Kabrita Việt Nam

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh trong bao lâu, mẹ cần làm gì?

Đăng lúc 08/03/2023
Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh trong bao lâu, mẹ cần làm gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Vấn đề biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng. Bởi, về lâu dài nếu không được điều trị kịp thời, trẻ sơ sinh dễ bị suy dinh dưỡng, đề kháng kém và chậm phát triển. Như vậy, đâu là nguyên nhân trẻ gặp tình trạng biếng ăn sinh lý và khắc phục như thế nào? Mời cha mẹ tiếp tục tham khảo bài viết sau đây để có giải đáp chi tiết nhất!

Thế nào là biếng ăn sinh lý?

Biếng ăn sinh lý là một dạng biếng ăn thường gặp, khi trẻ bước vào giai đoạn biến đổi thể chất tự nhiên, ví dụ như mọc răng, ăn dặm, tập bò, đứng, đi hoặc tập nói. Ngoài ra, tình trạng này có thể xuất hiện ngay khi trẻ vừa chào đời do giai đoạn mang thai, cơ thể của mẹ bị thiếu hụt các loại vitamin hoặc canxi, sắt, kẽm. 

biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Biếng ăn sinh lý ở trẻ chủ yếu xảy ra trong giai đoạn mới mọc răng, bắt đầu ăn dặm, tập bò, tập đứng hoặc tập đi.

Trẻ biếng ăn sinh lý giai đoạn nào?

Nhìn chung, thời gian biếng ăn sinh lý của trẻ được phân chia như sau: 

Giai đoạn 1 - 2 tháng tuổi

Giai đoạn mới sinh được 1 tháng, nhiều trẻ có biểu hiện lười bú là do mẹ ít cho con bú hoặc cho con bú sai tư thế khiến trẻ khó chịu. Đặc biệt, nếu mẹ có chế độ ăn uống không phù hợp dẫn đến nguồn sữa mẹ có vị lạ, làm cho trẻ sơ sinh không muốn bú mẹ nữa. 

Đến khi được 2 tháng tuổi, trẻ có thể được tiêm các loại vacxin khác nhau. Khi ấy, tác dụng phụ của vacxin vừa gây ra mệt mỏi, vừa dẫn đến biếng ăn sinh lý ở trẻ 2 tháng tuổi. 

Giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, trẻ đã biết lật, lẫy, ngóc đầu để quan sát mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân làm cho trẻ ham chơi và tăng nguy cơ biếng ăn sinh lý.

Giai đoạn 5 - 6 tháng tuổi

Mọc răng là một trong những nguyên nhân gây ra biếng ăn sinh lý ở trẻ 5 tháng tuổi. Lý do là lúc này, nướu bị sưng và đau dữ dội, khiến trẻ ăn uống không thoải mái. 

Mặt khác, trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu ăn bổ sung các loại thực phẩm mới bên cạnh bú mẹ. Do thức ăn thô hơn so với sữa mẹ, trẻ chưa kịp thích nghi nên đôi khi trẻ có thể từ chối ăn uống. Về lâu dài, đây cũng là lý do gây ra biếng ăn sinh lý ở trẻ 6 tháng tuổi, nghiêm trọng hơn là khiến trẻ suy dinh dưỡng và chậm phát triển. 

Giai đoạn 7 - 8 tháng tuổi 

Tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng tuổi chủ yếu là do ảnh hưởng của quá trình mọc răng, khiến trẻ bị đau, sốt, mệt mỏi và không muốn ăn gì. 

Một tháng sau đó cũng là thời điểm trẻ bước vào tuần khủng hoảng. Giai đoạn này không chỉ gây ra biếng ăn sinh lý ở trẻ 8 tháng tuổi, mà còn làm cho trẻ quấy khóc, mất ngủ thường xuyên vào ban đêm.

biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi

Mọc răng là một trong những nguyên nhân khiến bé tự nhiên biếng ăn sinh lý, đi kèm quấy khóc và mất ngủ vào ban đêm. 

Giai đoạn 9 - 10 tháng tuổi

9 tháng tuổi là thời điểm trẻ chuyển sang ăn cháo/cơm nát thay vì ăn bột. Do chưa thích ứng với kỹ năng nhai - nuốt các loại thức ăn mới nên thỉnh thoảng, trẻ hay biếng ăn và bỏ bữa là vậy. 

Đến giai đoạn 10 tháng tuổi, trẻ sơ sinh đã bắt đầu tập bò, tập đứng, tập đi. Với kỹ năng di chuyển tốt lúc này, trẻ có thể thoải mái tìm tòi, khám phá thế giới. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân khiến trẻ ham chơi, từ đó gây ra biếng ăn sinh lý ở trẻ 10 tháng tuổi.

> Có thể mẹ quan tâm: Bé 10 tháng tuổi biết làm gì và bí quyết nuôi con khỏe mạnh

Giai đoạn 16 - 18 tháng tuổi

Trẻ 16 - 18 tháng tuổi mong muốn khám phá thế giới xung quanh nhiều hơn nên có thể tỏ ra chán ăn, không còn hứng thú với chuyện ăn uống.

Giai đoạn 2 - 3 tuổi

Đây là thời điểm trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo. Lúc này, một số thay đổi về môi trường sinh hoạt và chế độ ăn uống có thể gây ra biếng ăn sinh lý ở trẻ. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn sinh lý

Dưới đây là một số biểu hiện ở trẻ mà mẹ không nên bỏ qua:

  • Trẻ bú ít hơn hàm lượng khuyến nghị hoặc có thể từ chối bú mẹ. 
  • Đối với trẻ ăn dặm, lượng ăn của trẻ ít hơn bình thường (dưới ½ khẩu phần ăn theo độ tuổi). Kể cả khi đó là món ăn yêu thích thì trẻ cũng không có hứng thú hoặc gần như không muốn ăn gì. 
  • Trẻ chỉ ăn một vài món nhất định, không chịu dùng thử món ăn mới. 
  • Trẻ ngậm đồ ăn trong miệng rất lâu, thậm chí còn phun thức ăn ra ngoài, làm cho bữa ăn kéo dài đến hàng giờ. 
  • Trẻ ham chơi, nghịch ngợm và không chịu ngồi yên trong bữa ăn. Đặc biệt, nhiều trẻ khi thấy mẹ dọn thức ăn ra thì quấy rối, khóc lóc để né tránh việc ăn uống.
  • Trẻ buồn nôn khi ngửi mùi đồ ăn hoặc có thể nôn khi ăn. 
  • Không tăng cân liên tục trong vòng 3 tháng cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đang biếng ăn. 

Bé biếng ăn sinh lý kéo dài trong bao lâu?

Thông thường, thời gian biếng ăn sinh lý của trẻ sơ sinh diễn ra trong vòng 1 - 2 ngày hoặc kéo dài đến 1 - 2 tuần (tùy vào từng độ tuổi). Điều này tuy không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe nhưng cha mẹ phải có biện pháp xử lý sớm, tránh chủ quan kéo dài vì có thể chuyển sang biếng ăn tâm lý, từ đó tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, giảm đề kháng và làm chậm tốc độ phát triển ở trẻ. 

Mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn sinh lý?

Dưới đây là một số lời khuyên giúp trẻ sớm ăn ngon và ăn nhiều trở lại: 

Chia nhỏ bữa ăn

Mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mỗi bữa cho con ăn từng chút một để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa giúp trẻ không cảm thấy bị “nhồi nhét” thức ăn quá nhiều.

trẻ biếng ăn sinh lý

Mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, để trẻ không cảm thấy áp lực, không xảy ra tình trạng biếng ăn. 

Ưu tiên thực phẩm dễ tiêu hóa

Đối với trẻ mọc răng bị biếng ăn, mẹ nên lựa chọn thực phẩm mềm, lỏng như canh, cháo, súp để giúp trẻ dễ hấp thu và tiêu hóa, đồng thời tránh cơn đau khó chịu ở răng hàm và không ảnh hưởng đến khẩu vị. 

Thay đổi thực đơn đa dạng

Thực đơn ăn dặm của trẻ sơ sinh phải được đa dạng hóa theo ngày, tuần, tháng và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng, sở thích, cũng như thói quen ăn uống của trẻ. Đặc biệt, khi bữa ăn có nhiều món ăn khác nhau, điều này không chỉ cân đối dinh dưỡng, tránh tình trạng bị trẻ thiếu chất, mà còn kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng và hào hứng với việc ăn uống hơn. 

Trang trí món ăn bắt mắt

Nếu mẹ không biết làm gì khi trẻ biếng ăn sinh lý, hãy thử trang trí món ăn sao cho hấp dẫn, có màu sắc bắt mắt và hình thù ngộ nghĩnh. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng chén bát hoặc dụng cụ ăn uống có kiểu dáng độc đáo, nhằm kích thích hứng thú của trẻ mỗi khi ngồi vào bàn ăn. 

Không ép trẻ ăn

Cha mẹ nên cư xử thoải mái, khuyến khích và động viên trẻ ăn uống thay vì ép buộc, quát mắng có thể khiến trẻ sợ hãi, áp lực, từ đó dẫn đến biếng ăn kéo dài, khó khắc phục. 

Hạn chế thói quen xấu

Phụ huynh không nên cho bé vừa ăn vừa xem tivi. Bởi, thói quen này khiến trẻ phân tâm, không tập trung vào ăn uống và dễ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Thêm vào đó, hãy dừng việc cho trẻ ăn vặt trước bữa chính; đồng thời thiết lập thời gian ăn uống khoa học với mỗi bữa cách nhau 4 - 5 tiếng và không kéo dài hơn 30 phút. Nhờ vậy, có thể giúp trẻ ăn ngoan và bắt kịp đà tăng trưởng ổn định.

Cho trẻ uống thêm sữa và bổ sung các bữa ăn phụ

Nếu trẻ không ăn nhiều trong bữa chính, cha mẹ có thể cho con ăn thêm bữa phụ với các loại thực phẩm như phô mai, sữa chua, bánh flan hoặc trái cây. Ngoài ra, bổ sung sữa công thức cũng là bí quyết chăm sóc trẻ biếng ăn, giúp con hấp thu đầy đủ dưỡng chất để phát triển tối ưu, cũng như giảm nguy cơ suy dinh dưỡng. 

hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn yếu ớt, chưa hoàn thiện nên chuyên gia khuyến khích mẹ nên mua loại sữa có thành phần dịu nhẹ với hệ tiêu hóa của con. Một trong những thương hiệu được nhiều phụ huynh tin tưởng nhất hiện nay là sữa dê Kabrita

Sản phẩm kế thừa thành phần quý giá của sữa dê nguyên bản, chứa đạm quý A2 βcasein, không có đạm A1 βcasein và có nồng độ đạm αs1 casein rất thấp, tạo ra nhiều mảng sữa mềm và lỏng, hỗ trợ trẻ hấp thu nhanh và ngăn ngừa táo bón - một trong những nguyên nhân gây ra biếng ăn. Kết hợp với Oligosaccharides và hàm lượng Nucleotides dồi dào, sữa dê Kabrita hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, qua đó tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.

Ngoài ra ở Kabrita, các chuyên gia còn điều chỉnh đạm whey:casein theo tỷ lệ tối ưu giúp hạn chế hình thành các mảng sữa đông, bổ sung chất xơ GOS và Beta-Palmitate nhằm cải thiện hệ tiêu hóa, cho trẻ êm bụng, ăn ngon và ngủ tốt. 

trẻ biếng ăn sinh lý giai đoạn nào

Sữa dê Kabrita với thành phần êm dịu với tiêu hoá của trẻ, giúp trẻ ăn ngon, hấp thu tốt và khôn lớn khỏe mạnh. 

Sữa dê Kabrita còn có DHA & ARA giúp trẻ phát triển tư duy, 22 loại vitamin - khoáng chất quan trọng vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, vừa tăng cường miễn dịch để trẻ khôn lớn và khỏe mạnh từ bên trong. 

Nhiều mẹ cho biết, vì sữa dê Kabrita có hương vị thơm ngon nên trẻ rất dễ làm quen và thích uống. Kabrita cũng có nhiều dòng sản phẩm cho trẻ sơ sinh và trẻ từ 1 tuổi trở lên đang gặp phải tình trạng biếng ăn. Để mua hàng chính hãng, mẹ có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc gọi Tổng đài 1900 3454.

Trẻ biếng ăn sinh lý khi nào nên đi khám?

Nếu đã áp dụng toàn bộ biện pháp trên đây nhưng tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ không thuyên giảm, ngược lại có thêm dấu hiệu bất thường dưới đây thì cha mẹ nên đưa con đi khám ngay để bác sĩ đề xuất phương pháp khác tốt hơn:

  • Trẻ biếng ăn sinh lý kéo dài trên 3 tuần.
  • Trẻ không muốn ăn món gì, thậm chí có thể bỏ ăn cả ngày. 
  • Trẻ sơ sinh có cân nặng và chiều cao thấp hơn so với các trẻ cùng trang lứa. 
  • Trẻ sốt cao, đi kèm là triệu chứng tiêu chảy, táo bón, buồn nôn và nôn. 

Nhìn chung, đối với tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên chuẩn bị kiến thức đầy đủ, để có biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo con yêu được phát triển ổn định. Ngoài ra, trong chế độ ăn uống hằng ngày, cha mẹ cũng phải đa dạng thực đơn, chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn đúng giờ; đồng thời, kết hợp dùng thêm sữa dê công thức để giúp con hấp thu đủ chất, tránh nguy cơ suy dinh dưỡng còi cọc.  

>>> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
  • Bài viết trước:
  • Bài viết sau:
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ