Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Ăn thô là quá trình chuyển đổi từ chế độ ăn dạng lỏng sang chế độ ăn đặc hơn, nhằm tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc, làm quen và tiêu hóa đa dạng thực phẩm khác nhau cũng như rèn luyện kỹ năng vận động thô (như cầm, nắm…). Theo đó, để con ăn tốt, ăn khỏe trong giai đoạn quan trọng này, mẹ nhất định phải biết cách tập cho bé ăn thô đúng chuẩn.
Khi nào nên tập cho bé ăn thô?
Lựa chọn đúng thời điểm là một trong những nguyên tắc cơ bản khi tập ăn thô cho bé. Bởi lẽ, nếu trẻ ăn quá sớm hoặc quá muộn thì đều ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng nhai nuốt và tiêu hóa thức ăn sau này. Theo khuyến nghị, thời gian tập ăn thức ăn thô tốt nhất là sau khi trẻ thành thạo ăn dặm thức ăn loãng (thường khoảng 8 - 9 tháng tuổi).
Thông thường, chế độ ăn thô sẽ bao gồm những món ăn được chế biến không quá nhuyễn như cơm nát, trái cây cắt miếng nhỏ…
Thời điểm cho bé ăn thô hợp lý là khi con hình thành phản xạ nhai nuốt tự nhiên và có hứng thú với thức ăn.
Hướng dẫn mẹ cách tập cho bé ăn thô tốt
Để trẻ có đủ thời gian làm quen thức ăn và hạn chế gây áp lực lên đường ruột, quy trình tập ăn thô bao gồm 3 giai đoạn cơ bản:
Bắt đầu với cháo xay lợn cợn
Cách giúp bé ăn thô tốt là để bé bắt đầu hành trình tập ăn thức ăn thô với cháo xay lợn cợn. Bởi, ở giai đoạn trước, trẻ đã tập tiêu thụ cháo loãng hoặc cháo nhừ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng chỉ cho bé tập ăn 1 - 2 thìa cháo nhỏ trước, không ép ăn và không kéo dài bữa ăn quá 30 phút. Vì những điều đó có thể khiến trẻ sợ ăn, lười ăn và ảnh hưởng đến kết quả luyện tập ăn thô.
Tập cho bé ăn thô với thức ăn mềm
Sau khi con ăn cháo lợn cợn thuần thục, mẹ có thể “nâng cấp” bằng các loại củ luộc dễ tiêu, dễ ăn như cà rốt, bí đỏ, súp lơ… hoặc thức ăn mềm như đậu phụ, khoai lang hấp, phô mai… Qua đó, bé yêu có cơ hội luyện tập khả năng cầm nắm và nhai nuốt hiệu quả.
Cắt thức ăn thành miếng có kích cỡ như hạt ngô
Trải qua khoảng thời gian làm quen thức ăn mềm, hệ tiêu hóa của trẻ đã có khả năng tiết ra dịch vị để xử lý tốt dạng thức ăn lớn hơn, cứng hơn một chút. Do đó, cuối quá trình tập ăn thô là mẹ thử nấu cháo nguyên hạt kèm các nguyên liệu (như đậu cô ve, cà rốt, bắp…) cắt nhỏ cỡ hạt ngô để con rèn luyện thuần thục kỹ năng cầm nắm, nhai nuốt.
Nấu cháo nguyên hạt là một trong những món ăn mẹ có thể tham khảo khi cho tập cho bé ăn thô.
Bên cạnh tuân thủ cách tập ăn thô cho bé như trên, mẹ đừng quên thay đổi thực phẩm hàng ngày và trang trí món ăn bắt mắt để kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.
Một số lưu ý khi cho bé tập ăn thô
Không chỉ biết cách tập cho trẻ ăn thô, mẹ cũng nên nắm rõ những điều quan trọng sau:
- Thực hiện theo nguyên tắc “ăn từ ít đến nhiều” (tức là khi bắt đầu, chỉ nên ăn một lượng nhỏ để cơ thể làm quen, sau đó tăng dần theo khả năng và không nên ép ăn quá nhiều).
- Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, đầy đủ dưỡng chất và bảo đảm an toàn vệ sinh. Có thể cho con tự lựa chọn thực phẩm theo sở thích.
- Không để bữa ăn kéo dài hơn 30 phút vì điều này sẽ gây ra tâm lý sợ ăn, dẫn tới biếng ăn, chán ăn.
- Không nên cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn mới cùng lúc.
- Trong giai đoạn ăn thô, sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé. Nếu mẹ ít sữa hoặc có nhu cầu chuyển sang sữa ngoài (vì một số lý do cá nhân nào đó) thì nên ưu tiên chọn sữa mát dịu với hệ tiêu hóa của con.
Sữa dê Kabrita với ưu điểm nổi trội là thừa hưởng đặc tính dịu nhẹ từ sữa dê như chỉ chứa đạm A2, không chứa đạm A1 và nồng độ as1-casein, giúp tạo mảng sữa đông mềm, cho bé dễ dàng tiêu hóa, hạn chế các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu,... Cùng hàm lượng Oligosaccharides và Nucleotide cao giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột. Nhờ đó, hỗ trợ trẻ hấp thu tốt các dưỡng chất, tạo nền tảng để phát triển tốt. Song song, sản phẩm còn bổ sung các thành phần bảo vệ sức khỏe đường ruột như chất xơ GOS, Beta-palmitate. Kết hợp là DHA, ARA và 22 loại vitamin và khoáng chất, hỗ trợ trẻ phát triển thị lực, nâng cao sức đề kháng và tăng trưởng tốt. Sữa dê Kabrita - Nguồn sữa dê thanh mát, dịu nhẹ cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ Sữa dê Kabrita được Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) và Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA hoặc USFDA) chứng nhận an toàn. Vậy nên, mẹ an tâm lựa chọn cho bé yêu sử dụng. >> Tìm hiểu rõ hơn về sữa dê Kabrita: TẠI ĐÂY. |
Những câu hỏi thường gặp
Xoay quanh vấn đề tập cho bé ăn thô, còn có khá nhiều thắc mắc từ bố mẹ, chẳng hạn như:
Ăn thô có thể khiến trẻ bị đau dạ dày không?
Nếu tập cho trẻ ăn thô đúng cách thì không gây đau dạ dày. Bởi:
- Ở giai đoạn 7 - 8 tháng, hầu hết các bé có lợi rất cứng nên có thể nghiền thức ăn đã qua chế biến kỹ dễ dàng.
- Quá trình nghiền và đảo thức ăn trong miệng luôn có nước bọt tiết ra, nhằm hỗ trợ tiêu hóa nhẹ nhàng hơn (nhất là các loại thức ăn giàu tinh bột như gạo, yến mạch, ngô, khoai…).
Bé ăn thô bị ọe có sao không?
Trẻ bị nôn ọe khi tập ăn thô là một hiện tượng bình thường. Vì trước đó, trẻ chỉ quen thuộc với thức ăn dạng lỏng nên khi có thức ăn mới, cơ thể tự sản sinh phản ứng đào thải như nôn trớ, nôn ọe... Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên quá chủ quan mà hãy quan sát khả năng tiếp nhận của bé cẩn thận, tuyệt đối không móc họng hay cho bé uống nước. Bởi lẽ, những hành động này có thể khiến dị vật đi sâu hơn vào đường thở, dẫn đến nguy cơ bị hóc, ngạt thở tăng cao.
Qua những thông tin trên, mong rằng cha mẹ đã nắm rõ cách tập cho bé ăn thô hiệu quả. Có thể thấy, ăn thô là một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của con, phụ huynh cần tìm hiểu kỹ càng phương pháp ăn thô trước khi áp dụng, tốt nhất nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, đừng quên theo dõi các biểu hiện của con trong quá trình ăn thô để có cách xử trí kịp thời, bố mẹ nhé!
>>> Xem thêm: