Kabrita Việt Nam

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Dấu hiệu và giải pháp hay mẹ nên biết

Đăng lúc 08/03/2023
Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Dấu hiệu và giải pháp hay mẹ nên biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Biếng ăn tâm lý ở trẻ là một trong những hiện tượng phổ biến, tuy không quá nghiêm trọng nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển nếu không được cải thiện kịp thời. Vậy làm sao để mẹ có thể nhận biết trẻ biếng ăn do tâm lý và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng đọc tiếp bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Tìm hiểu biếng ăn tâm lý ở trẻ em là gì?

Biếng ăn tâm lý là một dạng rối loạn ăn uống (hay còn gọi là chán ăn thần kinh), khiến trẻ tự giới hạn lượng thức ăn của mình, dẫn đến khó hoặc chậm tăng cân. Trong đó, có hai dạng biếng ăn tâm lý ở trẻ thường gặp là:

  • Loại hạn chế: Trẻ thường né tránh, không muốn hay từ chối ăn các thực phẩm giàu carbohydrate (như khoai lang, chuối, củ dền, yến mạch, các loại đậu…) và chất béo.
  • Loại Bulimic (binging và purging): Là trường hợp trẻ mắc chứng cuồng ăn nhưng sau ăn lại nôn trớ. Từ đó khiến trẻ sợ ăn và sinh ra cảm giác biếng ăn.

Phân biệt trẻ biếng ăn tâm lý và các loại biếng ăn khác

Các triệu chứng biếng ăn thường có biểu hiện giống nhau là bé đều ăn không hết khẩu phần, thời gian bữa ăn kéo dài trên 30 phút, hay có phản ứng chạy trốn, khóc mỗi khi cho ăn… nên dễ khiến nhiều cha mẹ nhầm lẫn. Do đó, để có cách chữa biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ cần nắm rõ các đặc điểm phân biệt như sau:

  • Biếng ăn sinh lý: Chỉ xuất hiện trong vài ngày hoặc 1 - 2 tuần khi trẻ có những thay đổi về mặt sinh lý trong quá trình phát triển như mọc răng, ăn dặm, tập đi… Sau khi cơ thể đã thích nghi, trẻ sẽ trở lại ăn uống bình thường.
  • Biếng ăn bệnh lý: Thường xảy ra khi trẻ mắc các bệnh lý ảnh hưởng hệ tiêu hóa như cảm cúm, lở miệng, viêm họng… Khi bệnh lý được cải thiện, chứng biếng ăn cũng được khắc phục.
  • Biếng ăn tâm lý: Khác với hai loại biếng ăn trên, trẻ biếng ăn tâm lý chủ yếu do môi trường và cách chăm sóc thiếu khoa học gây ảnh hưởng đến tinh thần. Thời gian cải thiện tình trạng này cũng kéo dài lâu hơn.
 

biếng ăn tâm lý ở trẻ

    Tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ thường khởi phát do con có cảm giác bị ép buộc vào khuôn khổ hay làm những điều mình không muốn như phải ngồi một chỗ, bị ép ăn và la mắng.

    Nguyên nhân gây biếng ăn tâm lý ở trẻ

    Nhiều nghiên cứu cho biết, nguyên nhân biếng ăn tâm lý ở trẻ em thường xuất phát do các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ. Cụ thể:

    • Cha mẹ lo lắng con ăn uống không đủ chất, kém phát triển nên thường ép ăn đủ bữa, đủ số lượng, ngay cả khi trẻ không có nhu cầu. Về lâu dài, việc này không chỉ khiến trẻ thêm khó chịu, lười ăn mà còn tác động xấu đến hệ tiêu hóa.
    • Không khí bữa ăn đầy căng thẳng, bị la mắng mỗi khi ăn chậm, ép ăn món không thích… có thể khiến trẻ sợ hãi, chán ghét việc ăn uống.
    • Biếng ăn tâm lý ở trẻ 2 tháng tuổi do đột ngột thay đổi môi trường sống như chuyển nhà, du lịch, đi nhà trẻ… khiến con chưa kịp thích nghi với người chăm sóc, lịch bú và cách cho bú.
    • Trong giai đoạn ăn dặm, tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ 6 tháng tuổi xuất hiện do mẹ vô tình cho trẻ xem tivi, điện thoại trong lúc ăn. Điều này khiến bé ăn không tập trung, làm cho vị giác lẫn cảm giác ngon miệng giảm dần, dẫn đến biếng ăn.

    Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn tâm lý

    Để nhận biết trẻ có đang bị biếng ăn tâm lý không, phụ huynh hãy quan sát các dấu hiệu sau:

    • Trẻ thường cảm thấy lo lắng, sợ hãi và khó chịu khi chuẩn bị ăn.
    • Nhiều trường hợp biếng ăn tâm lý ở trẻ 5 tháng tuổi còn buồn nôn khi thấy thức ăn, hoặc nôn khi ăn.
    • Trẻ bỗng dưng ăn ít hơn bình thường, đồng thời có động tác lấy tay che, ngậm chặt miệng không chịu há mỗi khi đút ăn.
    • Thường xuyên ngậm thức ăn lâu trong miệng, không chịu nhai và nuốt, khiến bữa ăn kéo dài trên 30 phút.
    • Trẻ ít khi đòi ăn, hoặc chỉ chịu ăn cơm chan nước canh, trứng, không ăn hải sản, thịt hay rau xanh.
    • Bé từ chối ăn bằng cách giả đau bụng, làm đổ thức ăn, chạy trốn, khóc to…

    Thông thường, thời gian những triệu chứng này xuất hiện ở trẻ là từ 4 tháng đến 2 tuổi. Trẻ lớn từ 2 tuổi trở lên sẽ ít mắc biếng ăn tâm lý, do con có thể chủ động từ chối khi không muốn ăn.

    biếng ăn tâm lý ở trẻ 4 tháng tuổi

    Các bé biếng ăn do tâm lý thường từ chối bữa ăn bằng cách la khóc, lấy tay che miệng hoặc quay mặt sang chỗ khác khi được cho ăn.

    Biếng ăn tâm lý ở trẻ em có nguy hiểm không?

    Nhìn chung, khi bị biếng ăn tâm lý trẻ sẽ không thể nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết gây thiếu hụt vi chất sắt, kẽm, protein… Lúc này, sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, dễ nhiễm khuẩn và ốm vặt, đồng thời sức khỏe chậm hồi phục nên cũng biếng ăn hơn trước. Nếu để tình trạng này kéo dài, con có thể chuyển sang biếng ăn mãn tính, thậm chí là suy dinh dưỡng, thấp còi.

    Bên cạnh việc ảnh hưởng đến sự phát triển, biếng ăn tâm lý ở trẻ còn tác động đến tâm lý (do bị cha mẹ quát mắng, thúc ép…) khiến trẻ ngại tương tác và không muốn tiếp xúc với người thân trong gia đình. Vì thế, mặc dù biếng ăn tâm lý ở trẻ 3 - 4 tháng tuổi là hiện tượng phổ biến, nhưng cha mẹ cần sớm nhận biết dấu hiệu để cải thiện kịp thời.

    Để cải thiện tình trạng biếng ăn tâm lý, cha mẹ nên làm gì?

    Khi trẻ có đầy đủ các dấu hiệu biếng ăn tâm lý, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán và kiểm tra tình trạng sức khỏe, nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy cơ trên. Song song đó, để giúp trẻ ăn ngon miệng trở lại, phụ huynh nên kết hợp điều chỉnh, ổn định tâm lý ăn uống của trẻ tại nhà bằng cách:

    Tránh bắt ép trẻ ăn

    Hành động ép buộc hay dọa nạt có thể khiến chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ càng kéo dài. Thay vào đó, hãy để bé ăn theo nhu cầu, cho ăn khi muốn và dừng khi con no. Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ ăn khẩu phần phù hợp với độ tuổi, tránh cho trẻ ăn quá nhiều làm nôn trớ dẫn đến sợ ăn.

    Giãn khoảng cách các cữ

    Để trẻ không cảm thấy bị “nhồi nhét” quá nhiều thức ăn, mẹ nên điều chỉnh khoảng cách giữa các bữa ăn từ 2 - 3 giờ. Bởi nhiều trường hợp biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh 5 - 6 tháng tuổi do thời gian bú sữa và ăn dặm gần nhau, khiến trẻ chưa có cảm giác đói và từ chối ăn.

    biếng ăn tâm lý ở trẻ 3 tháng tuổi

    Hãy để trẻ ăn khi thật sự đói, con sẽ hào hứng và muốn ăn nhiều hơn!

    Tập cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ

    Lập thời gian biểu cho bé ăn đúng giờ và thực hiện đều đặn giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, trẻ ăn uống ngon miệng hơn. Song cần lưu ý, mẹ không nên cho bé ăn khi đang buồn ngủ vì như vậy bé dễ quấy khóc, không tập trung ăn.

    Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn

    Cho con ăn cùng gia đình trong bầu không khí vui vẻ, thoải mái là cách chữa biếng ăn tâm lý ở trẻ được nhiều người áp dụng. Ngoài ra, việc phụ huynh động viên và khen ngợi khi trẻ ăn ngoan, ăn nhiều hơn bình thường cũng giúp cải thiện tình trạng rõ rệt.

    Sử dụng sữa công thức phù hợp cho bé tiêu hóa khỏe, tăng trưởng khỏe mạnh

    Bên cạnh việc thay đổi thói quen ăn uống bên ngoài, mẹ cũng cần phải chú trọng chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ từ bên trong. Bởi trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh với hệ vi sinh đường ruột cân bằng (85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn) sẽ giúp hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn ra ổn định, hỗ trợ thải trừ chất độc hại và tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Nhờ đó, con hứng thú ăn và ăn ngon miệng hơn khi bụng khỏe. Chưa kể, trẻ tiêu hóa tốt còn có thể dễ dàng và nhanh tiếp nhận thức ăn mới để phát triển vượt trội.

    Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị các vi khuẩn gây hại xâm nhập, dẫn đến mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp trẻ sử dụng sữa công thức chứa đạm biến tính, khó tiêu hay mẫn cảm với sữa bò có thể tạo áp lực cho hệ tiêu hóa, từ đó hấp thụ kém, chướng bụng, thậm chí là biếng ăn. 

    Chính vì thế, cách chữa tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh tốt nhất là kết hợp cho trẻ bú mẹ, song song lựa chọn loại sữa công thức khoa học phù hợp với bé, để không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cao mà còn hỗ trợ xây dựng nền tảng tiêu hóa khỏe mạnh ngay từ giai đoạn đầu đời.

    Sữa dê Kabrita - Lựa chọn tốt cho hệ tiêu hóa

    Hiểu rằng tiêu hóa khỏe là chìa khóa quan trọng để giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn tâm lý, Kabrita mang đến dòng sữa dê chất lượng, êm dịu cho tiêu hóa của trẻ. Sản phẩm hoàn toàn không chứa đạm A1 ß-casein gây khó tiêu mà chỉ chứa đạm quý A2 ß-casein, đồng thời có rất ít αs1 casein, nên tạo ra mảng sữa mềm - lỏng cho trẻ tiêu hóa dễ dàng. Đồng thời, hàm lượng Oligosaccharides và Nucleotides phong phú được bổ sung vào sữa còn giúp trẻ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa vững vàng hơn.

    Đặc biệt, để phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, Kabrita còn cải tiến công thức với tỷ lệ đạm Whey:Casein tối ưu, hạn chế hình thành các mảng sữa đông. Sản phẩm cũng kết hợp các thành phần có lợi cho tiêu hóa như chất xơ GOS và Beta-palmitate (chỉ có trong sữa mẹ) hỗ trợ nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, cho con yêu một chiếc bụng khỏe.

    Hơn hết, sữa dê Kabrita còn “ghi điểm” bởi công thức dồi dào dưỡng chất giúp trẻ tăng trưởng toàn diện về thể chất lẫn trí não như DHA & ARA, 22 vitamin & khoáng chất cần thiết… Cùng hương vị sữa nhạt thanh, thơm mát, phù hợp khẩu vị của trẻ em Việt Nam cho con dễ dàng làm quen, uống ngon miệng ngay từ lần nếm đầu tiên.

    biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh

    Hàng triệu phụ huynh tin chọn sữa dê Kabrita cho con yêu hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường hấp thu dưỡng chất để thỏa sức lớn khôn.

     

    Bổ sung thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng

    Xây dựng thực đơn khoa học cho trẻ biếng ăn với các thực phẩm giàu vi chất cũng giúp trẻ cải thiện tình trạng. Chẳng hạn như, thực phẩm giàu kẽm (thịt đỏ, thịt gà, hàu, tôm…) giúp trẻ tăng khẩu vị, thực phẩm chứa sắt (thịt bò, cải bó xôi, ngũ cốc nguyên hạt…) tăng cường quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, trao đổi chất; thực phẩm dồi dào Omega-3 (cá hồi, cá thu, hạnh nhân…) hỗ trợ quá trình trao đổi và tiếp nhận thông tin của não bộ, từ đó giúp não thực hiện tốt chức năng về sinh lý và tâm lý.

    >> Xem thêm: [Tư vấn] Trẻ biếng ăn chậm tăng cân nên bổ sung gì mới tốt?

    Đa dạng cách chế biến, trình bày món ăn đẹp mắt

    Nếu đã áp dụng những cách chữa biếng ăn tâm lý ở trên mà trẻ vẫn ăn rất ít, phụ huynh nên tăng cường số lượng bữa ăn và luân phiên thay đổi các món ăn trong thực đơn. Đồng thời, mẹ hãy đa dạng cách chế biến (chiên, luộc, xào) và trang trí món ăn thêm sinh động, bắt mắt (như sử dụng bát và thìa có họa tiết ngộ nghĩnh, đáng yêu) để kích thích trẻ hào hứng ăn hơn.

    Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ biếng ăn tâm lý

    Để hạn chế chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ kéo dài, cha mẹ đừng bỏ qua các lưu ý sau trong quá trình chăm sóc:

    • Hãy để trẻ tự lập trong mỗi bữa ăn như tự xúc, tự chọn món ăn mình yêu thích.
    • Tập cho trẻ thói quen ăn uống tập trung, không cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại hay chơi đồ chơi.
    • Với các trẻ lớn, nên cho con cùng tham gia vào hoạt động nấu ăn sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú với bữa ăn do chính tay mình tạo ra.
    • Không nên kéo dài thời gian ăn quá 30 phút.
    • Điều chỉnh bữa ăn ở nhà dựa trên thực đơn ở trường học, nhằm giúp bé cảm nhận hương vị món ăn gần gũi hơn.

    Qua toàn bộ thông tin trên đây, chắc hẳn đã giúp bố mẹ hiểu rõ biếng ăn tâm lý ở trẻ là như thế nào. Có thể nói, mỗi bé đều có một nhịp sinh học, thói quen, nhu cầu ăn cũng như tâm lý riêng. Do đó, để con có thể hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất, cha mẹ cần kiên nhẫn, không nóng vội, mà hãy chủ động tìm ra điểm sai trong phương pháp cho ăn, từ đó có hướng xử trí phù hợp.]

    > Xem thêm:

    Chia sẻ bài viết này Share
    Bài viết khác
    • Bài viết trước:
    • Bài viết sau:
    Danh mục
    Giỏ hàng
    Tổng tiền: 0₫
    Đã thêm vào giỏ