Kabrita Việt Nam

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu và chất nhầy có sao không?

Đăng lúc 06/05/2023
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu và chất nhầy có sao không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Khi đổi tã cho con, nhiều phụ huynh phát hiện trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu cuối bãi nên lo lắng không biết tình trạng này liệu có nguy hiểm không và làm thế nào để khắc phục. Cùng Kabrita tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm rõ vì sao phân trẻ sơ sinh có máu và cách chăm sóc phù hợp, giúp trẻ đi tiêu bình thường trở lại. 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu

Hiện tượng trẻ sơ sinh đi cầu ra máu, phân có lẫn vệt đen sậm màu chủ yếu đến từ 6 nguyên nhân sau đây:

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Trong suốt thời gian cho con bú, nếu mẹ sử dụng các loại thuốc như thuốc chống co giật, thuốc phenobarbital thì điều này có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa, khiến trẻ khi hấp thu dễ gặp phải tác dụng phụ là tiêu phân có máu. Ngoài ra, tình trạng này có thể xảy ra ở trường hợp trẻ đang sử dụng thuốc heparin, indomethacin hoặc dexamethasone. 

Nứt hậu môn do táo bón

Khi táo bón, phân của trẻ rất cứng, kích thước to làm cho trẻ phải dùng nhiều sức để rặn. Về lâu dài, điều này khiến hậu môn bị tổn thương, dẫn đến trẻ sơ sinh đi ngoài có tia máu.

trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu

Trẻ bị táo bón phải dùng sức rặn phân ra ngoài, dẫn đến hậu môn tổn thương và phân có lẫn máu. 

Máu trong sữa mẹ

Sữa mẹ có lẫn máu là do trẻ bú mẹ quá mạnh, khiến bầu vú bị tổn thương. Khi điều này xảy ra, trẻ có thể nuốt một ít máu trong khi bú, dẫn đến khi đại tiện, phân trẻ sơ sinh có máu và dịch nhầy là vì vậy. 

Dị ứng và nhạy cảm với thực phẩm

Đôi khi, trẻ sơ sinh đi vệ sinh ra máu là do đường ruột bị kích ứng, nhạy cảm với thành phần đạm khó tiêu trong sữa bò hoặc một số thực phẩm như lúa mạch, yến mạch trong chế độ ăn bổ sung. Khi ấy, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp khắc phục và xây dựng bữa ăn khác khoa học, thân thiện với tiêu hóa non nớt của con hơn. 

Nhiễm trùng

Ở giai đoạn đầu đời, do sức đề kháng, hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ dễ bị mầm bệnh xung quanh tấn công, dẫn đến gặp phải nhiễm trùng với biểu hiện là sưng, chướng bụng, chán ăn, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng có máu. 

Nguyên nhân khác 

Tình trạng đi ngoài có phân lẫn máu ở trẻ sơ sinh còn đến từ một vài nguyên nhân sau đây:

  • Do bẩm sinh, cơ địa, béo phì hoặc khi hấp thụ ít chất xơ, trẻ sơ sinh có nguy cơ xuất hiện Polyp đại trực tràng. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm, có thể phát triển to hơn, gây tắc ruột và khiến máu chảy qua trực tràng cùng với phân của trẻ. 
  • Trẻ mắc bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella Typhi gây ra. Khi ấy, mẹ có thể nhìn thấy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ra máu, sốt cao, phát ban và đổ nhiều mồ hôi bất thường. 
  • Bệnh Crohn cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ị ra máu, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con về lâu dài. 
  • Thiếu hụt vitamin K dẫn đến rối loạn gây chảy máu và đi ngoài có máu ở trẻ sơ sinh. 
  • Lồng ruột cấp tính xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi với biểu hiện là trẻ đau bụng, quấy khóc dữ dội, nôn mửa và tiêu phân có máu lẫn dịch nhầy. 

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có sao không?

Tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ sơ sinh có thể cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ không được chủ quan mà cần đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Qua thăm khám, bác sĩ dễ dàng tìm ra nguyên nhân và đề xuất cách xử lý kịp thời, giúp trẻ sớm đi ngoài bình thường trở lại, đồng thời tránh được biến chứng nguy hại như thiếu máu, chậm phát triển, còi cọc, suy dinh dưỡng hoặc mất cân bằng điện giải. 

trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

Phụ huynh cần sớm đưa con đi khám với bác sĩ để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có máu và dịch nhầy. 

Điều trị trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu như thế nào?

Tùy vào nguyên nhân và tình trạng của trẻ mà có phác đồ điều trị phù hợp từ bác sĩ. Thông thường, phương pháp trị bệnh được áp dụng khi phân trẻ sơ sinh có máu, bao gồm:

Điều trị vết nứt hậu môn

Bác sĩ có thể chỉ định phụ huynh sử dụng kem thoa làm lành vết nứt hậu môn, để kiểm soát tình trạng chảy máu. Nhờ đó, giúp trẻ sơ sinh đi ngoài ra ít máu hơn hoặc không còn chảy máu nữa. 

Phẫu thuật

Nếu nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài ra sợi máu là lồng ruột, polyp to gây tắc ruột thì lúc này, bác sĩ định hướng cho phụ huynh về việc trẻ phải thực hiện phẫu thuật như thế nào, theo phương pháp gì để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất. 

Dùng thuốc kháng sinh

Đối với trẻ đi cầu ra máu do nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh theo toa. Bố mẹ hãy chú ý về liều lượng, thời gian cho trẻ uống theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. 

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chị em nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Lý do là trong sữa của mẹ chứa nhiều kháng thể, giúp tăng cường miễn dịch và chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, sữa mẹ dễ hấp thu, dễ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón - cũng là nguyên nhân gây ra tổn thương hậu môn, khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có máu và dịch nhầy. 

Một điều cần lưu ý là khi cho con bú, các mẹ cũng phải xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Theo đó, hãy ưu tiên trái cây, rau củ quả, uống nhiều nước để tạo ra nguồn sữa thơm ngon, bổ dưỡng cho trẻ. Đồng thời, tránh sử dụng các loại thức ăn nhiều gia vị (ớt, tiêu, tỏi), thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán cũng như không uống rượu bia hay cà phê. 

> Xem thêm: Ăn gì để nhiều sữa? Những thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh

trẻ sơ sinh đi ngoài ra sợi máu

Mẹ nên tăng cường cữ bú để bù nước, bù dinh dưỡng và điện giải sau nhiều lần trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu. 

Đối với trường hợp không thể nuôi con bằng sữa mẹ vì một lý do nào đó thì lúc này sữa công thức là một lựa chọn thay thế phù hợp. Do tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn yếu ớt, chưa hoàn thiện nên khuyến khích phụ huynh hãy ưu tiên sản phẩm có công thức dịu nhẹ, thân thiện với tiêu hóa của con. Đồng thời, bổ sung dưỡng chất quý tốt cho đường ruột, giúp trẻ có bụng khỏe, không còn táo bón và nhờ đó, quá trình đi ngoài cũng được suôn sẻ, không còn ra máu nữa. 

Hiện nay, sữa dê Kabrita là sản phẩm được nhiều mẹ tin tưởng, lựa chọn cho con sử dụng bởi ưu điểm vượt trội về thành phần và hương vị. 

Sản phẩm đã kế thừa đặc tính mát dịu của sữa dê nguyên bản, chứa đạm quý A2 βcasein, không có đạm A1 βcasein và có nồng độ αs1-casein thấp hơn sữa bò, tạo ra nhiều mảng sữa mềm và lỏng, hỗ trợ trẻ hấp thu nhanh và đi ngoài dễ dàng. Nhờ đó, không còn tình trạng con phải rặn quá mức để thải phân, dẫn đến phân có máu.

Ngoài ra, sữa dê Kabrita cung cấp nhiều dưỡng quý, giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa như Oligosaccharides, Nucleotide, chất xơ GOS, Beta-palmitate, đặc biệt là tỷ lệ đạm Whey:Casein được điều chỉnh tối ưu, hạn chế hình thành các mảng sữa đông, qua đó ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng ở trẻ. 

trẻ sơ sinh đi ngoài ra sợi máu

Sữa dê Kabrita có công thức mát dịu, hệ dưỡng chất quý nâng niu tiêu hóa của con giúp trẻ đi ngoài dễ dàng, khuôn phân tốt và giảm tình trạng táo bón. 

Nhờ công thức không thêm đường, không hương liệu nên sữa dê Kabrita có vị sữa nhạt, thơm, béo, hạp vị của trẻ. Điều này giúp trẻ dễ làm quen và yêu thích uống sữa mỗi ngày để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đạt mức phát triển cân đối. 

Đặc biệt, sữa dê Kabrita còn có 3 dòng sản phẩm chính tùy theo độ tuổi phát triển của trẻ. Bố mẹ có thể thoải mái mua hàng chính hãng tại website https://www.kabrita.vn/collections/sua-kabrita, liên hệ hotline 1900 3454 hoặc ghé thăm cửa hàng thuộc hệ thống ConCung, Bibomart, Kidsplaza, Bé Bụ Bẫm trên toàn quốc. 

 

Đến khi trẻ bước vào giai đoạn ăn bổ sung, mẹ nên chú ý mỗi bữa ăn của con phải được nấu chín, mềm và lỏng để trẻ dễ hấp thu, giảm áp lực đến cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra, hãy cho trẻ uống đủ nhu cầu nước hằng ngày. Không chỉ nước lọc mà còn là nước trái cây, sữa, nước cơm để bù nước, bù lượng điện giải thiếu hụt do tiêu phân ra máu. 

Chia sẻ từ Kabrita: Hiểu rằng bố mẹ rất lo lắng khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy. Tuy nhiên, đừng vì điều này mà tự ý dùng thuốc hoặc áp dụng mẹo dân gian tại nhà để khắc phục cho con. Như vậy, có thể làm cho tình trạng bệnh của trẻ tồi tệ hơn, đồng thời nguy hại đến sức khỏe tổng thể. Tốt nhất, hãy đưa con đi khám khi phát hiện trẻ sơ sinh đi cầu ra máu. Nhờ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán và hướng dẫn cách xử trí an toàn, phù hợp với trẻ hơn. 

Làm thế nào để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh ị ra máu?

Một số cách phổ biến giúp phòng ngừa tình trạng trẻ đi cầu ra máu là: 

  • Đảm bảo các cữ bú mẹ hoặc bú sữa công thức cho trẻ. 
  • Kiểm tra hậu môn của trẻ thường xuyên để xem có trầy xước không. Nếu có, hãy sử dụng thuốc bôi hoặc đưa con đi khám với bác sĩ khi vết nứt không thể tự lành và dùng thuốc không có hiệu quả.  
  • Theo dõi triệu chứng dị ứng khác nhau ở trẻ và cho con đi khám với bác sĩ càng sớm càng tốt. 
  • Thường xuyên theo dõi phân của trẻ giúp bố mẹ phán đoán được liệu có điều gì bất thường với sức khỏe của con không. Nhờ đó, hỗ trợ quá trình điều trị dễ hơn và mang lại hiệu quả tốt nhất. 
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ để tránh vi khuẩn tấn công, dẫn đến nhiễm trùng. 

Hy vọng thông tin từ bài viết giúp bố mẹ có thêm kiến thức về việc trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu. Hãy chú ý theo dõi triệu chứng của con và chủ động đưa trẻ đi khám với bác sĩ để có giải pháp can thiệp kịp thời, giúp con đi ngoài bình thường trở lại. Ngoài ra, trong sinh hoạt hằng ngày, phụ huynh cũng phải cho con ăn uống khoa học, đặc biệt là bú mẹ hoặc bú sữa công thức dịu nhẹ để tăng cường sức khỏe tiêu hóa, qua đó ngăn ngừa tốt vấn đề tiêu hóa thường gặp

> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này Share
Bài viết khác
Danh mục
Giỏ hàng
Tổng tiền: 0₫
Đã thêm vào giỏ