Bé 8 tháng biết làm gì và cách hỗ trợ con phát triển tốt nhất? – Kabrita Việt Nam

Kabrita Việt Nam

Bé 8 tháng biết làm gì và cách hỗ trợ con phát triển tốt nhất?

Đăng lúc 05/04/2023
Bé 8 tháng biết làm gì và cách hỗ trợ con phát triển tốt nhất?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Khi bé đến tháng thứ 8, mẹ có thể thấy con lớn hơn rất nhiều khi đã biết tự ngồi dậy, cầm nắm đồ vật và lắc đầu từ chối vô cùng đáng yêu. Vậy mẹ có tò mò bé 8 tháng biết làm gì nữa và cần có cách chăm sóc thế nào để giúp con phát triển tốt nhất ở độ tuổi này? Hãy cùng Kabrita tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Trẻ 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg và cao bao nhiêu?

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi thể hiện rõ rệt qua mức độ tăng trưởng về cân nặng và chiều cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số đo cân nặng và chiều cao của bé gái đạt trung bình khoảng 6,3 - 10,2kg, 64 - 73,5cm. Còn với bé trai 8 tháng tuổi có cân nặng khoảng 6,9 - 10,7kg và chiều cao khoảng 66,2 - 75cm. 

> Tham khảo thêm: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn dành cho bé 0-5 tuổi

Bé 8 tháng tuổi biết làm gì? 9 mốc phát triển bất ngờ 

Đến cột mốc 8 tháng tuổi, bé cưng đã có sự phát triển nhảy vọt về mặt kỹ năng vận động và nhận thức. Cụ thể, mẹ hãy cùng tìm hiểu trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì nhé:

Trẻ tự ngồi dậy, bò đến nơi con thích (vận động thô)

Lúc này, con yêu đã biết dùng lực tay làm điểm tựa để nghiêng người từ từ ngồi dậy khi đang nằm ngửa hoặc nằm sấp. Ngoài ra, con cũng có khả năng nhoài người về phía trước hoặc bò trườn đến nơi trẻ muốn. Đặc biệt, nếu được vịn vào cũi hoặc thành ghế thì bé còn có thể tập đứng dậy.

Trẻ 8 tháng tuổi chưa biết bò, chưa ngồi vững có sao không? 

Có thể thấy, hầu hết các bé tập bò trong độ tuổi từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12. Nếu bé 8 tháng tuổi chưa biết bò, chưa ngồi vững nhưng vẫn khỏe mạnh, biết lẫy, chân tay vận động tốt thì cha mẹ không nên quá lo lắng. Vì tốc độ phát triển các kỹ năng vận động của mỗi trẻ là khác nhau và con cần thời gian để học và rèn luyện thành thạo. Trường hợp bé 8 tháng tuổi chậm bò, chưa ngồi vững kèm theo kém phát triển các kỹ năng vận động khác và có vấn đề về sức khỏe, cha mẹ nên đưa con đi khám để kiểm tra tổng quát và được bác sĩ tư vấn phương hướng khắc phục phù hợp.

 

Biết phối hợp các ngón tay để cầm đồ vật (vận động tinh)

8 tháng bé biết làm gì nữa mẹ đã biết chưa? Lúc này, cử động bàn tay của con trở nên linh hoạt hơn. Con có thể phối hợp dùng ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái để nhặt và cầm nắm đồ chơi. Dù vậy, vì chưa hoàn chỉnh về mặt ý thức nên con thường ném hoặc thả rơi đồ vật sau khi nắm trong tay.

Phát triển thị lực gần như người lớn

Trước đây, thị lực của trẻ chỉ ở mức 20/40 nhưng khi 8 tháng tuổi thì đã phát triển gần như người lớn với tầm nhìn rộng, sâu và rõ hơn. Do đó, con có thể thu vào tầm mắt những sự vật và con người ở trong phòng với khoảng cách gần và xa.

Phản ứng lại khi nghe thấy âm thanh 

Mẹ sẽ thấy con phản ứng lại khi nghe thấy ai gọi tên mình hoặc quay đầu về hướng có âm thanh bất kỳ phát ra.

Trẻ 8 tháng tuổi thích chơi ú òa, trốn tìm

Trong độ tuổi này, trẻ thích được chơi trò ú òa hoặc trốn tìm, giấu đồ vật. Lúc này, con rất thích thú, hào hứng và thoải mái cười hết cỡ cùng cha mẹ.

Bé biết quan sát và bắt chước mọi người 

Một trong những cử chỉ đáng yêu nhất của trẻ 8 tháng tuổi là con bắt chước hành vi, giọng điệu và ngôn ngữ của người lớn. Vì lúc này con đã có khả năng quan sát, ghi nhớ và làm theo một cách thành thạo hơn.

Kỹ năng giao tiếp tốt hơn

Nếu mẹ thắc mắc bé 8 tháng tuổi biết làm những gì nữa thì câu trả lời là con đã biết chút ít về khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh. Con hiểu và dừng lại khi nghe cha mẹ nói “không”. Ngoài ra con còn biết dùng ngôn ngữ cơ thể để bày tỏ mong muốn như lắc đầu khi không đồng tình, đưa tay ra để đòi cha mẹ bế.

Trẻ 8 tháng tuổi nhút nhát khi gặp người lạ 

Vì kỹ năng xã hội của trẻ vẫn còn non yếu nên con khá nhút nhát, thậm chí là trở nên căng thẳng, lo sợ khi gặp người lạ.

trẻ 8 tháng biết làm gì

Khi gặp người lạ, trẻ 8 tháng tuổi thường có xu hướng lo sợ, lảng tránh tiếp xúc vì khả năng giao tiếp xã hội của con vẫn còn hạn chế.

Trẻ biết bày tỏ cảm xúc thích, hoặc không thích

Dù chỉ mới 8 tháng tuổi nhưng bé yêu đã có thể phản ứng lại với lời nói của người lớn bằng cách biểu đạt cảm xúc rất rõ ràng. Chẳng hạn như con sẽ cười vui vẻ khi được khen, buồn rũ rượi khi bị la mắng,... Ngoài ra, con cũng biết bày tỏ cảm xúc thích hoặc không thích với sự vật hoặc mọi người xung quanh. Điển hình là mẹ sẽ thấy con vỗ tay cười lớn khi vui hoặc khóc khi bị lấy mất đồ chơi chẳng hạn.

Giấc ngủ của trẻ 8 tháng tuổi như thế nào? 

Em bé 8 tháng tuổi có tổng thời gian ngủ theo nhu cầu dao động trong 14 giờ với giấc ngủ đêm từ 6-8 giờ và 2-3 giấc ngủ ngày. Ngoài ra, con có thể thức giấc vào lúc nửa đêm và tự ngủ trở lại.

>> Bài viết liên quan: Tìm hiểu giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi hỗ trợ con phát triển khỏe mạnh 

Bên cạnh tìm hiểu bé 8 tháng biết làm gì, mẹ cũng cần lưu ý cách chăm sóc con đúng cách giúp trẻ phát triển khỏe mạnh trong giai đoạn này:

Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học 

Với trẻ 8 tháng tuổi, mẹ cần đáp ứng cho con 2 bữa ăn chính với thực phẩm được chế biến dạng đặc cùng 2 bữa ăn phụ và ít nhất 3 cữ bú mỗi ngày. Ngoài ra, chế độ ăn dặm của trẻ cần được đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Vậy trẻ 8 tháng tuổi ăn được những gì? Có thể kể đến một số loại thực phẩm nên bổ sung cho trẻ ở độ tuổi này là: trái cây (hồng xiêm, dưa hấu, chuối,...), rau củ (bông cải xanh, đậu xanh, súp lơ…), cá (cá ngừ, cá hồi,...), đậu phụ, thịt gà, trứng, sữa chua,...

Nhìn chung, đến 8 tháng tuổi, mặc dù trẻ đã ăn dặm nhưng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu. Con cần được đáp ứng đủ lượng sữa (200 – 240ml tương đương 4 cữ bú) trong đó tốt nhất là nguồn sữa mẹ dồi dào kháng thể quý giá. Nhưng nếu mẹ không đủ sữa nuôi con thì có thể hướng đến lựa chọn sữa công thức để bổ sung hoặc thay thế. 

Hiện nay, nhiều mẹ chia sẻ kinh nghiệm tâm đắc sữa dê Kabrita thừa hưởng đặc tính mát dịu từ sữa dê nguyên bản đặc biệt phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ nhỏ. Sản phẩm sở hữu bảng thành phần hoàn toàn không chứa đạm A1 beta-casein (yếu tố gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ). Bù lại, sữa dê Kabrita chứa 100% đạm quý A2 beta-casein, có rất ít αs1 casein và tỷ lệ Whey:Casein được điều chỉnh tối ưu giúp trẻ có hoạt động tiêu hóa trơn tru, thúc đẩy hấp thu nhanh. Đồng thời, sản phẩm cung cấp hàm lượng Nucleotides và Oligosaccharides phong phú, chất xơ GOS và β-palmitate hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh, tăng cường khả năng miễn dịch của đường ruột chống lại các mầm bệnh gây hại một cách hiệu quả.

trẻ 8 tháng tuổi biết làm gì

Với đặc tính dịu mát từ thiên nhiên và thành phần dinh dưỡng phong phú, sữa dê Kabrita là lựa chọn hàng đầu của nhiều mẹ nuôi con thông thái.

Không chỉ chăm sóc chiếc bụng còn non yếu của con yêu, sữa dê Kabrita còn chú trọng hoàn thiện chức năng não bộ và phát triển khả năng tư duy của trẻ với nhiều dưỡng chất quý giá như DHA và ARA. Cùng với đó là 22 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu hỗ trợ cho trẻ sức đề kháng khỏe mạnh và khả năng phát triển toàn diện từ những năm tháng đầu đời. Các mẹ có thể mua sữa dê Kabrita hàng chính hãng tại website https://www.kabrita.vn hoặc liên hệ Tổng đài 1900 3454 để được giao tận nơi.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách 

Khi trẻ từ 8 -10 tháng, hệ răng của con bắt đầu “rục rịch” nhú lên với 4 răng cửa giữa của hàm trên và hàm dưới, cùng với 4 răng cửa bên. Ở giai đoạn này, mẹ có thể sử dụng bàn chải mềm (loại gắn vào đầu ngón tay) để vệ sinh răng miệng cho con bằng nước muối sinh lý, sau đó lau sạch bằng khăn mềm.

Bé 8 tháng chưa mọc răng có đáng lo không?

Bé 8 tháng tuổi chưa mọc răng cũng không phải là quá muộn. Vì các bé có thể mọc 2 răng cửa đầu tiên từ rất sớm vào lúc 4-5 tháng tuổi, nhưng cũng có thể mọc răng muộn ở độ tuổi 9-10 tháng. Thậm chí, một số trường hợp mọc răng khi đã 11-12 tháng. Vì thế, cha mẹ không cần quá lo lắng khi bé 8 tháng vẫn chưa mọc răng nhé!

 

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Để tạo cho con giấc ngủ ngon và sâu giấc, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Đảm bảo cho con ngủ đủ giấc theo nhu cầu của độ tuổi phát triển, đồng thời duy trì cố định thời gian đi ngủ và thức dậy mỗi ngày.
  • Thiết lập cho con thói quen ngủ bằng cách làm những việc theo thứ tự giúp trẻ thư giãn trước khi ngủ như cho con tắm nước nóng, giữ đèn mờ trong phòng, đọc sách hoặc cho con nghe nhạc nhẹ,...
  • Hạn chế các yếu tố tác động đến tâm lý của trẻ trước giờ đi ngủ như âm thanh làm con giật mình, la mắng khiến con sợ hãi,...
  • Tạo môi trường ngủ hạn chế tiếng ồn và ánh sáng quá mạnh.

Khuyến khích trẻ tự bốc, xúc thức ăn 

Trong giai đoạn con đang làm quen với việc ăn dặm, mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói quen tự cầm thìa và tự xúc thức ăn. Điều này sẽ kích thích khả năng cầm nắm, phối hợp giữa hoạt động của tay và mắt, đồng thời tạo thói quen độc lập từ nhỏ cho con yêu.

Cần chú ý giữ an toàn cho trẻ

Khi con đã biết bò, trẻ cần không gian rộng và an toàn để thỏa sức khám phá. Ngoài ra, con sẽ thích bám vào đồ vật bất kỳ để đứng lên. Lúc này mẹ nên quan sát trẻ cẩn thận hơn để phòng tránh con bị té hoặc va chạm vào đồ vật.

Chọn đồ chơi thích hợp cho trẻ 8 tháng 

Cho trẻ tiếp xúc với những món đồ chơi có màu sắc, âm thanh thích hợp với lứa tuổi là một trong những cách kích thích phát triển trí tuệ. Mẹ có thể chọn những món đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, có nút bấm phát ra âm thanh. Lưu ý, nên chọn đồ chơi an toàn với trẻ như có kích thước to hơn miệng của con để tránh tình trạng con nuốt phải, trò chơi không có cạnh sắc bén để tránh làm tổn thương con.

Thường xuyên nói chuyện, mỉm cười, vỗ tay khen ngợi trẻ 

Những lời nói và nụ cười chứa đựng tình yêu thương, hoặc hành động khen ngợi, vỗ tay tán thưởng trẻ chính là nguồn năng lượng tích cực có lợi cho sức khỏe tinh thần của con. Vì thế cha mẹ hãy thường xuyên để con cảm nhận những điều này mỗi ngày nhé!

bé 8 tháng tuổi biết làm gì

Cha mẹ đừng quên tiếp cho con nguồn năng lượng tích cực từ những cái ôm ấm áp, nụ cười yêu thương và những lời động viên, ngợi khen.

Các hoạt động hỗ trợ trẻ 8 tháng phát triển toàn diện

Sau khi đã biết bé 8 tháng biết làm gì rồi, chắc hẳn mẹ cũng nhận ra con cần sự hỗ trợ rất lớn từ người lớn để giúp con phát triển toàn diện. Theo đó, hãy cho con rèn luyện bằng các hoạt động sau đây nhé:

  • Đọc sách cho trẻ: Việc nghe cha mẹ đọc sách giúp con phát triển thính giác, khả năng ngôn ngữ.
  • Cùng con múa hát: Hãy dạy con cách ngân nga theo giai điệu âm nhạc nhẹ nhàng, vui tươi.
  • Dạy trẻ đứng vững và di chuyển từ từ: Hãy giúp con đứng vững và di chuyển từ từ để rèn luyện khả năng thăng bằng và vận động của đôi chân. 
  • Giúp trẻ bò thuần thục hơn qua trò chơi: Mẹ có thể đặt một món đồ chơi ở cách con một khoảng cách vừa phải, rồi khuyến khích trẻ bò về phía trước.
  • Dạy trẻ xếp khối hình: Đây là trò chơi giúp con nhận diện những hình dạng khác nhau, nuôi dưỡng sức sáng tạo và tư duy của con.

Khi nào nên đưa trẻ 8 tháng tuổi đi thăm khám? 

Nếu mẹ thấy bé 8 tháng tuổi có những dấu hiệu bất thường như sau thì nên đưa con đi thăm khám ngay:

  • Không thể ngồi ngay cả khi có sự trợ giúp từ người lớn.
  • Khi giúp con đứng thẳng, bàn tay và chân của trẻ vẫn nắm chặt hoặc cuộn tròn cứng lại.
  • Không tạo ra những âm thanh đơn giản hay tiếng động nào.
  • Không nhận diện được gương mặt người thân quen.
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung để tìm phương hướng phát ra âm thanh hoặc không kịp dõi theo các vật thể đang chuyển động chậm.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp cha mẹ hiểu hơn bé 8 tháng biết làm gì và có cách chăm sóc tốt nhất cho con. Trong đó, yếu tố dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng cần được đảm bảo đủ đầy để đáp ứng nhu cầu phát triển nhiều mặt cùng lúc của trẻ ở độ tuổi này. Vì thế, hãy chọn ngay sữa dê Kabrita đồng hành cùng con yêu trên chặng đường khôn lớn mẹ nhé!

> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục