Kabrita Việt Nam

Bé 6 tháng biết làm gì: Cột mốc phát triển và cách chăm sóc

Đăng lúc 05/04/2023
Bé 6 tháng biết làm gì: Cột mốc phát triển và cách chăm sóc

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ có những bước tiến nhất định về thể chất lẫn trí não. Vậy, bé 6 tháng tuổi làm gì và cách chăm sóc thế nào để phát triển tốt? Tham khảo thông tin trong bài viết sau để biết thêm chi tiết mẹ nhé!

Sự phát triển thể chất của trẻ 6 tháng tuổi

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cân nặng và chiều cao của trẻ 6 tháng tuổi lần lượt là:

  • Đối với bé trai: Khoảng 7.9kg và 67.6cm.
  • Đối với bé gái:  Khoảng 7.3kg và 65.7cm.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu trẻ không đạt mốc cân nặng và chiều cao này nhưng phát triển khỏe mạnh thì mẹ không nên quá lo lắng. 

> Thông tin tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng dành cho trẻ 0-5 tuổi mới nhất

Trẻ 6 tháng biết làm gì? Các mốc phát triển quan trọng của trẻ

Dưới đây là một số cột mốc phát triển quan trọng mà trẻ 6 tháng tuổi đạt được: 

Kỹ năng vận động

Ở độ tuổi này, trẻ có thể tự lật úp - ngửa một cách thuần thục mà không cần bố mẹ trợ giúp. Chưa kể, trẻ biết cách sử dụng cả năm ngón tay để cầm nắm đồ vật và vươn người, đưa hai tay ra để đòi bố mẹ bế. Đặc biệt, một số trẻ 6 tháng có thể tự ngồi vững vì trẻ biết cách phối hợp và điều khiển hoạt động tứ chi hiệu quả.  

Khả năng nhận thức

Trước thắc mắc trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì, mẹ dễ dàng nhận thấy trẻ tò mò nhiều hơn về thế giới xung quanh, khi mà con thích chạm, sờ và giữ mọi đồ vật trong tay. Bên cạnh đó, thời điểm 6 tháng tuổi là lúc con cực kỳ thích thú với âm thanh và có khả năng phân biệt âm quen - lạ. Chẳng hạn, quay mặt về phía người gọi tên mình ngay lập tức, cười khúc khích khi mở bài hát yêu thích, nhíu mày dò xét khi có giọng nói lạ…

bé 6 tháng biết làm gì

Trẻ con 6 tháng tuổi biết làm gì khác? Trẻ còn biết phân biệt màu sắc cơ bản như đỏ, cam, vàng, xanh…

Kỹ năng giao tiếp

Trẻ biết phát âm rõ từng nguyên âm như i, a, u, e… và một số phụ âm phổ biến như b, v, c… Đồng thời, trong lúc trò chuyện với bố mẹ, trẻ cũng phản hồi lại bằng những âm thanh cực kỳ đáng yêu của riêng mình. 

Sự phát triển cảm xúc

Mẹ có tò mò muốn biết thêm trẻ 6 tháng biết những gì về mặt cảm xúc không mẹ ơi? Đó là con biết bày tỏ sự thích thú khi chơi cùng bố mẹ bằng cách cười khúc khích và khua tay chân liên tục. Ngược lại, nếu phải tiếp xúc với người lạ, con sẽ quấy khóc, bứt rứt, mếu máo… 

Thêm vào đó, con có thể hưởng ứng theo tâm trạng của những người xung quanh dù không biết chuyện gì đang xảy ra. Ví dụ, trong lúc mọi người xung quanh vui đùa trò chuyện, trẻ cũng tươi cười và khua tay.  

Mách mẹ cách chăm sóc cho trẻ 6 tháng tuổi

Để con có điều kiện phát triển thế chất lẫn trí tuệ tốt nhất, mẹ hãy lưu ngay “bí kíp” chăm sóc con dưới đây: 

Chế độ dinh dưỡng

Nếu trẻ phát triển khỏe mạnh và mọc răng sữa theo đúng tiến độ thì đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập ăn dặm song song bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, nhằm bổ sung đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng. 

Vậy, trẻ 6 tháng tuổi ăn được những gì? Mẹ có thể luân phiên thay đổi các món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu như bột gạo sữa ăn dặm, cháo loãng, rau củ xay nhuyễn, trái cây mềm (như chuối, đu đủ, bơ…)... Bên cạnh đó, mẹ cần ghi nhớ một vài nguyên tắc cho trẻ ăn dặm quan trọng là không nêm gia vị/nước mắm, chọn nguyên liệu an toàn, vệ sinh thực phẩm cẩn thận và không ép trẻ ăn. 

Đối với việc dùng sữa, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi. Thế nhưng, nếu không đủ sữa hoặc sắp trở lại công việc, mẹ có thể cân nhắc sữa công thức thay thế. Cần lưu ý rằng nên chọn sữa mát dịu với dễ tiêu hóa và bổ sung thành phần dưỡng chất đa dạng. Qua đó, tạo điều kiện cho con phát triển toàn diện trong những năm tháng đầu đời. 

>> Xem thêm: Thay đổi từ việc bú sữa mẹ sang sữa công thức: một số gợi ý hữu ích

Giới thiệu đến mẹ sữa dê Kabrita - Thương hiệu sữa dê Số 1 Thế giới đến từ Hà Lan. Sữa chỉ chứa thành phần đạm quý A2, không có đạm A1 và hàm lượng αs1-casein thấp. Từ đó, tạo ra mảng sữa đông mềm, lỏng để trẻ tiêu hóa hiệu quả, tránh táo bón. Đồng thời, sản phẩm “tiếp thêm” hàm lượng Oligosaccharides và Nucleotide cao, hỗ trợ cân bằng vi sinh đường ruột và bảo vệ sức khỏe tiêu hóa. 

Điểm đặc biệt trong sữa dê Kabrita là tỷ lệ đạm Whey:Casein tối ưu, kết hợp thêm chất xơ GOS và β-palmitate dồi dào. Nhờ vậy, hạn chế hình thành mảng sữa đông khó tiêu và tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển mạnh mẽ để trẻ hấp thu dưỡng chất trọn vẹn. Chưa kể, sản phẩm còn bổ sung 22 loại vitamin - khoáng chất và DHA & AA, giúp trẻ phát triển thể chất, trí não và thị giác toàn diện trong những năm tháng đầu đời. 

trẻ 6 tháng biết làm gì

Sữa dê Kabrita có hương vị cực kỳ thanh mát, hợp khẩu vị của trẻ nên trẻ làm quen dễ dàng và uống ngon miệng hơn. 

Mẹ có thể tham khảo nhiều thông tin thú vị khác về sản phẩm và đặt mua sữa dê Kabrita nhanh chóng bằng cách truy cập https://www.kabrita.vn/collections/sua-kabrita

Giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi

Bé 6 tháng tuổi cần ngủ đủ 14.5 giờ/ngày với 11 tiếng ban đêm và 3.5 tiếng ban ngày. Để giúp trẻ ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn, mẹ có thể áp dụng các cách hữu ích như chuẩn bị phòng ngủ ấm áp, mở nhạc ru, tắm rửa sạch sẽ và massage cho trẻ, đọc truyện trước khi ngủ…  

>> Bài viết liên quan: Tìm hiểu giấc ngủ của trẻ sơ sinh như thế nào?

Chăm sóc răng miệng cho bé 6 tháng

Khi trẻ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, mẹ hãy chủ động giúp con vệ sinh sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe răng miệng của con. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ lấy gạc rơ thấm nước muối và quấn vào đầu ngón tay trỏ. Sau đó, đưa ngón tay vòng quanh miệng, lưỡi, nướu và răng của con để loại bỏ các cặn bẩn nhẹ nhàng. 

Các hoạt động giúp bé 6 tháng tuổi phát triển

Sau khi nắm rõ em bé 6 tháng biết làm gì, mẹ hãy dành nhiều thời gian vui chơi cùng con để hỗ trợ con rèn luyện kỹ năng cũng như phát triển thể chất mạnh mẽ những tháng đầu đời. Một số hoạt động đầy thú vị mẹ có thể tham khảo như gọi tên đồ vật, nhún nhảy theo nhạc, tập cầm đồ vật, hát ru, chơi bowling… 

trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì

Mẹ có thể áp dụng song song trò chơi vận động và trò chơi trí não để con phát triển toàn diện. 

Chú ý các dấu hiệu bất thường 

Nếu mẹ nhận thấy những dấu hiệu lạ ở trẻ thì nên đưa con đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Chẳng hạn:

  • Trẻ không phản ứng với âm thanh như không giật mình khi có âm thanh lớn và đột ngột, không nghe bố mẹ gọi tên, không đung đưa người khi bố mẹ bật nhạc sôi động…
  • Trẻ không vui vẻ nếu thấy người quen và không lo lắng, quấy khóc nếu gặp người lạ.  
  • Khả năng vận động của trẻ còn kém như chưa tự ngồi vững, chưa biết điều khiển năm ngón tay cầm nắm đồ vật… 

Qua chia sẻ trong bài viết về thắc mắc bé 6 tháng biết làm gì, hy vọng mẹ đã có thêm kinh nghiệm chăm sóc con hiệu quả. Chúc mẹ có khoảng thời gian ý nghĩa khi đồng hành cùng con. 

> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ