Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Nhiều bố mẹ lo lắng khi bé xuất hiện các dấu hiệu dị ứng sữa công thức như phát ban, tiêu chảy, nôn trớ, nổi mẩn ngoài da, thậm chí một số bé bị co thắt khí phế quản gây thở rít, khó thở… Vậy tình trạng này có nguy hiểm không và làm thế nào để khắc phục hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Dị ứng sữa công thức là gì
Dị ứng sữa công thức là tình trạng phản ứng phòng vệ của hệ thống miễn dịch với các thành phần có trong sữa công thức. Tùy thuộc vào dấu hiệu dị ứng của trẻ, bác sĩ có thể xác định mức độ nghiêm trọng của phản ứng.
Hiện nay, phần lớn sữa công thức đều là sản phẩm của sữa bò. Do đó, tỷ lệ trẻ dị ứng sữa công thức gia tăng cũng xuất phát từ nhu cầu sử dụng các chế phẩm làm từ sữa bò.
Hầu hết trẻ bị dị ứng với sữa công thức chủ yếu là dị ứng với sữa bò.
Nguyên nhân gây dị ứng sữa công thức ở trẻ
Nguyên nhân gây dị ứng sữa công thức là do cơ thể phản ứng quá mức với đạm (Protein) có trong sữa. Đối với sữa bò thường có 2 loại Protein chính gây dị ứng là:
- Đạm Casein: có trong phần rắn của sữa, đặc tính vón cục, khó tiêu hóa, hấp thu chậm.
- Đạm Whey: có trong phần lỏng của sữa sau khi lắng, dễ tiêu hoá và hấp thu nhanh.
- Ngoài ra còn có các yếu tố khác làm tăng nguy cơ dị ứng sữa công thức ở trẻ.
- Cơ địa: Nếu trẻ có cơ địa dị ứng với bất kỳ một tác nhân nào khác cũng có thể dị ứng với sữa công thức.
- Độ tuổi: Nguy cơ dị ứng sữa công thức sẽ giảm dần khi hệ tiêu hóa của trẻ trưởng thành.
- Di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ bị dị ứng sữa công thức có thể do di truyền từ mẹ hoặc cha từng có tiền sử dị ứng thực phẩm hoặc tiền sử mắc bệnh chàm, mề đay, hen phế quản,…
Dấu hiệu trẻ bị dị ứng sữa công thức
Dị ứng sữa bột công thức có biểu hiện đa dạng, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của trẻ với nhiều mức độ và thời điểm xuất hiện khác nhau.
Dưới đây là 5 dấu hiệu phổ biến nhất khi trẻ bị dị ứng sữa công thức:
Trẻ bị tiêu chảy và đầy bụng
Sau khi bú sữa công thức, trẻ có dấu hiệu đầy bụng, khi sờ vào bụng thì thấy bụng phình to, căng cứng. Kèm theo đó là triệu chứng tiêu chảy với tần suất đi ngoài nhiều hơn bình thường (trung bình 2 - 4 lần/ngày trong vòng hơn một tuần), phân lỏng, thậm chí có máu trong phân hoặc trong tã.
Hầu hết trẻ bị dị ứng với sữa công thức chủ yếu là dị ứng với sữa bò.
Trẻ bị nôn trớ thường xuyên
Nôn trớ là hiện tượng sữa và dịch dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Thông thường, trớ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, hiện tượng trớ này sẽ hết khi trẻ được khoảng 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng nôn trớ xảy ra ngoài giờ ăn, kèm theo khó nuốt và nhiều biểu hiện khác thì rất có thể trẻ đã bị dị ứng sữa công thức.
> Xem thêm: Trẻ bị nôn trớ do đâu? Cách xử trí phù hợp
Da nổi mẩn đỏ, phát ban
Khi bị dị ứng sữa bột công thức, da của trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ ở mặt, cổ, tay, chân, bụng,... trông giống như phát ban. Song song đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí một số vị trí còn tiết chất lỏng rồi đóng vảy.
Cơ thể bị sưng phù
Trẻ bị dị ứng đạm sữa có thể gặp triệu chứng nuốt vướng do vùng hầu họng bị sưng phù, hoặc bị phù mi mắt, sưng môi,...
Thở khò khè hoặc khó thở
Sau khi uống sữa, trẻ có dấu hiệu hắt hơi, chảy nước mũi, có đờm trong mũi và cổ họng, khó thở, thở khò khè,... Đây là những dấu hiệu trẻ bị dị ứng với sữa công thức mà bố mẹ cần nhận biết sớm.
Trẻ cáu gắt và quấy khóc
Khi trẻ gặp các triệu chứng khó chịu do dị ứng sữa, trẻ sẽ cáu gắt hoặc quấy khóc liên tục, không chịu nín dù đã được bố mẹ vỗ về.
Khi bị dị ứng sữa, trẻ thường xuyên quấy khóc, khó chịu do bị rối loạn tiêu hóa, phát ban, ngứa mắt…
Trong các loại sữa hiện nay, sữa bò là loại sữa dễ gây dị ứng nhất. Sữa bò cũng là nguyên liệu phổ biến để sản xuất ra sữa công thức. Chính vì thế, trẻ nhỏ bị dị ứng sữa công thức thường do bé bị dị ứng với sữa bò.
Trẻ bị dị ứng sữa có nguy hiểm không?
Trong một số trường hợp, trẻ bị dị ứng sữa quá mức có thể xảy ra tình trạng sốc phản vệ. Theo đó, hệ thống miễn dịch giải phóng một lượng lớn chất trung gian hóa học làm huyết áp giảm đột ngột, bít hẹp đường thở, gây khó thở… có thể dẫn đến tử vong.
Dị ứng sữa công thức kéo dài cũng có thể ảnh hưởng hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu không được khắc phục kịp thời, cơ thể trẻ rất khó hấp thu các dưỡng chất cần thiết, làm chậm sự phát triển toàn diện.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Khi con xuất hiện các dấu hiệu dị ứng sau khi uống sữa bột công thức, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kiểm tra chính xác mức độ và nguyên nhân gây ra dị ứng.
Cách chẩn đoán trẻ bị dị ứng sữa công thức
Các bác sĩ tiến hành khám lâm sàng và chỉ định biện pháp cận lâm sàng thích hợp:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ và phát hiện dấu hiệu bất thường thông qua quan sát, nghe, sờ, gõ… Sau đó, bác sĩ có thể hỏi bố mẹ một số thông tin để làm cơ sở chẩn đoán bệnh ban đầu.
- Cận lâm sàng: Bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp xét nghiệm máu, thử nghiệm chích da, thử nghiệm thực phẩm,... để xác định nguy cơ dị ứng với các thành phần của sữa.
Cách điều trị và chăm sóc khi trẻ bị dị ứng sữa công thức
Đối với trường hợp sốc phản vệ do dị ứng sữa, trẻ cần được đưa đến phòng cấp cứu và can thiệp các biện pháp hồi sức tích cực.
Đối với trường hợp dị ứng sữa ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể kê toa thuốc để kiểm soát tình trạng dị ứng và giảm nhẹ triệu chứng. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ gợi ý mẹ sử dụng loại sữa công thức khác, thường là sữa dê công thức hoặc sữa bò với đạm thủy phân hoàn toàn hoặc sữa công thức không chứa Lactose, tùy theo nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng.
Trong trường hợp bé chỉ bị mẫn cảm với đạm sữa bò, bác sĩ có thể gợi ý mẹ thay thế loại sữa bé đang uống bằng các loại sữa công thức không chứa A1 ß-casein.
Vì sao A1 ß-casein thường khiến trẻ bị mẫn cảm, khó chịu? Trong sữa bao gồm 2 nhóm Protein chính là Whey và Casein. Casein được cấu tạo từ nhiều Protein nhỏ hơn như αs1-casein, αs2-casein, β-casein và k-casein. Đạm A1 là một trong những thành phần cấu tạo nên β-casein. Khi A1 ß-casein được tiêu hóa ở ruột non, Histidine (axit amin tham gia tổng hợp protein của cơ thể) sẽ tạo ra một Peptide có tên là Beta-Casomorphin-7 (BCM-7). Đây là một chất gây rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, táo bón, phân lỏng và viêm ruột ở trẻ. |
Bật mí cho mẹ là trong sữa dê hoàn toàn không chứa A1 ß-casein mà chỉ chứa đạm quý A2. Loại sữa này còn chứa rất ít αs1 casein nên tạo ra các mảng sữa đông mềm, dễ tiêu hóa hơn. Bên cạnh đó, sữa dê cũng được đánh giá là chứa phong phú hàm lượng Oligosaccharides và Nucleotide dồi dào, giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm đầu đời.
Sử dụng nguồn sữa dê chất lượng từ châu Âu, vì thế bên cạnh giữ lại những tinh túy trên, Kabrita còn có nhiều cải tiến vượt bậc như:
- Tỉ lệ đạm Whey:Casein tối ưu, hạn chế hình thành các mảng sữa đông
- Bổ sung chất xơ GOS và Beta-Palmitate hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột phát triển.
- Bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé như DHA & ARA, 22 vitamin và khoáng chất.
- Hương vị thơm ngon, hợp khẩu vị trẻ.
Với nguồn sữa dê chất lượng, Kabrita giúp tiêu hóa của con được êm dịu, mẹ an tâm.
Tóm lại, dị ứng sữa công thức có thể gây nguy hiểm cho trẻ trong một số trường hợp hoặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa về lâu dài. Do đó, khi nhận thấy dấu hiệu trẻ bị dị ứng sữa công thức, bố mẹ không nên chủ quan mà nên đưa bé đến bác sĩ ngay để có cách xử lý phù hợp. Đặc biệt, bố mẹ nên tuân theo phác đồ điều trị và tuyệt đối không tự ý cho bé sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
> Xem thêm: