiễm khuẩn:

  • Thực phẩm giàu vitamin A, các loại rau củ có màu đỏ, vàng đậm: gấc, bí đỏ, cà rốt…; gan gà,...
  • Thực phẩm giàu vitamin E như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, dầu oliu, rau xanh đậm,...
  • Thực phẩm giàu vitamin C như rau ngót, rau đay, bưởi, cam, chanh, đu đủ,...
  • Thực phẩm giàu Selen như cá hồi, tôm hùm, nấm, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch,...
  • Thực phẩm giàu Kẽm như thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, hàu,...

Cải thiện tiêu hóa khỏe mạnh

70% “quân số” hệ miễn dịch đều nằm ở bộ máy tiêu hóa. Điều này lý giải tại sao, chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh chính là bí quyết nâng cao miễn dịch vững vàng, tạo điều kiện cho bé yêu phát triển tốt nhất. 

Một số cách tăng cường sức khỏe đường ruột cho trẻ, phụ huynh có thể tham khảo là: 

Cho con uống sữa êm dịu với hệ tiêu hóa 

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và tăng cường đề kháng tối ưu. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ không thể nuôi con bằng sữa mẹ thì có thể chọn sữa công thức thay thế.

Hiện nay, các bậc phụ huynh hiện đại ưu tiên chọn sữa dê công thức cho con. Bởi dòng sản phẩm này có nguồn dinh dưỡng mát lành, thân thiện với tiêu hóa và nâng niu hệ miễn dịch non nớt của trẻ.

Kabrita được biết đến là thương hiệu sữa dê hàng đầu thế giới. Sản phẩm kế thừa toàn bộ đặc tính ưu việt của sữa dê nguyên bản, chứa 100% đạm quý A2 βcasein, không có đạm A1 βcasein và có nồng độ αs1 casein thấp, tạo ra mảng sữa mềm - lỏng, cho trẻ hấp thu nhanh. Công thức cải tiến độc quyền từ Kabrita còn điều chỉnh tỷ lệ đạm whey:casein tối ưu, bổ sung chất xơ GOS và Beta-palmitate giúp trẻ tăng cường hoạt động tiêu hóa, từ đó nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả.

Ngoài ra, sữa dê Kabrita chứa thành phần DHA/ARA và 22 loại vitamin - khoáng chất quan trọng, có tác dụng tăng cường miễn dịch và tạo nền tảng cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ.

hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh

Sữa dê Kabrita chứa nhiều dưỡng chất quý thân thiện với đường ruột của trẻ, qua đó giúp con có bụng khỏe và hệ miễn dịch tốt để thỏa sức khám phá thế giới.

Các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm với sản phẩm được lấy trực tiếp từ 50 trang trại dê đạt chuẩn Châu Âu tại Hà Lan, đảm bảo mang đến nguồn sữa thơm ngon, an toàn và tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Cha mẹ có thể đặt hàng TẠI ĐÂY, các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki, hoặc đến hệ thống siêu thị ConCung, Bibomart, Kidsplaza, Bé Bụ Bẫm, Babymall & Care trên toàn quốc.

 

Chia nhỏ khẩu phần ăn

Ăn quá nhiều thực phẩm cùng một lúc khiến dạ dày của trẻ quá tải, từ đó dẫn đến đau bụng, đầy hơirối loạn tiêu hóa. Để ngăn ngừa điều này, cha mẹ nên chia bữa ăn của con thành nhiều bữa nhỏ. Mỗi bữa cách ~ 3 giờ để hệ thống tiêu hóa có thời gian hoạt động và nghỉ ngơi, qua đó duy trì sức khỏe tiêu hóa ổn định.

Bổ sung lợi khuẩn vào bữa ăn của trẻ

Lợi khuẩn là các vi sinh vật cư trú ở màng nhầy niêm mạc ruột, có khả năng bảo vệ đường ruột và phối hợp với hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh xung quanh. Phụ huynh có thể bổ sung lợi khuẩn cho trẻ thông qua thực phẩm lên men tự nhiên như sữa chua, hoặc uống sữa công thức có thành phần tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển: đạm Whey và đường lactose vượt trội, sữa có bổ sung lợi khuẩn hoặc bổ sung chất xơ hòa tan GOS, giúp tăng cường tiêu hóa lẫn đề kháng cho trẻ. 

Đảm bảo trẻ uống đủ nước

Uống đủ nước giúp sản xuất tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, từ đó hình thành khả năng miễn dịch, chống lại mầm bệnh từ bên ngoài tấn công. Thêm vào đó, uống nhiều nước giúp thức ăn di chuyển trong đường ruột tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ táo bón.

Thông thường, nhu cầu uống nước của trẻ được xác định dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe, cân nặng hoặc một số tác động khách quan như nhiệt độ, thời tiết. Ngoài ra, phụ huynh nên tập thói quen cho con uống nước chủ động, nên uống nước đun sôi để nguội hoặc nước ép trái cây vừa tăng cường dinh dưỡng, vừa tăng đề kháng cho trẻ

tăng cường hệ miễn dịch cho bé

Phụ huynh nên cho trẻ uống đủ nước để cơ thể trao đổi chất tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón và tăng khả năng miễn dịch.

Cho trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc

Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Sinh lý học châu Âu 2012 cho biết, giấc ngủ có ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch trẻ em. Cụ thể, trẻ được ngủ sâu và ngon giấc là điều kiện giúp tế bào xung kích tự nhiên (vũ khí của hệ miễn dịch có tác động tấn công vi khuẩn và tế bào ung thư) được sản sinh nhiều hơn. Qua đó, giúp nâng cao sức khỏe và giảm nguy cơ nhiễm trùng, để trẻ phát triển thuận lợi về lâu dài. 

Ở mỗi giai đoạn, giấc ngủ của trẻ có thể khác nhau. Cụ thể, trẻ sơ sinh cần ngủ 18 giờ mỗi ngày và trẻ mẫu giáo cần ngủ khoảng 10 giờ/ngày. Để giúp con yêu ngủ sâu, không giật mình hay thức giấc đột ngột, phụ huynh nên tạo không gian ngủ yên tĩnh, có thể đọc sách hoặc hát ru cho trẻ nghe. 

>>> Tham khảo thêm: Đâu là tư thế ngủ cho trẻ phù hợp và an toàn?

Khuyến khích trẻ tập thể dục 

Thông qua vận động thể chất, tế bào miễn dịch được sản xuất nhiều hơn, giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, tập thể dục còn giải phóng Cytokine - một kháng thể có khả năng chống viêm, tiêu diệt “những kẻ tấn công có hại”, từ đó phòng ngừa bệnh tật cho trẻ. 

Mỗi ngày, phụ huynh nên dành 30 phút cùng với trẻ thực hiện bài tập thể dục phù hợp. Chẳng hạn, đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể mua các loại đồ chơi giúp tăng cường khả năng vận động. Đối với trẻ lớn hơn, hãy khuyến khích con tham gia đá bóng, đá cầu, đi xe đạp hoặc bơi lội -  vừa nâng cao thể lực, vừa duy trì hệ miễn dịch tốt. 

chức năng của hệ miễn dịch

Hãy khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày để vừa tăng cường thể lực, vừa nâng cao miễn dịch tốt hơn.

Giữ gìn không gian sống sạch sẽ

Giữ gìn vệ sinh nhà cửa mặc dù không tăng cường miễn dịch cho trẻ từ bên trong, nhưng đây là biện pháp ngăn ngừa vi khuẩn, virus tấn công đến cơ thể, từ đó bảo vệ sức khỏe của trẻ tối ưu. Ngoài ra, phụ huynh cũng phải tập thói quen cho trẻ rửa tay bằng xà phòng vào thời điểm trước, sau khi ăn hoặc sau khi vệ sinh, để giảm rủi ro nhiễm khuẩn dẫn đến các bệnh nguy hiểm như tiêu chảy cấp, cúm, tả, lỵ, thương hàn, tay chân miệng.

Bảo vệ miễn dịch của trẻ bằng cách không lạm dụng kháng sinh 

Mỗi khi thấy trẻ bị sổ mũi hoặc cảm cúm là một số phụ huynh vội vàng cho con uống kháng sinh. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân khiến đề kháng của trẻ suy yếu và tăng nguy cơ phụ thuộc vào thuốc. 

Vì thế, cha mẹ tuyệt đối không được lạm dụng kháng sinh mà cần đưa con đi khám với bác sĩ để được chỉ định biện pháp an toàn, vừa kiểm soát bệnh lý, vừa tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về lâu dài. 

Tránh để trẻ tiếp xúc với nhiều với khói thuốc lá

Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên có nguy cơ bị đột tử (SIDS), viêm phế quản, nhiễm trùng tai và hen suyễn cao hơn so với trẻ không hút thuốc lá thụ động. Ngoài ra, hít nhiều khói thuốc lá còn ảnh hưởng đến trí thông minh và sự phát triển thần kinh của trẻ sau này. Vì vậy, để trẻ có sức khỏe tốt và khôn lớn toàn diện, từ hôm nay cha mẹ cần giữ trẻ tránh khỏi môi trường có nhiều thuốc lá. 

Đưa trẻ đi tiêm ngừa theo đúng lịch

Ở giai đoạn đầu đời, khi hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu ớt, chưa hoàn thiện thì tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu giúp tạo ra kháng thể chủ động, ngăn ngừa nhiễm trùng ở trẻ.

Tùy vào giai đoạn phát triển của trẻ, phụ huynh cần đưa con đi tiêm ngừa theo đúng thời gian, đúng chỉ định vắc xin như sau: 

  • Tiêm vắc xin phòng thủy đậu, bệnh sởi, quai bị hoặc rubella đối với trẻ từ 12 tháng tuổi. 
  • Tiêm vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa đối với trẻ sơ sinh từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. 
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa tiêu chảy do nhiễm Rotatus đối với trẻ sơ sinh từ 6 - 24 tuần tuổi (dùng loại Rotarix), 6 tuần - 6 tháng tuổi (dùng loại Rotavin), 7.5 - 32 tuần tuổi (dùng loại Rotateq). 
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm đối với trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi. 
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt đối với trẻ em 6 tuần tuổi. 
  • Tiêm vắc xin phòng thương hàn đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên. 

những thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch

Tiêm vắc xin định kỳ là biện pháp tăng cường hệ miễn dịch cho bé chủ động, bảo vệ sức khỏe của con trước nguy cơ bệnh tật. 

Nhìn chung, sở hữu hệ miễn dịch khỏe mạnh là nền tảng giúp trẻ phát triển tối ưu trong giai đoạn đầu đời, cũng như giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý. Ngay hôm nay, phụ huynh hãy thực hiện 9 cách tăng cường miễn dịch cho trẻ như trên, để con yêu khôn lớn khỏe mạnh và toàn diện, từ đó thỏa sức khám phá thế giới xung quanh.

>>> Xem thêm: 

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
Danh mục