Kabrita Việt Nam

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 0 - 5 tuổi mới nhất

Đăng lúc 05/04/2023
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 0 - 5 tuổi mới nhất

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Sự phát triển chiều cao và cân nặng của bé trong những năm đầu đời được rất nhiều ba mẹ quan tâm, bởi đây là một trong những tiêu chí cơ bản để xác định con có đang khỏe mạnh hay không. Hãy cùng Kabrita khám phá bảng chỉ số chiều cao cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong bài viết sau. 

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai

Sau đây là bảng cân nặng và chiều cao của bé trai mà ba mẹ có thể dựa vào để theo dõi sự phát triển của con.

Tháng/ tuổiCân nặng (Kg)Chiều cao (Cm)
-2SDM+2SD-2SDM+2SD
02.53.34.446.149.953.7
13.44.55.850.854.758.6
24.35.67.154.458.462.4
356.4857.361.465.5
45.678.759.763.968
567.59.361.765.970.1
66.47.99.863.367.671.9
76.78.310.364.869.273.5
86.98.610.766.270.675
97.18.91167.57276.5
107.49.211.468.773.377.9
117.69.411.769.974.579.2
127.79.6127175.780..5
137.99.912.372.176.981.8
148.110.112.673.17883
158.310.312.874.179.184.2
168.410.513.17580.285.4
178.610.713.47681.286.5
188.810.913.776.982.387.7
198.911.113.977.783.288.8
209.111.314.278.684.289.8
219.211.514.579.485.190.9
229.411.814.780.28691.9
239.512158186.992.9
249.712.215.381.787.893.9
2.5 tuổi10.513.316.985.191.998.7
3 tuổi11.314.318.388.796.1103.5
3.5 tuổi1215.319.791.999.1107.8
4 tuổi12.716.321.294.9103.3111.7
4.5 tuổi13.417.322.797.8106.7115.5
5 tuổi14.118.324.2100.7110119.2
 

bảng chiều cao cân nặng của bé theo who

Khi xem bảng cân nặng chiều cao của bé trai, có thể thấy khi dưới 1 tuổi, con có sự phát triển khá nhanh về cả cân nặng và chiều cao. 

Xem bảng chiều cao cân nặng của trẻ của bé gái

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn cân nặng chiều cao của bé gái:

Tháng/ tuổiCân nặng (Kg)Chiều cao (Cm)
-2SDM+2SD-2SDM+2SD
02.43.24.245.449.152.9
13.24.25.549.853.757.6
23.95.16.653.057.161.1
34.55.87.555.659.864.0
45.06.48.257.862.166.4
55.46.98.859.66468.5
65.77.39.361.265.770.3
76.07.69.862.767.371.9
86.37.910.264.068.873.5
96.58.210.565.370.175.0
106.78.510.966.571.576.4
116.98.711.267.772.877.8
127.08.911.568.974.079.2
137.29.211.870.075.280.5
147.49.412.171.076.481.7
157.69.612.472.077.583.0
167.79.812.673.078.684.2
177.910.012.974.079.785.4
188.110.213.274.980.786.5
198.210.413.575.881.787.6
208.410.613.776.782.788.7
218.610.914.077.583.789.8
228.711.114.378.484.690.8
238.911.314.679.285.591.9
249.011.514.880.286.492.9
2.5 tuổi10.012.716.583.690.797.7
3 tuổi10.813.918.187.495.1102.7
3.5 tuổi11.615.019.890.999.0107.2
4 tuổi12.316.121.594.1102.7111.3
4.5 tuổi13.017.223.297.1106.2115.2
5 tuổi13.718.224.999.9109.4118.9

 

bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé

Bé gái thường nhẹ cân và thấp hơn so với bé trai, tuy nhiên sự chênh lệch của 2 bé trong những năm đầu đời thường không quá nhiều. 

Hướng dẫn sử dụng bảng cân nặng và chiều cao của trẻ

Trước khi sử dụng bảng chiều cao cân nặng của trẻ, ba mẹ cần lưu ý:

  • M: Nếu con có chiều cao hoặc cân nặng trong phạm vi này, điều này cho thấy con đang phát triển bình thường.
  • -2SD: Hay giới hạn dưới, cho thấy trẻ có nguy cơ bị thấp còi (chiều cao) hoặc suy dinh dưỡng (cân nặng).
  • +2SD: Hay giới hạn trên, cho thấy trẻ có nguy cơ bị quá cao (chiều cao) hoặc béo phì (cân nặng).

Tiếp theo, ba mẹ có thể dùng bảng kiểm tra chiều cao cân nặng của trẻ với 3 bước đơn giản:

  • Bước 1: Đo chiều cao, cân nặng của con. 
  • Bước 2: Chọn bảng (bé trai/ bé gái) và tìm độ tuổi của bé.
  • Bước 3: Nhìn sang hàng ngang để so sánh các mức chiều cao, cân nặng để xác định tình trạng của con.

Chẳng hạn, bé gái của ba mẹ đã được 3 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 4,5kg và cao 55.6cm. Dựa theo bảng cân nặng chiều cao của trẻ tiêu chuẩn, có thể thấy cả cân nặng và chiều cao của con đều đang ở -2SD. Chính vì thế, con đang có nguy cơ bị thấp còi và suy dinh dưỡng. 

Làm thế nào để trẻ phát triển cân nặng và chiều cao đạt chuẩn?

Để con phát triển chiều cao và cân nặng đều, đạt tiêu chuẩn, ba mẹ nên:

  • Khuyến khích con vận động, đặc biệt là các bài tập nhảy cao, nhảy xa, bơi... nhằm tạo điều kiện để cột sống và xương phát triển.
  • Từ 6 tháng tuổi (thời kỳ ăn dặm) trở đi mẹ hãy bổ sung đủ 4 nhóm chất là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời phải phong phú các loại thực phẩm để con hấp thụ đa dạng dưỡng chất và không bị ngán.
  • 90% sự phát triển của xương diễn ra vào lúc ngủ hoặc nghỉ ngơi. Vì thế ba mẹ hãy cho con ngủ đủ giấc, khoảng 8 giờ/ ngày.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến con phát triển chiều cao và cân nặng không bằng bạn bè là do rối loạn tiêu hóa, dẫn đến hấp thụ các dưỡng chất kém. Do đó, nên ưu tiên cho bé bú sữa mẹ trong những năm đầu đời bởi sữa mẹ có những đặc tính đặc biệt, vô cùng êm dịu với hệ tiêu hóa để con dễ dàng hấp thu trọn vẹn các dưỡng chất. 

Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ không đủ sữa, con không chịu bú mẹ hoặc bé chuẩn bị chuyển sang giai đoạn bú bình, mẹ nên chọn những sản phẩm có công thức “thân thiện” với hệ tiêu hóa của con. Trong đó, sữa dê Kabrita là gợi ý mà mẹ không nên bỏ qua.

Nhờ sử dụng nguồn sữa dê chất lượng, Kabrita chứa rất ít αs1 casein, vì thế tạo ra các mảng sữa đông mềm, giúp bé tiêu hóa dễ dàng. Cùng với đó là hàm lượng Oligosaccharides phong phú, có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột của con. 

Đặc biệt, trong sữa dê còn chứa đạm quý A2, không chứa A1 βcasein - thành phần gây ra các rối loạn tiêu hóa (táo bón, đầy hơi, chướng bụng…) thường có trong sữa bò.

Bên cạnh những dưỡng chất có trong sữa dê, Kabrita còn bổ sung các thành phần giúp êm dịu đường tiêu hóa, giúp con hấp thu trọn vẹn các dưỡng chất như:

  • Tỉ lệ đạm Whey:Casein được điều chỉnh tối ưu, hạn chế hình thành các mảng sữa đông nên giúp bé cải thiện được các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, chướng bụng... 
  • Bổ sung chất xơ GOS hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột.
  • Tăng cường Beta-Palmitate giúp đường ruột khỏe mạnh và hỗ trợ sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh.

bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé

Kabrita sở hữu công thức độc đáo êm dịu với hệ tiêu hóa còn non nớt của con, từ đó giúp con dễ dàng hấp thu trọn vẹn dưỡng chất. 

Trên đây là chi tiết bảng chiều cao cân nặng của trẻ em. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý bảng thống kê chiều cao cân nặng của trẻ trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì thế, nếu con không đạt được chiều cao cân nặng theo tiêu chuẩn, nhưng vẫn lanh lẹ và khỏe mạnh, ba mẹ không nên quá lo lắng. Ngoài ra, ba mẹ nên cho con đi khám sức khỏe định kỳ và nhờ chuyên gia dinh dưỡng tư vấn để có được giải pháp tăng cân, tăng chiều cao ổn định, an toàn và hiệu quả cho bé. 

> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ