Kabrita Việt Nam

Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì và kiêng gì để nhanh hết bệnh?

Đăng lúc 25/08/2023
Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì và kiêng gì để nhanh hết bệnh?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Kiết lỵ là một vấn đề rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Mời cha mẹ tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau. 

Những điều cần biết về bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do các loại vi khuẩn hoặc kiết lỵ kỵ khí như Shigella, Campylobacter, Salmonella,… gây ra, dẫn đến tiêu chảy kèm máu hoặc chất nhầy, bụng đau quặn, sốt... Bệnh có thể lây lan từ thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm,...

Cha mẹ khó nhận ra trẻ bị kiết lỵ bởi cơ thể con không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn mang mầm bệnh. Tuy nhiên, nếu không kịp thời xử lý thì trẻ phải đối mặt với nguy cơ áp xe gan, vỡ màng bụng, tim, phổi… 

trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì

Nguyên nhân trẻ mắc kiết lỵ có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc môi trường sống bị nhiễm khuẩn. 

Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì?

Ngay khi nhận thấy trẻ có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, chất thải lỏng kèm máu và dịch nhầy, sốt cao…, phụ huynh phải đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám, điều trị cũng như hướng dẫn chăm sóc tại nhà đúng cách. 

Cùng với đó, để giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe, cha mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Dưới đây là những thực phẩm trẻ bị kiết lỵ nên ăn:  

Bổ sung những thực phẩm dễ tiêu 

Mẹ ưu tiên bổ sung cho bé các thực phẩm dễ tiêu (như gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, đậu non, củ mài, hạt sen, đậu xanh…), để vừa giúp bé nhẹ bụng, tiêu hóa tốt; vừa giảm bớt tình trạng đi phân lỏng.  

trẻ sơ sinh bị kiết lỵ mẹ nên ăn gì

Mẹ ưu tiên cho bé tiêu thụ thực phẩm dễ tiêu, nhằm hạn chế gây áp lực lên đường ruột. 

Các món ăn nhạt, loãng

Trước thắc mắc trẻ bị đi kiết nên ăn gì, phụ huynh có thể cân nhắc các thực phẩm nhạt, không gia vị và hơi loãng như súp, cháo, nước ổi… Những món ăn này vừa bổ sung dưỡng chất cho trẻ vừa giúp không gây kích thích lên đường ruột của trẻ.

Thực phẩm chứa lợi khuẩn probiotic

Lợi khuẩn Probiotic trong sữa chua, nấm sữa Kefir, dưa bắp cải, phô mai… có thể hỗ trợ thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất, từ đó cải thiện sức khỏe của con. Chưa kể, một số loại Probiotics, chẳng hạn như Bifidobacterium, Saccharomyces boulardii… còn có khả năng sản xuất enzyme hoặc protein ức chế vi khuẩn có hại tự nhiên, hỗ trợ tăng cường sức mạnh miễn dịch để cơ thể bé đủ sức chống chọi với vi khuẩn gây bệnh.

Rau quả, trái cây tươi

Bên trong rau quả, trái cây tươi như chuối, táo… rất giàu pectin và chất xơ hòa tan, có thể hỗ trợ giảm triệu chứng tiêu chảy, cải thiện sức khỏe đường ruột của trẻ. Vì vậy, đây cũng là nhóm thực phẩm bố mẹ nên bổ sung cho trẻ kiết lỵ.

Bú mẹ

Đối với trẻ vẫn còn bú mẹ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên tiếp tục cho bú theo nhu cầu. Bởi lẽ, sữa là là nguồn chứa vô vàn dưỡng chất quý giá cho trẻ, không chỉ êm dịu với hệ tiêu hóa mà còn hỗ trợ tăng cường miễn dịch, bù nước và bù khoáng trong bé yêu. 

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa. Nếu mẹ ăn một số thực phẩm không phù hợp (thực phẩm cay, nóng hay nhiều chất béo,...) có thể làm các triệu chứng tiêu hóa ở trẻ thêm nghiêm trọng. Vậy nên, mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng như gạo, rau xanh, hoa quả, sữa chua,… và kiêng ăn thực phẩm cay, nóng, dầu mỡ cũng như tiêu thụ đồ ngọt, chất kích thích,…

Với trẻ uống sữa công thức, mẹ cần pha sữa đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Và lưu ý là nên chia nhỏ cữ bú, để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa non yếu của con.

Êm dịu tiêu hóa của con với nguồn sữa dê mát lành

Chọn sữa công thức mát dịu là một trong những bí quyết giúp chăm sóc hệ tiêu hóa của bé yêu khỏe mạnh, giảm các rối loạn tại đây. Sữa dê Kabrita thừa hưởng sự dịu nhẹ sẵn có từ sữa dê cao cấp, cùng những cải tiến thành phần độc đáo từ Kabrita là gợi ý mẹ không nên bỏ qua để nâng niu hệ tiêu hóa của bé.

Sữa dê Kabrita sở hữu những ưu điểm nổi bật: 

  • Nguồn đạm quý A2, không chứa A1 βcasein (chất gây rối loạn tiêu hóa) và nồng độ as1-casein thấp, giúp tạo ra mạng sữa đông mềm, giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa, giảm tình trạng nôn trớ, đầy hơi,... Cùng với đó là hàm lượng OligosaccharidesNucleotides cao, hỗ trợ cân bằng vi sinh và bảo vệ đường ruột.
  • Tỷ lệ đạm Whey:Casein tối ưu, giúp chiếc bụng nhỏ của bé cảm thấy dễ chịu. Chất xơ GOS, Beta-palmitate tạo điều kiện lợi khuẩn đường ruột khỏe mạnh hơn.
  • Công thức bổ sung DHA, ARA và 22 loại vitamin - khoáng chất thiết yếu, hỗ trợ trẻ phát triển trí não và thị lực, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ. 
  • Vị ngọt dịu nhẹ, thơm ngon, giúp trẻ uống sữa ngon miệng

>> Mẹ có thể đặt mua sữa dê Kabrita chính hãng nhanh chóng tại website https://www.kabrita.vn hoặc tại các trang thương mại điện tử hoặc qua hệ thống ConCung, Bibomart, Kidsplaza, Bé Bụ Bẫm trên toàn quốc.

trẻ bị kiết lỵ không nên ăn gì

Sữa dê Kabrita với nguồn sữa mát lành, êm dịu với hệ tiêu hóa của trẻ.

 

Trẻ bị kiết lỵ không nên ăn gì?

Để hạn chế tình trạng kiết lỵ trầm trọng hơn, trẻ phải kiêng ăn các thực phẩm như:

  • Các món ăn nhiều dầu mỡ hoặc nhiều bã (như rau hẹ, rau cần, hành tây, giá đậu,...). 
  • Những món kích thích mạnh hệ tiêu hóa (như ớt, hạt tiêu, bột hạt cải, nước giải khát có ga,…). 
  • Sản phẩm từ sữa như pho mát, kem, bơ,… 
  • Các loại trái cây nhiều chất xơ như bưởi, cam, quýt,… 
  • Đồ uống có cồn, có ga hoặc chứa cafein (như rượu, bia, cà phê, soda, nước ngọt,…). 
  • Những thực phẩm dễ gây đầy hơi, đau chướng bụng (như ngũ cốc nguyên hạt, hành tây, đậu bắp, đậu Hà Lan,…).

Mong rằng chia sẻ trong bài viết đã giải đáp thắc mắc trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì, kiêng ăn gì. Qua đó, cha mẹ biết cách chăm sóc thích hợp nhất để trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe và phát triển khỏe mạnh. 

>>> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ